Cách chăm sóc răng sau cấy Implant và những lưu ý cần thiết
Những hướng dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc răng sau cấy Implant và một số lưu ý quan trọng giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng, hiệu quả.
Sự thành công của một ca trồng răng Implant không chỉ đến từ tay nghề của bác sĩ nha khoa hay cơ sở vật chất tại phòng khám, mà nó cũng phụ thuộc rất nhiều vào thái độ hợp tác của bệnh nhân trong quá trình điều trị. Đặc biệt là giai đoạn chăm sóc răng sau cấy Implant để đảm bảo trồng răng an toàn, hiệu quả, tránh các biến chứng không mong muốn.
1. Hướng dẫn chăm sóc răng sau cấy Implant
Chăm sóc răng sau cấy Implant cần được thực hiện đúng cách với 2 giai đoạn khác nhau là khoảng thời gian sau cấy trụ Implant và thời điểm sau khi hoàn tất trồng răng Implant.
1.1 Giai đoạn sau khi cấy ghép trụ Implant
Cách giảm sưng đau khi cắm trụ Implant
Hiện tượng sưng đau, chảy máu sau phẫu thuật là rất bình thường và xảy ra ở hầu hết các ca điều trị. Tình trạng này thường sẽ chỉ xảy ra trong 3 ngày đầu sau khi cấy trụ Implant.
Trước khi phẫu thuật bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê để giảm đau cho bạn, tác dụng của thuốc có thể vẫn còn sau khi cấy trụ Implant và bạn sẽ chưa cảm thấy đau nhức nhiều. Tuy nhiên, lúc này tình trạng chảy máu thường xảy ra và cần cắn chặt miếng bông gòn để cầm máu.
Sau khi thuốc tê dần hết bạn sẽ bắt đầu cảm nhận được cơn đau nhức nhẹ, sưng tấy vùng trồng răng. Lúc này, bạn nên tích cực chườm đá ở bên ngoài vùng má, môi sát chỗ đặt trụ Implant để giảm đau, giảm sưng. Sang ngày thứ 2, thì hãy chườm nước ấm để làm tan máu tụ và giảm sưng.
Lưu ý trong 1 – 2 tuần đầu tiên sau phẫu thuật tuyệt đối không súc miệng bằng nước muối loãng bởi chúng có tính sát khuẩn cao sẽ làm chết hoặc làm trôi hết những tế bào mới vừa hình thành, gây hiện tượng lâu lành thương, lâu tích hợp xương và với trụ Implant.
Thực đơn ăn uống khi mới cấy Implant
Việc có một cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng hơn, vì vậy bác sĩ khuyến cáo nên bổ sung dinh dưỡng trong giai đoạn này. Tuy nhiên, cần hết sức lưu ý thực đơn ăn uống để đảm bảo không bị đau, sưng tấy và chảy máu trở lại.
Trong ngày đầu tiên sau khi ngừng chảy máu, bạn có thể ăn uống lại từ từ bằng các thực phẩm mềm như súp, cháo, nước,… đảm bảo được dưỡng cho răng miệng và cơ thể.
Tuyệt đối không hút thuốc lá sau khi cấy Implant, bởi trong nó có chứa thành phần khí độc Carbon Monoxide, nếu chất này đi vào máu sẽ làm giảm lượng dưỡng khí có trong máu (dùng để nuôi các mô). Điều này khiến quá trình tích hợp xương hàm với trụ diễn ra lâu hơn, thậm chí là không thể tích hợp.
Chế độ vệ sinh răng trong những ngày đầu trồng Implant
Trong những tuần đầu tiên sau khi cấy ghép trụ, bạn nên dùng bàn chải lông mềm chải sạch trụ và niêm mạc xung quanh. Đồng thời vệ sinh các răng còn lại bình thường nhưng phải nhẹ nhàng và cẩn thận.
Thăm khám đúng lịch hẹn của bác sĩ
Sau khi thực hiện cấy trụ Implant bác sĩ sẽ hẹn lịch cắt chỉ cho bạn, thường sẽ là 10 ngày sau đó. Đồng thời, bác sĩ sẽ theo dõi và kiểm tra mức độ tích hợp của trụ Implant.
1.2 Giai đoạn hoàn tất trồng răng Implant
Sau khi trụ và xương hàm đã tích hợp vững chắc với nhau, bác sĩ sẽ tiến hành gắn mão răng sứ và hoàn tất quá trình trồng răng Implant cho bạn. Lúc này mão răng sứ cần thời gian thích ứng và ổn định nên bạn vẫn chăm sóc răng sau cấy Implant đúng cách.
Chế độ ăn uống sau trồng răng Implant
Trong thời gian đầu sau khi gắn mão răng sứ, bạn nên chọn các loại thức ăn mềm, lỏng, hạn chế ăn nhai, cắn xé thức ăn. Sau đó, bạn có thể tăng dần độ cứng của thức ăn nhưng cần nhai chậm rãi để răng kịp thích ứng. Sau khi răng Implant hoàn toàn ổn định thì bạn có thể ăn uống bình thường mà không lo bong hỏng mão răng sứ.
Vệ sinh răng miệng thường xuyên
Chải răng thường xuyên ít nhất 2 lần/ngày, kết hợp với chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám thức ăn ở kẽ răng. Lưu ý khi vệ sinh răng Implant không nên bỏ qua phần răng sứ trên Implant.
Khám răng định kỳ
Tái khám 6 tháng/lần nhằm kiểm tra Implant và chỉnh khớp cắn, đồng thời bác sĩ sẽ điều chỉnh lực nhai trên Implant nếu cần thiết. Đồng thời, thực hiện chăm sóc răng sau cấy Implant bằng cách lấy cao răng tại nha khoa định kỳ giúp răng sứ bền đẹp và bảo vệ răng thật chắc khỏe.
2. Một số lưu ý sau khi cấy ghép Implant
Lời dặn sau cấy ghép Implant của bác sĩ, trợ tá nha khoa cực kỳ quan trọng và bạn cần tuân thủ tuyệt đối để đảm bảo an toàn, tránh biến chứng không mong muốn.
- Trong quá trình lành thương, mặc dù sẽ cảm thấy đau nhức nhưng bạn cũng không nên tự ý uống thuốc giảm đau khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Sau 3 ngày đầu khi cấy ghép trụ Implant nếu hiện tượng chảy máu, sưng tấy không có dấu hiệu giảm dần thì bạn cần liên hệ gay với bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời.
- Thời điểm chờ trụ tích hợp cần tránh các hoạt động mạnh, tránh va chạm để không làm tổn thương đến vùng cấy ghép. Không khạc nhổ, đẩy lưỡi hoặc dùng tay chạm vào vết thương.
- Sau khi trồng răng Implant nhận thấy dấu hiệu bất thường như răng sứ bị cộm, vướng víu, vướng khi ăn hai hàm răng lại với nhau, có cảm giác đau,… thì bạn cũng hãy đến nha khoa để điều chỉnh lại.
Xem thêm: Lưu ý: Cấy Implant và chất kích thích nguy hiểm
Với những chia sẻ ở trên, hy vọng các bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe răng miệng của mình. Nếu cần thêm thông tin gì về dịch vụ Trồng răng Implant hãy liên hệ với Nha khoa Trẻ theo số hotline 0963 333 844 để được giải đáp nhanh chóng.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa