Đối tượng nào chống chỉ định tẩy trắng răng?
Nếu bạn quan tâm đến phương pháp tẩy trắng răng để sở hữu hàm răng trắng sáng thì hãy lưu ý đến những trường hợp chống chỉ định tẩy trắng răng để đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Đối với các trường hợp răng ố vàng, xỉn màu thì việc thực hiện tẩy trắng răng tại nha khoa sẽ giúp nhanh chóng sở hữu hàm răng với màu sắc trắng sáng như mong muốn. Tuy nhiên, có phải trường hợp nào cũng thực hiện tẩy trắng răng được hay không? Đối tượng nào chống chỉ định tẩy trắng răng? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Phương pháp tẩy trắng răng tại nha khoa
Trước tiên, để biết được đối tượng chống chỉ định tẩy trắng răng thì chúng ta cần tìm hiểu tổng quan về các phương pháp tẩy trắng răng được áp dụng hiện nay.
1.1 Tẩy trắng răng là gì?
Tẩy trắng răng hay làm trắng răng là quá trình làm sáng màu răng thông qua các biện pháp nha khoa. Để giúp răng trở nên trắng sáng, đều màu thì sẽ phải sử dụng các loại thuốc tẩy trắng răng kết hợp với năng lượng ánh sáng để tạo ra phản ứng oxy hóa cắt đứt các chuỗi liên kết màu trên răng.
1.2 Các phương pháp tẩy trắng răng
Với mỗi phương pháp tẩy trắng răng khác nhau thì các đối tượng chống chỉ định tẩy trắng răng sẽ có khác biệt đôi chút. Do đó, để đảm bảo lựa chọn được phương pháp an toàn và phù hợp nhất với tình trạng răng miệng của bản thân thì bạn nên đến trực tiếp nha khoa để bác sĩ thăm khám.
Hiện nay, có 2 phương pháp tẩy trắng răng tại nha khoa để bạn lựa chọn bao gồm:
- Tẩy trắng răng Laser: Phương pháp này được thực hiện trực tiếp tại phòng khám, bác sĩ sẽ bôi gel bảo vệ lợi hoặc đặt 1 tấm chắn cao su để bảo vệ phần lợi. Tiếp đó sẽ bôi chất tẩy trắng lên răng rồi chiếc ánh sáng laser để khử màu răng.
- Tẩy trắng răng bằng máng: Bạn vẫn sẽ đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và thiết kế riêng cho bạn một máng tẩy trắng răng riêng biệt. Bạn sử dụng máng nhựa này kết hợp với dung dịch tẩy trắng để làm trắng răng tại nhà theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Đây là cách làm trắng răng tại nhà được khá nhiều người áp dụng vì hiệu quả nhanh chóng hơn các cách làm trắng răng tự nhiên khác.
1.3 Trường hợp nào cần thực hiện tẩy trắng răng?
Tẩy trắng răng là một trong những phương pháp rất được ưa chuộng tại nha khoa giúp bạn sở hữu hàm răng trắng sáng, cùng nụ cười rạng rỡ. Những ai chẳng may có hàm răng ố vàng, xỉn màu do thực phẩm đều có thể thực hiện tẩy trắng răng. Các trường hợp răng nhiễm màu kháng sinh thì tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ đánh giá tẩy trắng răng có hiệu quả hay không.
Để đảm bảo an toàn và tránh biến chứng không mong muốn thì khi thăm khám bác sĩ cần xác định tình trạng sức khỏe của khách hàng có thể tẩy trắng răng được không. Nếu thuộc 1 trong trường hợp chống chỉ định tẩy trắng răng thì lúc này bác sĩ sẽ tư vấn một phương pháp khác, có thể là dán răng sứ hoặc bọc răng sứ để phục hình.
Xem thêm: Làm trắng răng bằng vỏ chuối tại nhà giúp bật TONE nhanh chóng
2. Đối tượng chống chỉ định tẩy trắng răng
Mặc dù tẩy trắng răng là phương pháp nha khoa an toàn và được đánh giá cao về tính hiệu quả nhưng không có nghĩa là trường hợp cũng có thể thực hiện tẩy trắng răng. Cũng có khá nhiều trường hợp chống chỉ định tẩy trắng răng do sức khỏe răng miệng không tốt.
Dưới đây sẽ là 4 trường hợp bác sĩ khuyến cáo không nên thực hiện tẩy trắng răng:
2.1 Người mắc bệnh nha chu, mòn cổ răng
Nếu khách hàng đang mắc các bệnh lý viêm nhiễm vùng nướu hay men răng đang bị tổn thương thì việc tẩy trắng răng lúc này sẽ khiến bệnh lý nặng hơn trước. Bởi các chất hóa học có trong thuốc tẩy sẽ dễ gây kích ứng răng nướu đang nhạy cảm, răng trở nên yếu đi, dễ gãy, vỡ,… làm suy giảm chức năng ăn nhai toàn hàm.
2.2 Răng nhiễm kháng sinh Tetracycline
Tetracycline là một loại kháng sinh thường sử dụng trong giai đoạn mang thai hoặc được dùng ở trẻ nhỏ 7 – 8 tuổi. Nếu răng bị nhiễm Tetra cũng có nghĩa là răng bị đổi màu từ mầm răng bên trong cấu trúc răng, nó có thể biểu hiện ở toàn bộ răng hoặc 1 vùng răng bị sẫm màu, nâu hoặc xám xanh.
Chống chỉ định tẩy trắng răng lúc này là vì các phương pháp tẩy trắng răng chỉ khắc phục các sắc tố bám màu trên bề mặt răng chứ không thể can thiệp vào cấu trúc răng.
2.3 Người mắc bệnh lý cơ thể
Những người mắc cài bệnh lý mãn tính như động kinh, tâm thần, tim mạch, suy thận,… thì không thể thực hiện tẩy trắng răng. Bởi trong quá trình đó nếu người bệnh bị căng thẳng, ê buốt thì có thể khiến tim đập nhanh dẫn đến suy tim, phù phổi ở những người suy thận, tái phát cơn động kinh,…
Ngoài ra, những người bị dị ứng với các hóa chất có trong các loại thuốc tẩy trắng như Carbamide peroxide, hydrogen peroxide,… cũng thuộc trường hợp chống chỉ định tẩy trắng răng.
2.4 Trẻ em dưới 16 tuổi
Ở độ tuổi này thì buồng tủy ở răng còn đang phát triển mà mở rộng, nếu thực hiện tẩy trắng răng thì thuốc tẩy trắng có thể gây kích thích tủy làm răng nhạy cảm, thậm chí có thể gây ra các biến chứng như viêm nướu, tụt nướu, răng ê buốt không thể ăn uống bình thường.
Nếu bạn đang có nhu cầu tẩy trắng răng để sở hữu hàm răng trắng sáng thì hãy lưu ý đến những trường hợp chống chỉ định tẩy trắng răng ở trên. Tốt nhất là bạn nên thăm khám trực tiếp nha sĩ để có được lời khuyên phù hợp với tình trạng răng miệng của mình.
Liên hệ ngay với Nha khoa Trẻ – nha khoa uy tín tại Hà Nội để được thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm:
NHA KHOA TRẺ
- Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
- Hotline: 0901.334.334
- Fanpage: nhakhoatrehanoi
- Website: https://nhakhoatre.com/
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa