Chân răng bị đen phải làm sao – Cách xử lý dứt điểm
Chân răng bị đen mức độ nhẹ chỉ làm mất thẩm mỹ khiến bạn tự ti khi giao tiếp, nhưng nếu nghiêm trọng sẽ gây hại cho sức khỏe con người.
Chân răng bị đen mức độ nhẹ chỉ làm mất thẩm mỹ khiến bạn tự ti khi giao tiếp, nhưng nếu nghiêm trọng sẽ gây hại cho sức khỏe con người. Cùng tìm hiểu chi tiết nguyên nhân cũng như giải pháp điều trị đen chân răng để tránh xa biến chứng nguy hiểm.
1. Nguyên nhân chân răng bị đen
Chân răng bị đen xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nó có thể là biểu hiện của các bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Do đó, xác định được chính xác nguyên nhân sẽ giúp bạn có cách điều trị phù hợp nhất.
1.1 Cao răng làm đen chân răng
Nếu vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng thì theo thời gian cao răng và mảng bám sẽ dần hình thành, bám nhiều nhất là ở vị trí chân răng và dưới nướu. Cao răng ban đầu sẽ có màu vàng nhạt nhưng càng về sau thì cao răng càng đục màu, cao răng huyết thanh sẽ có màu nâu đỏ.
1.2 Sâu răng làm đen chân răng, kẽ răng
Sâu răng là bệnh răng miệng phổ biến khiến chân răng bị đen. Sâu răng hình thành do vi khuẩn tấn công tạo thành các lỗ sâu màu nâu đen, thậm chí sâu răng ăn vào tủy sẽ gây viêm nhiễm, hoại tử.
Sâu răng thường gặp nhất là ở răng hàm lớn số 6, số 7, nhưng cũng có không ít trường hợp sâu răng ở kẽ răng dẫn đến hiện tượng đen chân răng.
1.3 Đen chân răng do mão răng sứ
Trong trường hợp bọc răng sứ kim loại thì sau khoảng 2-3 năm sử dụng sẽ có tình trạng đen chân răng. Nguyên nhân là do lõi kim loại bên trong bị oxy hóa và viền kim loại bị lộ ra ngoài.
Một số trường hợp khác thì tình trạng chân răng bị đen khi bọc răng sứ là do bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật. Nếu mão răng sứ không khớp với cùi răng mà bị kênh cộm thì sẽ khiến thức ăn dễ mắc kẹt ở đường chân răng. Về lâu dài sẽ làm đen chân răng, hôi miệng và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Ngoài những bệnh lý ở trên thì tình trạng đen chân răng còn bắt nguồn từ thói quen ăn uống hàng ngày như sử dụng cà phê, bia rượu, ăn socola,… Đặc biệt là thói quen hút thuốc lá bởi trong thuốc có thành phần Nicotin gây ra những vết ố vàng, đục màu ở chân răng.
2. Chân răng bị đen phải làm sao?
Dù chân răng bị đen do bất kỳ một bệnh lý răng miệng nào thì đều tồn tại nhiều nguy hại đến sức khỏe răng miệng. Chính vì vậy, bạn nên chủ động đến nha khoa để được thăm khám và điều trị dựa trên từng nguyên nhân cụ thể.
2.1 Lấy cao vôi răng
Đối với các trường hợp chân răng bị đen do cao răng thì cách xử lý lúc này là cạo cao răng. Lấy cao răng siêu âm tại nha khoa được thực hiện nhẹ nhàng, làm sạch triệt để cả cao răng dưới nướu và hạn chế tác động đến mô mềm.
Nếu cao răng nghiêm trọng hơn đã gây viêm lợi, viêm nha chu thì có thể sẽ sử dụng biện pháp điều trị kết hợp khác như sử dụng thuốc kháng viêm, ghép vạt lợi,… Sau điều trị, nướu lợi sẽ dần hồng hào trở lại và không còn mảng bám cao răng màu đen gây mất thẩm mỹ ở chân răng.
2.2 Chữa sâu răng và trám bít lỗ sâu
Để cải thiện tình trạng đen chân răng khi bị sâu răng thì cần điều trị triệt để bệnh lý. Bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch vết sâu, chữa viêm tủy, sau đó dùng vật liệu chuyên dụng để trám bít lỗ sâu, hạn chế sâu răng tái phát.
2.3 Thay thế mão răng mới
Thay thế một mão răng sứ chất lượng cao, nên ưu tiên các loại răng toàn sứ có tuổi thọ dài và không làm đen chân răng hay viền nướu. Đồng thời đừng quên lựa chọn cho mình địa chỉ nha khoa uy tín để được điều trị an toàn, tránh xa biến chứng không mong muốn.
3. Cách phòng ngừa tình trạng đen chân răng
Có thể thấy nguyên nhân chủ yếu khiến chân răng bị đen là do chế độ chăm sóc răng miệng chưa tốt. Cần chú trọng việc vệ sinh răng miệng hàng ngày, có chế độ ăn uống hợp lý để bảo vệ răng miệng về lâu dài, hạn chế nguy cơ bị đen chân răng.
- Đánh răng mỗi ngày ít nhất 2 lần mỗi ngày, kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch mảng bám và giảm thiểu vi khuẩn gây hại.
- Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, hạn chế uống rượu bia, cà phê, thức ăn sẫm màu, hoặc các loại đồ ngọt.
- Hạn chế thức ăn hay đồ uống có vị quá chua vì chúng chứa nhiều axit làm men răng yếu đi, dễ bị xỉn màu.
- Không hút thuốc lá để tránh gây hại cho răng miệng và cả sức khỏe cơ thể.
- Lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để làm sạch mảng bám màu đen và ngăn ngừa bệnh lý viêm lợi, viêm nha chu.
Xem thêm: Sưng mộng răng là gì? Nên uống thuốc hay điều trị như thế nào?
Như vậy, chân răng bị đen là biểu hiện của nhiều bệnh lý răng miệng và cần được chữa trị kịp thời. Đừng quá chủ quan mà hãy chủ động chăm sóc răng miệng tốt nhất cho mình để hàm răng luôn khỏe đẹp lâu dài.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa