[Hướng dẫn] Chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi đúng cách
Càng lớn tuổi thì sức khỏe răng miệng của người già càng phát sinh nhiều vấn đề nếu không được chăm sóc thường xuyên và đúng cách. Vậy chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi như thế nào để có được hàm răng chắc khỏe, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nha Khoa Trẻ nhé!
1. Các bệnh răng miệng thường gặp ở người cao tuổi
Răng miệng là cửa ngõ của bộ máy tiêu hóa, vì thế nếu không được chăm sóc tốt và đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân, gây ra các bệnh như tim mạch, tiểu đường, đột quỵ,… Tuổi càng cao, nguy cơ mất răng và các vấn đề sức khỏe răng miệng càng tăng lên. Nếu không chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi đúng cách, có thể họ sẽ gặp phải một trong các bệnh lý răng miệng sau:
- Bệnh nha chu
Bệnh nha chu khá phổ biến ở lứa tuổi trung niên và người già. Đây là nguyên nhân gây mất răng ở người cao tuổi. Những triệu chứng thường gặp như chảy máu lợi khi chải răng, lợi sưng đỏ, cao răng nhiều, hôi miệng, răng lung lay khó ăn nhai, răng thưa dần,…
Về lâu dài, viêm nha chu có thể kéo theo viêm dây chằng quanh răng và tiêu xương, ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân, giảm sức đề kháng của cơ thể.
- Mòn răng, ê buốt răng
Mòn răng là hiện tượng men răng bị bào mòn. Hiện tượng này xuất hiện có thể do nguyên nhân cơ học hoặc hóa học. Mòn răng cơ học xảy ra do sự cọ xát vào mô răng như nhai nghiến, chải răng quá mạnh. Còn mòn răng hóa học do các chất hóa học như Axit có trong thức ăn gây ra.
Bên cạnh đó, hiện tượng ê buốt răng xảy ra có thể do tụt lợi, tiêu xương ổ răng hay việc nghiến răng, chải răng không đúng cách.
- Sâu răng
Người cao tuổi có tỷ lệ sâu răng rất cao, nó tạo nên lỗ hổng màu nâu xám trên thân răng, cổ răng. Triệu chứng của bệnh sâu răng đó là răng ê buốt khi có kích thích nóng, lạnh, chua, ngọt. Khi ăn thức ăn sẽ vướng lại ở lỗ sâu, lâu dần vết sâu sẽ tiến triển gây viêm tủy, tủy hoại tử, viêm quanh cuống. Nặng hơn có thể bị viêm xương, viêm hạch vùng lân cận.
- Rối loạn khớp thái dương hàm
Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm như viêm khớp, chấn thương xương hàm, mỏi hàm do mất răng lâu ngày. Triệu chứng của bệnh này chính là đau nhức trong và xung quanh tai, đau đầu, cắn không đều, khó chịu lúc cắn, nhai. Hoặc khi há ngậm miệng nghe thấy tiếng lục cục ở khớp.
- Mất răng
Tỷ lệ mất răng ở người cao tuổi khoảng trên 50%. Nguyên nhân chính do sâu răng và viêm nha chu.
- Khô miệng
Tuổi càng cao, hệ thống trao đổi chất và miễn dịch càng suy yếu, kéo theo rất nhiều bệnh mãn tính cần dùng thuốc điều trị kéo dài. Từ đó gây ra hiện tượng khô miệng. Khô miệng làm tăng nguy cơ mắc bệnh sâu răng, người cao tuổi sẽ khó khăn khi ăn nhai và nuốt.
2. Cách chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi
Dù còn răng hay mất răng, người cao tuổi cũng nên đi khám răng định kỳ khoảng 3-6 tháng/ lần, nhằm phát hiện sớm nhất và điều trị các bệnh lý răng miệng nếu có. Bên cạnh đó, người già cần chú ý vệ sinh, chăm sóc răng miệng tại nhà mỗi ngày. Dưới đây là hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi đúng cách.
2.1. Vệ sinh răng miệng mỗi ngày đúng cách
Mảng bám thức ăn còn sót lại trên răng là nguyên nhân tạo nên các vi khuẩn gây bệnh nha chu. Nếu không chải răng kỹ và dùng chỉ nha khoa vệ sinh các kẽ răng, mảng bám sẽ dày lên, gây viêm nướu.
Khi bị viêm nha chu, các mô quanh chân răng như lợi, xương, men răng, dây chằng đã bị phá hủy. Răng mất điểm tựa, từ từ lung lay và thưa dần. Lúc này sẽ có biểu hiện là sưng lợi, lợi túi mủ chứa nhiều vi khuẩn và hôi miệng.
Để phòng ngừa bệnh nha chu, chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi thì việc đánh răng đúng cách là vô cùng quan trọng. Nên chải răng bằng bàn chải lông mềm hàng ngày với kem đánh răng có fluor. Đừng phạm sai lầm không đánh răng vào buổi tối trước khi đi ngủ. Đồng thời, nên kết hợp sử dụng nước muối súc miệng và chỉ nha khoa để vệ sinh kẽ răng. Đối với người già đã có răng bị gãy rụng, nên chải nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương nướu.
Xem thêm: Đánh răng vào thời điểm nào?
2.2. Chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi bằng các chế độ ăn uống hợp lý
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng là cách chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi rất hiệu quả. Các loại rau quả tươi không chỉ cung cấp nguồn Vitamin dồi dào cho cơ thể mà nó còn có tác dụng làm sạch răng sau khi ăn. Thời điểm ăn trái cây tốt nhất đó là trước bữa ăn chính 1 giờ bởi như vậy sẽ giúp tránh các phản ứng tăng bạch cầu, bảo vệ hệ thống miễn dịch của cơ thể người cao tuổi.
Chế độ ăn nên đầy đủ các chất như: đạm (có trong thịt, trứng, sữa,…),chất béo thực vật, các loại Vitamin (có trong trái cây) và muối khoáng. Hạn chế tối đa ăn mỡ và nội tạng động vật.
Người cao tuổi thường ăn ít và ăn thành nhiều bữa nhỏ. Do đó, sau mỗi lần ăn, cần súc miệng ngay và sau khoảng 30 phút cần chải răng. Không để thức ăn lưu lại trên răng và lợi quá lâu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng.
2.3. Thăm khám, kiểm tra răng miệng định kỳ
Tuổi ngày càng cao thì vấn đề chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi lại càng được đặt lên hàng đầu. Bởi càng lớn tuổi thì sức khỏe suy giảm, việc đi lại càng khó khăn hơn. Vì thế, người có tuổi nên có kế hoạch điều trị nha khoa một cách triệt để, cho răng miệng khỏe mạnh trước khi bước vào tuổi 60.
Răng sâu nên trám lại, còn nếu mất răng thì nên trồng răng giả. Vì vậy, tốt nhất người cao tuổi nên thăm khám, kiểm tra răng định kỳ 3-6 tháng/lần để phát hiện sớm các bệnh răng miệng, nhất là bệnh về lợi ở người cao tuổi, rất dễ dẫn đến ung thư niêm mạc miệng.
2.4. Phục hình răng nếu bị mất răng
Dù bị mất răng do bất cứ lý do gì, người già cũng nên đến nha khoa uy tín để khám và phục hình răng ngay sau đó 1 tháng. Nếu để lâu ngày, răng sẽ xô lệch, xáo trộn khớp cắn. Khi đó việc vệ sinh chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi sẽ khó khăn hơn. Răng mất, hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, sức khỏe mau suy sụp vì thiếu dinh dưỡng. Chính vì thế, việc phục hình răng giả nếu bị mất răng là cách chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi tốt nhất.
Hiện nay, có 3 phương pháp để phục hình răng mất cho người cao tuổi:
- Hàm giả tháo lắp
- Cầu răng sứ
- Cấy ghép Implant
Mỗi một phương pháp phục hình răng sẽ có những đặc điểm và chi phí khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu, tình trạng răng miệng và điều kiện kinh tế của mỗi người mà bệnh nhân có thể lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.
Tóm lại, chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nếu còn vấn đề thắc mắc khác, vui lòng liên hệ ngay với Nha Khoa Trẻ để được tư vấn thêm.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa