Nội dung chính

Cầu răng sứ có mấy loại? Nên chọn loại răng sứ nào phù hợp nhất?

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 13/05/2023, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Cầu răng sứ có mấy loại? Các phương pháp làm bắc cầu răng sứ hiện nay khá đa dạng với ưu nhược điểm riêng biệt và phù hợp với từng trường hợp khác nhau. Tìm hiểu chi tiết.

Cầu răng sứ là một trong những phương pháp trồng răng cố định được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nó không chỉ giúp cải thiện thẩm mỹ hàm răng mà còn duy trì tốt chức năng ăn nhai của toàn hàm. Vậy cầu răng sứ là gì? Cầu răng sứ có mấy loại? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của Nha khoa Trẻ nhé!

Cầu răng sứ có mấy loại? Nên chọn loại răng sứ nào phù hợp nhất?

1. Cầu răng sứ là gì? Đối tượng chỉ định làm cầu răng sứ

Cầu răng hay còn gọi là bắc cầu răng sứ là giải pháp cho các trường hợp mất răng, giúp phục hình răng thông qua các nhịp cầu gồm 1 hoặc một số mão răng sứ gắn liền với nhau. Mặc dù mang lại hiệu quả cao cho việc phục hình nhưng không phải trường hợp mất răng nào cũng có thể làm cầu răng sứ.

Các trường hợp được chỉ định làm răng sứ cần những điều kiện như sau:

Làm cầu răng phù hợp với trường hợp mất 1 hoặc 1 vài chiếc răng liền kề

Hiện nay, cầu răng sứ được ứng dụng bởi nhiều kỹ thuật khác nhau, tùy vào vị trí răng mất và sức khỏe răng miệng mà bác sĩ chỉ định phương pháp phù hợp nhất. Để hiểu rõ tình trạng bản thân phù hợp với phương pháp nào thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong phần tiếp theo “cầu răng sứ có mấy loại”.

2. Cầu răng sứ có mấy loại? Loại nào phù hợp nhất?

Các phương pháp cầu răng sứ được thực hiện tại các nha khoa hiện nay bao gồm 5 kỹ thuật chính:

2.1 Cầu răng sứ truyền thống

Phương pháp đầu tiên trong danh sách “cầu răng sứ có mấy loại” chính là cầu răng sứ truyền thống, kỹ thuật đã được sử dụng từ rất lâu trước đây và đến nay vẫn rất phổ biến. Đây là phương pháp được chỉ định trong hầu hết các trường hợp mất răng hàm bởi nó có độ bền cao, sức chịu lực tốt nên hỗ trợ tối ưu cho quá trình ăn nhai.

Cầu răng sứ truyền thống phục hình răng giả bằng cách lắp một dải răng sứ gồm tối thiểu 3 mão răng lên 2 răng thật kế cạnh. Trước đó 2 chiếc răng này đã được mài cùi răng với tỉ lệ không vượt quá 2mm.

Nhược điểm của phương pháp này chính là phải lớp men răng của 2 răng thật bên cạnh. Men răng sau mài không thể phục hồi, do đó người bệnh sẽ luôn phải dùng đến mão răng sứ.

Cầu răng sứ truyền thống với 2 trụ răng là răng thật kế cận răng mất

2.2 Cầu răng sứ với/đèo (Cantilever bridge)

Khác với phương pháp ở trên thì cầu răng sứ với/đèo chỉ sử dụng một răng thật để làm trụ răng đỡ cho cầu răng. Bác sĩ phải đảm bảo tính tính toán cẩn thật để phân bổ lực đều trên cầu răng, tránh tình trạng đồn lực trên răng giả gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Phương pháp này đặc biệt phù hợp với trường hợp bắc cầu răng số 7 do răng số 8 không thể làm trụ nâng đỡ răng mà chỉ sử dụng được răng số 6.

2.3 Cầu răng sứ cánh dán (Maryland Bridges)

Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là không cần phải mài men răng thật, như vậy răng thật sẽ được bảo tồn tối ưu 100%. Bắc cầu răng sứ Maryland với cánh dán làm bằng kim loại gắn liền với dải răng sứ dùng để gắn chặt vào mặt sau của 2 răng thật kế cạnh răng mất.

Cầu răng sứ cánh dán được khuyến cáo thực hiện ở vị trí các răng cửa chứ không phù hợp với răng hàm vì nó có độ bền không cao, khả năng chịu lực ăn nhai kém.

Cầu răng sứ Maryland thường được sử dụng cho răng cửa

2.4 Cầu răng Composite

Cầu răng sứ được nối lại với nhau bằng Composite và được đặt trực tiếp vào vị trí mất răng, đây là chất liệu sử dụng trong việc làm đầy răng. Đồng thời sử dụng sợi gia cố Ribbond để hỗ trợ cầu răng sứ trở nên bền chắc tối đa.

Làm cầu răng sứ Composite như vậy sẽ hạn chế tối thiểu xâm lấn, bào mòn men răng để làm trụ răng. Nhưng phương pháp này chỉ được sử dụng tạm thời cho những trường hợp phải điều trị bệnh lý răng miệng.

2.5 Cầu răng Implant hỗ trợ

Làm cầu răng Implant là kỹ thuật phục hình đang dần trở thành xu hướng trong những năm gần đây. Những ưu điểm vượt trội của nó bao gồm không xâm lấn các răng bên cạnh, độ bền cao, thẩm mỹ tối ưu và phù hợp với hầu hết các trường hợp mất răng.

Kỹ thuật trồng răng Implant được bác sĩ thực hiện với bước đầu tiên là cắm trụ Titanium vào xương hàm để làm trụ răng. Sau khi trụ răng đã tích hợp hoàn toàn với xương hàm thì tiến hành lắp cầu răng sứ lên trên để khôi phục chức năng ăn nhai, thẩm mỹ.

Cầu răng sứ với trụ Implant vững chắc trong xương hàm

Như vậy, chắc hẳn bạn đã nắm rõ được những thông tin về việc “cầu răng sứ có mấy loại” cũng như mức độ phù hợp của từng phương pháp với các tình trạng răng cụ thể. Để biết được tình trạng răng của bạn đang như thế nào, có đủ khỏe mạnh để làm cầu răng sứ hay không thì bạn hãy đến trực tiếp nha khoa để thăm khám và tư vấn nhé!

3. Cầu răng sứ có bền không? Sử dụng được bao lâu?

Tuổi thọ trung bình của cầu răng sứ dao động từ 5 – 10 năm, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí cầu răng, cách chăm sóc của người dùng, chất lượng răng sứ và cả kỹ thuật phục hình của bác sĩ.

Nếu được thực hiện bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn thì các thao tác mài răng, lắp mão răng sứ đều đạt độ chính xác cao. Khi đó răng sứ sẽ có độ bền chắc tốt hơn và tránh được nhiều biến chứng do làm cầu răng bị hỏng.

Xét đến vị trí của răng thì bắc cầu răng sứ sẽ được sử dụng lâu dài hơn ở các răng cửa. Nguyên nhân là răng hàm phải chịu lực ăn nhai chính nên cầu răng liên tục phải chịu tác động dẫn đến độ bền giảm dần theo thời gian, dần làm cầu răng sứ bị hở, gãy vỡ. 

Xem thêm: 

Làm cầu răng sứ giá bao nhiêu?

Cầu răng sứ hỏng – Có nên thay cầu răng bằng răng Implant không?

Trồng răng tại nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn, kết quả tối ưu

Hoặc trong các trường hợp khách hàng chăm sóc răng miệng không tốt, sử dụng răng sứ để mở nắp chai hay ăn nhai các đồ ăn cứng thường xuyên sẽ dẫn đến việc cầu răng sứ bị hỏng, bị giảm độ bền chắc của răng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về việc “cầu răng sứ có mấy loại” với những ưu nhược điểm riêng biệt và đối tượng phù hợp nhất. Nếu bạn cần thăm khám hay tư vấn trực tiếp thì bạn có thể liên hệ với bác sĩ Nha khoa Trẻ theo địa chỉ dưới đây:

Liên hệ Nha khoa Trẻ để được thăm khám và tư vấn miễn phí.

NHA KHOA TRẺ

Danh mục cẩm nang