Chảy máu sau nhổ răng: Nguyên nhân và cách cầm máu nhanh chóng
Chảy máu sau nhổ răng là điều không thể tránh khỏi. Nguyên nhân do đâu, biểu hiện như nào? Hiện tượng này có gì đáng lo ngại không? Tại bài viết này sẽ tiết lộ tất cả.
Chảy máu sau nhổ răng là vấn đề ai cũng gặp phải và không thể tránh khỏi. Tuỳ vào mức độ và thời gian chảy máu để có thể đánh giá mức độ nặng nhẹ. Nếu vết thương tự cầm máu, bạn hoàn toàn có thể yên tâm nhưng nếu máu chảy nhiều và kéo dài thì cần phải sớm tìm cách khắc phục để tránh biến chứng xấu về sau. Cùng Nha khoa Trẻ tìm hiểu tất cả trong bài viết dưới đây nhé.
1. Các biểu hiện phổ biến sau khi nhổ răng
Sau khi nhổ răng, những biểu hiện phổ biến hay gặp nhất là:
- Đau: Bệnh nhân sẽ cảm nhận được sau khi thuốc tê hết tác dụng. Nó sẽ kéo dài khoảng 2 ngày và giảm dần tuỳ mức độ nặng nhẹ.
- Tê bì: Hiện tượng này xuất hiện tại vùng nhổ răng trong, khi vẫn ăn nhai được. Nguyên nhân là do khi gây tê dây thần kinh bị chèn ép bởi mảnh xương ổ răng hoặc tiêm trúng dây thần kinh. Hiện tượng này sẽ sớm hết sau khoảng 1 tuần.
- Sưng nề: Sưng nề thường gặp vào ngày thứ 2 sau khi nhổ răng. Bạn cần theo dõi kỹ, nếu sưng đi kèm với sốt thì phải lập tức đến gặp bác sĩ để kiểm tra nhiễm trùng.
- Khó há miệng: Do bị sưng nên kích thích cơ cắn gây co cơ, tổn thương cơ và tụ máu vùng vết thương.
- Chảy máu sau nhổ răng: Nếu máu chỉ chảy ít và tự cầm sau khoảng 1 – 2 tiếng thì không cần quá bận tâm.
2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chảy máu sau nhổ răng
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu sau nhổ răng. Nguyên nhân đầu tiên là do răng được đưa ra khỏi mô nướu, tạo nên một vết thương hở và tác động đến mạch máu ở niêm mạc dẫn đến việc chảy máu.
Chảy máu sau nhổ răng là hiện tượng hoàn toàn bình thường mà ai cũng gặp phải. Tuy nhiên, nếu máu chảy liên tục không kiểm soát được, thì bạn đã gặp phải một trong những tình trạng sau:
- Máu chảy từ màng xương do tiểu phẫu sâu bên trong nướu để lấy hết ổ viêm chân răng.
- Vết thương bị viêm nhiễm khiến máu chảy liên tục, không dừng lại.
- Nhổ răng không mọc lệch, mọc ngầm, răng không nhiều chân cũng khiến cho việc chảy máu sau nhổ răng khó kiểm soát hơn bình thường.
- Bệnh nhân bị các bệnh lý răng miệng như viêm tuỷ, viêm nha chu nặng.
- Bệnh nhân không nghỉ ngơi hợp lý, vận động mạnh ngay sau khi nhổ răng.
- Cơ thể thiếu hụt Vitamin C khiến cho máu chảy nhiều hơn.
- Ăn phải các loại thực phẩm cứng, dai, dẻo sau khi nhổ răng.
- Bệnh nhân dùng tay, lưỡi để chạm vào vết thương.
- Bệnh nhân mắc các bệnh như u máu xương hàm, rối loạn đông máu hay giảm tiểu cầu…
- Bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật khiến hiện tượng chảy máu sau nhổ răng nặng hơn.
3. Quá trình hồi phục sau khi nhổ răng
Sau khi nhổ răng, máu sẽ chảy nhiều sau trong khoảng một giờ đầu. Sau đó, cục máu đông ổ răng sẽ được hình thành ngay trên vết thương để cầm máu. Lúc này, bạn sẽ chỉ còn thấy máu rỉ nhẹ trong khoảng 24 giờ tiếp theo.
Trong 1-2 ngày tiếp theo, cục máu đông sẽ rỉ huyết tương màu vàng nhạt. Sau đó bắt đầu tạo khung lưới sợi tế bào trên vết thương nhổ răng sau khoảng từ 1 – 2 tuần. Tình trạng rỉ huyết tương hoặc cục máu đỏ sẽ không còn xảy ra. Cuối cùng, từ lớp khung sợi các tế bào mô liên kết sẽ đến hình thành lớp màng niêm mạc mới và vết thương sẽ khỏi hoàn toàn.
Đây là quá trình hồi phục sau khi nhổ răng mà bất kỳ ai cũng gặp phải. Nếu trên vết thương không có các biểu hiện như sưng tấy, tê bì, viêm nhiễm… thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm ăn uống, sinh hoạt như bình thường.
Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này bạn cần phải cẩn thận bởi chỉ cần mạnh tay gạt đi lớp niêm hoặc bị tác động mạnh, vết thương sẽ chảy máu và kéo dài quá trình lành vết thương do phải tạo lập lớp màng niêm mới.
4. Cách cầm máu sau nhổ răng hiệu quả nhất
Cầm máu đúng cách sẽ giúp bạn ngăn chặn tình trạng chảy máu sau nhổ răng kéo dài. Mẹo cầm máu sau khi nhổ răng đơn giản chỉ cần cắn chặt bông gạc khoảng 30 – 60 phút hoặc chườm đá lạnh bên ngoài vị trí vết thương, máu sẽ ngừng chảy. Hoặc bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc cầm máu.
Trong những trường hợp phát sinh nguyên nhân khiến máu chảy nhiều và kéo dài, bạn nên nhanh chóng quay lại gặp bác sĩ để tìm hướng khắc phục kịp thời. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường, các bác sĩ sẽ tiến hành gây tê, chụp X-quang để tìm ra nguyên nhân.
Bên cạnh đó, người nhổ răng cần phải hạn chế vận động mạnh. Chỉ ăn những loại thức ăn mềm, lỏng như súp, cháo, canh… Hạn chế đẩy lưỡi hoặc dùng tay chạm vào vết thương để tránh máu chảy kéo dài. Đặc biệt là phải bổ sung thêm Vitamin, khoáng chất cần thiết như sắt để tăng sức đề kháng và sớm khôi phục lại lượng máu đã mất.
Xem thêm: Màng trắng sau khi nhổ răng khôn
5. Nhổ răng an toàn, không đau tại Nha khoa Trẻ
Để hạn chế tối đa tình trạng chảy máu sau nhổ răng, bạn cần tỉnh táo để lựa chọn địa chỉ nhổ răng uy tín, an toàn tuyệt đối, yêu cầu có cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị hiện đại và tay nghề bác sĩ cao.
Nha khoa Trẻ là một trong những phòng khám nha khoa uy tín và được nhiều khách hàng tin tưởng nhất tại Hà Nội hiện nay. Chúng tôi áp dụng quy trình nhổ răng gồm 4 bước theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định của Bộ Y Tế.
Phòng khám Nha khoa Trẻ còn áp dụng công nghệ hiện đại trong nhổ răng như máy nhổ răng siêu âm siêu âm Piezotome và máy chụp X-quang Conebeam giúp quá trình nhổ răng không đau diễn ra nhanh chóng, an toàn. Bên cạnh đó là đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm chuyên môn sâu, đã và đang mang lại nụ cười tươi trẻ cho hàng ngàn khách hàng.
Sau khi nhổ răng, khách hàng sẽ được bác sĩ và y tá sẽ hướng dẫn tận tình cách khắc phục tình trạng chảy máu sau nhổ răng, chăm sóc răng miệng, ăn uống và vệ sinh đúng cách để vết thương nhanh lành nhất có thể.
Trên đây là những điều cần lưu ý xoay quanh vấn đề chảy máu sau nhổ răng. Mong rằng bạn đã học được những thông tin bổ ích để bảo vệ sức khỏe bản thân. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline 0901.334.334 để được các bác sĩ tư vấn cụ thể.