Răng nhiễm Tetracycline là gì? Cách chữa răng nhiễm Tetra hiệu quả nhất?
Răng nhiễm Tetracycline là tình trạng đổi màu men răng do kháng sinh, khi đó răng trở nên ố vàng, nâu hoặc xám xanh gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Vậy cách khắc phục như thế nào?
Răng nhiễm Tetracycline là tình trạng đổi màu men răng do kháng sinh, khi đó răng trở nên ố vàng, nâu hoặc xám xanh gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Một số trường hợp nhiễm kháng sinh nặng còn làm mất đi hình dáng ban đầu của răng.
1. Răng nhiễm Tetracycline là gì?
Tetracycline là một loại kháng sinh được sử dụng phổ biến để hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Mặc dù có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn nhưng Tetra lại có nhược điểm làm thay đổi màu sắc của men răng, thậm chí còn làm giảm sản sinh men răng và tác động đến sự phát triển của xương hàm.
Nếu răng bị nhiễm tetracycline thì bạn sẽ nhận thấy các biểu hiện bên ngoài về màu sắc của răng, thông thường răng sẽ có dấu hiệu bị vàng, đen sẫm hoặc màu răng loang lổ. Tình trạng này khác hoàn toàn với các trường hợp nhiễm màu thực phẩm thông thường, răng nhiễm Tetracycline nhiễm kháng sinh từ bên trong mô răng chứ không chỉ là bề mặt bên ngoài của răng.
Các trường hợp thường sử dụng thuốc có chứa Tetra như sau:
- Các trường hợp nhiễm khuẩn Chlamydia như bệnh mắt hột, bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục, tiết niệu,…
- Mycoplasma là các bệnh nhiễm khuẩn sinh dục, viêm phổi,… hay Rickettsia cũng cần sử dụng các loại thuốc có chứa Tetra.
- Trường hợp bị tiêu chảy cấp tính do phẩy khuẩn tả (Vibrio cholerae) gây ra.
2. Nguyễn nhân răng bị nhiễm Tetracycline
Răng nhiễm Tetra có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, ở từng trường hợp cụ thể mà mức độ nhiễm Tetra là khác nhau.
- Do bẩm sinh hoặc di truyền: Nếu người mẹ khi mang thai sử dụng nhiều các loại thuốc kháng sinh có chứa thành phần Tetracycline thì trẻ sinh ra có nguy cơ nhiễm kháng sinh cao. Ở giai đoạn cuối thai kỳ nếu sử dụng Tetracycline sẽ ngăn chặn sự phát triển xương của trẻ.
- Do sử dụng thuốc Tetra: Ở trẻ dưới 8 tuổi rất dễ bị nhiễm kháng sinh, vậy nên trong giai đoạn này nếu trẻ sử dụng nhiều thuốc Tetracycline hoặc các loại thuốc khác cùng nhóm Tetra thì khả năng bị nhiễm Tetra là rất cao. Thậm chí nhiều trường hợp còn gây ảnh hưởng xấu đến phát triển xương ở trẻ. Do đó, tốt nhất là nên hạn chế tối đa cho trẻ dưới 8 tuổi sử dụng loại thuốc này.
Khi uống thuốc kháng sinh Tetra, kết hợp với canxi trong xương sẽ phá hỏng cấu trúc răng, men răng bị đổi màu vàng, nâu rất khó phục hồi. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn còn làm biến dạng hình dạng của răng, gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày.
Xem thêm: 7 cách chữa răng ố vàng thành trắng sáng đơn giản, hiệu quả không ngờ
3. Cách khắc phục răng nhiễm Tetra hiệu quả nhất?
Tùy vào mức độ răng nhiễm Tetracycline nặng hay nhẹ mà các phương pháp chỉ định điều trị là khác nhau. Các trường hợp răng nhiễm màu nhẹ, chưa ăn sâu vào bên trong thân răng thì sẽ điều trị bằng tẩy trắng răng laser, còn nếu thực hiện các cách làm trắng răng tại nhà sẽ không có hiệu quả. Trường hợp răng nhiễm Tetra nặng hơn nữa thì có thể sẽ phải dán sứ hoặc bọc răng sứ để phục hình.
3.1 Tẩy trắng răng cho răng nhiễm Tetracycline nhẹ
Thực hiện tẩy trắng răng nhiễm kháng sinh là quá trình tẩy màu ố vàng trên răng bằng các năng lượng ánh sáng để tạo phản ứng oxi hóa, từ đó cắt đứt các chuỗi protein có màu trong răng và giúp răng trắng sáng trông thấy.
Mặc dù thực hiện bằng công nghệ tẩy trắng răng Laser hiện đại nhưng không phải trường hợp răng nhiễm Tetracycline nào cũng mang lại hiệu quả. Với những trường hợp răng đã bị nhiễm màu nặng, tổn thương sâu bên trong cấu trúc răng thì phải thực hiện bọc sứ để phục hình.
Chi tiết: Răng nhiễm tetracycline có tẩy trắng được không?
3.2 Dán sứ/bọc răng sứ
Bọc răng sứ hay dán sứ Veneer sẽ giúp phục hình răng nhiễm tetracycline với độ thẩm mỹ cao, giúp hàm răng trắng sáng đều màu. Bác sĩ sẽ tiến hành bọc mão răng sứ bên ngoài thân răng thật đã được mùi bớt một lớp men răng theo tỷ lệ an toàn. Răng thật sẽ được bảo vệ bên trong răng sứ và tránh được những tác động tiêu cực từ bên ngoài, nhờ đó hạn chế bệnh lý răng miệng.
Dán sứ sẽ khác đôi chút so với bọc răng sứ về tỷ lệ mài răng, mài răng để dán sứ tác động rất ít đến lớp men răng bên ngoài, có trường hợp không cần mài răng. Dán răng sứ với chất liệu sứ cao cấp khắc phục được các khuyết điểm về màu sắc trên răng, từ đó giúp răng ố vàng trở thành răng trắng trong tự nhiên, đạt thẩm mỹ cao.
Hai phương pháp phục hình răng sứ ở trên sẽ phù hợp với các trường hợp răng nhiễm màu khác nhau. Vậy nên bạn cần hiểu rõ hai phương pháp bọc răng sứ và dán sứ để có được lựa chọn đúng đắn khi khắc phục răng nhiễm Tetracycline của mình.
Nếu cần tư vấn chi tiết hơn nữa về tình trạng răng nhiễm Tetra hoặc để được thăm khám trực tiếp thì bạn hãy liên hệ với Nha khoa Trẻ. Các bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ và tư vấn cho bạn phương án điều trị tối ưu nhất.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
- Hotline: 0901.334.334
- Fanpage: nhakhoatrehanoi
- Trang web: https://nhakhoatre.com/
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa