Nội dung chính

Đau răng khi mang thai thì mẹ bầu nên khắc phục như thế nào?

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 15/09/2022, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Khi mang thai, răng nướu trở nên nhạy cảm và mẹ bầu dễ mắc bệnh răng răng nướu dẫn đến tình trang đau răng khi mang thai. Vậy cách chữa đau răng cho mẹ bầu như thế nào?

Đau răng khi mang thai là nguy cơ mà nhiều mẹ bầu phải đối mặt trong các giai đoạn của thai kỳ. Nó sẽ gây ảnh hưởng đến việc ăn uống cũng như khả năng cung cấp dinh dưỡng của mẹ đến thai nhi, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên và 3 tháng cuối thai kỳ.

1. Tại sao bị đau răng khi mang thai?

Theo nhiều nghiên cứu thì thời kỳ mang thai của người mẹ có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng và nướu. Điều này chủ yếu phát sinh do sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể của người mẹ cũng như nhu cầu hấp thụ canxi của thai nhi.

Nội tiết tố thay đổi khiến mẹ bầu dễ mắc bệnh răng miệng

Ngoài ra, tình trạng đau răng khi mang thai còn xảy ra do một số nguyên nhân như sau:

Vệ sinh răng miệng sai cách có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu khi sâu răng, đau răng

2. Đau răng có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Đã có rất nhiều nguyên cứu chỉ ra mối liên hệ trực tiếp giữa những tình trạng nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe răng miệng của mẹ trong giai đoạn thai kỳ với việc sinh non. Nghiên cứu đã tiến hành trên 100 phụ nữ mang thai mắc bệnh nha chu mãn tính thì có đến 18 mẹ bầu được báo cáo đã sinh non.

Như vậy, việc đau răng khi mang thai bởi các bệnh lý răng miệng có nguy cơ ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi. Mẹ bầu cần lưu ý chăm sóc răng miệng đúng cách và tìm được phương pháp chữa đau răng phù hợp trong giai đoạn này để giảm thiểu rủi ro sinh non.

Xem thêm: Đau răng ngậm nước muối: Cách giảm đau hiệu quả đơn giản, tại nhà

3. Cách chữa đau răng khi mang thai hiệu quả cho mẹ bầu

Có thể nhiều mẹ bầu lo ngại việc can thiệp các biện pháp chữa đau răng bởi sợ nó gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi nhưng thực tế thì khác. Việc điều trị cần tiến hành càng sớm càng tốt để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng hơn có thể xảy ra.

3.1 Mẹ bầu nên đến thăm khám nha sĩ khi bị đau răng

Nên khám răng miệng nếu mẹ bầu bị đau răng để được điều trị kịp thời

Khi nhận thấy các vấn đề răng miệng hay tình trạng đau răng khi mang thai thì mẹ bầu nên đến khám nha sĩ. Khi đó hãy thông báo nha sĩ biết là bạn đang mang thai để có giải pháp điều trị an toàn nhất.

Việc chụp X-quang răng khi mang thai sẽ được hạn chế tối đa, chỉ thực hiện khi bác sĩ thấy thật sự cần thiết để xác định mức độ tổn thương của răng. Tuy nhiên, bạn cũng không cần lo lắng vấn đề này bởi việc chụp X-quang răng cho mẹ bầu sẽ được áp dụng các biện pháp bảo hộ, sử dụng tấm chắn làm bằng chì để bảo vệ thai nhi khỏi tác động từ tia X-quang.

Nếu tình trạng đau răng khi mang thai ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ và mức độ đau không nghiêm trọng thì có thể sẽ trì hoãn đến giai đoạn 2. Khi đó thai nhi đã phát triển ổn định các cơ quan sống nên việc điều trị răng sâu hay dùng thuốc tê sẽ không gây ảnh hưởng gì. Trong thời gian trì hoãn, mẹ bầu có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau răng nhưng phải có chỉ định và giám sát chặt chẽ từ bác sĩ.

3.2 Thực hiện các biện pháp giảm đau răng khi mang thai tại nhà

Việc quan trọng lúc này là mẹ bầu hãy giữ cho mình một khoang miệng luôn sạch sẽ, như vậy sẽ hạn chế vi khuẩn gây hại và tránh tình trạng đau răng khi mang thai nghiêm trọng hơn. Có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau răng an toàn tại nhà như súc miệng nước ấm thường xuyên, chườm ấm, chườm lạnh,…

Súc miệng nước ấm mỗi ngày giúp xoa dịu cảm giác đau nhức trên răng

Việc vệ răng miệng đúng cách cần thực hiện như sau:

Với việc súc miệng nước ấm mỗi ngày không chỉ giúp làm sạch khoang miệng mà còn là một biện pháp giúp xoa dịu cơn đau răng hiệu quả, đặc biệt là với các răng nhạy cảm.

Xem thêm: Đau lợi hàm trên là do đâu? Cách khắc phục như thế nào?

                      Đau lợi sưng má có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?

4. Phòng ngừa đau răng, bệnh lý răng miệng khi mang thai

Tình trạng đau răng khi mang thai và các vấn đề răng miệng khác hoàn toàn có thể được phòng ngừa nếu mẹ bầu lưu ý những vấn đề dưới đây:

Bổ sung lượng canxi cần thiết cho mẹ và bé

Bác sĩ nha khoa luôn khuyến khích mẹ bầu thực hiện các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Hạn chế tối đa vấn đề răng miệng phát sinh cũng như duy trì sức khỏe răng miệng tốt nhất cho mẹ bầu cũng rất quan trọng trong giai đoạn mang thai, do đó mẹ bầu hãy lưu ý nhé!

Danh mục cẩm nang