Đau nhức lợi trong cùng là bệnh gì? Cách điều trị như thế nào?
Có nhiều bệnh lý răng miệng có biểu hiện đau nhức lợi trong cùng và nếu không điều trị sớm sẽ còn kéo theo nhiều vấn đề nguy hiểm khác. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Đau nhức lợi trong cùng tác động trực tiếp sức ăn nhai của hàm răng, gây khó khăn trong việc sinh hoạt hàng ngày. Có nhiều bệnh lý răng miệng có biểu hiện đau nhức, sưng lợi trong cùng và nếu không điều trị sớm sẽ còn kéo theo nhiều vấn đề nguy hiểm khác. Vậy nên hãy cùng tìm hiểu tình trạng đau nhức lợi trong cùng để có cách điều trị dứt điểm qua bài viết dưới đây nhé!
1. Đau nhức lợi trong cùng là biểu hiện của bệnh gì?
Đau nhức lợi trong cùng ở hàm trên hay hàm dưới xuất hiện do những tổn thương, viêm nhiễm lợi gây ra và nó có thể là biểu hiện của một trong những bệnh lý sau:
1.1 Viêm nướu răng, viêm nha chu
Nguyên nhân gây đau nhức lợi trong cùng có thể do bệnh lý viêm lợi, viêm nha chu. Đâu là bệnh về nướu rất phổ biến gây ra những tổn thương nghiêm trọng ở vùng lợi hay những tổ chức quanh răng như dây chằng, mô mềm, xương hàm.
Bệnh này chủ yếu xảy ra do việc vệ sinh răng miệng không đúng cách khiến mảng bám và vi khuẩn tích tụ lâu ngày ở chân răng và dưới nướu. Khi chúng đã tạo thành cao răng đen cứng đầu thì vi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển rất mạnh, tiết độc tố làm nướu bị viêm, sưng đỏ thậm chí là có mủ gây đau nhức lợi trong cùng cực kì khó chịu.
1.2 Mọc răng khôn (răng số 8)
Ở những người trưởng thành từ độ tuổi 17 – 25 tuổi, nếu có biểu hiện đau nhức lợi trong cùng thì có khả năng rất lớn là do mọc răng khôn gây ra. Khi răng khôn số 8 mọc lên rất khó khăn, lợi trùm bên ngoài khá dày cứng dẫn đến hiện tượng viêm lợi trùm răng khôn kèm theo đau nhức dai dẳng.
Đối với số ít trường hợp răng khôn mọc thẳng thì tình trạng đau nhức lợi trong cùng sẽ thuyên giảm sau 2 – 3 ngày. Nhưng nếu là răng khôn mọc lệch, mọc ngầm thì mức độ đau nhức sẽ nghiêm trọng hơn, cùng với đó là rất biến chứng răng khôn nguy hiểm đến sức khỏe con người. Lúc này, nếu không chữa trị triệt để tình trạng sưng đau răng khôn thì có thể gặp phải biến chứng viêm lợi trùm, tiêu xương, u nang thân răng, xô lệch toàn hàm,…
Xem thêm: Súc miệng nước diệt khuẩn đúng cách với những lưu ý quan trọng
Súc miệng nước muối mang đến nhiều lợi ích bất ngờ
Bên cạnh 2 nguyên nhân chính như trên thì có một số trường hợp đau nhức lợi trong cùng xảy ra do thói quen xấu hàng ngày. Cụ thể là thói quen xỉa răng bằng tăm tre, chải răng quá mạnh,… đều sẽ gây tổn thương đến nướu lợi và gây viêm, sưng đau.
2. Một số cách giảm sưng, đau lợi trong cùng tại nhà
Khi có những triệu chứng đau nhức vùng lợi nhưng bạn chưa thể đến gặp nha sĩ để điều trị thì bạn có thể áp dụng một số cách giảm đau lợi tại nhà đơn giản và hiệu quả như:
- Súc miệng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý giúp loại bỏ được vi khuẩn trong khoang miệng, từ đó tình trạng đau nhức cũng thuyên giảm đáng kể.
- Chườm đá lên má ngoài vị trí đau nhức nhiều lần trong khoảng 15-20 phút sẽ giúp kích thích lên dây thần kinh cảm giác và giúp giảm đau nhức khá nhanh.
- Chườm nóng thực hiện tương tự như chườm lạnh sẽ mang lại hiệu quả cao khi bạn bị sưng lợi.
- Có thể sử dụng thuốc giảm đau nhức lợi nhưng bạn nên liên hệ với nha sĩ để được tư vấn để sử dụng đúng loại, đúng liều lượng.
Các biện pháp trên chỉ mang tính chất giảm đau tạm thời, do đó cách tốt nhất điều trị tình trạng đau nhức lợi trong cùng là bạn nên đến nha khoa để thăm khám. Bác sĩ sẽ dựa trên nguyên nhân bệnh lý để chỉ định phương án điều trị phù hợp nhất cho bạn.
3. Cách chữa sưng đau vùng lợi trong cùng theo từng bệnh lý?
Như đã nói ở trên thì tình trạng đau nhức lợi trong cùng xuất phát từ 2 nguyên nhân là viêm lợi, viêm nha chu và mọc răng khôn. Cách điều trị của bệnh lý này như sau:
3.1 Lấy cao răng điều trị viêm nướu
Điều tiên kiết để điều trị viêm nướu là loại bỏ những tác nhân gây viêm là mảng bám cao răng và vi khuẩn gây bệnh. Do đó, khi điều trị tại nha khoa thì bác sĩ tiến hành cạo cao răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ và từ đó thì lợi sẽ dần hồng hào, khỏe mạnh trở lại. Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn đã tiến triển thành viêm nha chu thì sẽ phải can thiệp một số tiểu phẫu như ghép vạt lợi, ghép xương,…
3.2 Nhổ răng khôn loại bỏ sưng lợi, đau nhức
Nếu biểu hiện sưng nướu, đau nhức lợi trong cùng do nhổ răng khôn mọc lệch, mọc ngầm thì nhổ răng khôn là chỉ định bắt buộc. Điều này nhằm ngăn ngừa viêm nhiễm kéo dài, hạn chế những tổn thương đến các răng kế cận. Kỹ thuật nhổ răng khá phức tạp, đặc biệt là đối với các răng khôn khó, vậy nên nếu thực hiện nhổ răng khôn thì bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín với bác sĩ tay nghề cao, thiết bị hỗ trợ hiện đại để đảm bảo an toàn, không quá đau nhức khi nhổ răng.
Xem thêm: Dùng nước súc miệng xong có cần súc miệng lại bằng nước không?
Như vậy, tình trạng đau nhức lợi trong cùng có thể là biểu hiện của những bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Chính vì vậy, bạn cần chú ý đến tình trạng này và nếu thấy có dấu hiệu sưng lợi trong cùng thì hãy đến gặp bác sĩ để điều trị sớm bệnh lý, tránh những biến chứng không đáng có.
Liên hệ để được tư vấn chi tiết về tình trạng răng miệng của bạn:
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi
Trang web: https://nhakhoatre.com/
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa