Buốt răng khi ăn đồ ngọt là bệnh gì? Giải pháp nào khắc phục hiệu quả?
Không ít người gặp phải tình trạng buốt răng khi ăn đồ ngọt, thậm chí còn có cảm giác đau nhức răng miệng nghiêm trọng hơn. Đây chính là biểu hiện bệnh lý về răng miệng
Không ít người gặp phải tình trạng buốt răng khi ăn đồ ngọt, thậm chí còn có cảm giác đau nhức răng miệng nghiêm trọng hơn. Đây chính là một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh lý về răng miệng. Cùng tìm hiểu chi tiết buốt răng khi ăn đồ ngọt là bệnh gì cùng giải pháp khắc phục hiệu quả ngay sau đây.
1. Buốt răng khi ăn đồ ngọt là bệnh gì?
Buốt răng khi ăn đồ ngọt rất thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, lúc này răng đang rất nhạy cảm và dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Các bệnh lý răng miệng phổ biến khiến răng bị tổn thương và biểu hiện ê buốt, đau nhức sẽ bao gồm: mòn men răng, răng mẻ vỡ, sâu răng, bệnh về lợi.
Mòn men răng
Men răng là lớp “áo giáp” bao bọc bên ngoài của răng. Mặc dù men răng rất cứng nhưng lâu ngày vẫn có thể bị bào mòn do các tác động tiêu cực. Cụ thể là việc chải răng quá mạnh, chải răng theo chiều ngang, ăn nhiều thực phẩm có tính axit, nghiến răng thường xuyên.
Khi men răng bị bào mòn sẽ làm lộ ngà răng bên dưới, từ đó gây ra tình trạng răng nhạy cảm, dễ bị buốt răng khi ăn đồ ngọt, đồ nóng hoặc lạnh.
Răng sứt mẻ, gãy vỡ
Nếu răng bị va chạm hay tại nạn dẫn đến tình trạng răng sứt mẻ, gãy vỡ thì răng sẽ bị ê buốt. Trường hợp nghiêm trọng hơn khi răng gãy vỡ quá nặng có thể gây đau nhức dai dẳng, viêm tủy răng.
Hoặc răng gãy vỡ lâu ngày khiến vi khuẩn xâm nhập, tổn thương nghiêm trọng hơn sẽ gây nguy hại cho sức khỏe răng lợi.
Buốt răng khi ăn đồ ngọt do sâu răng
Sâu răng là bệnh lý phổ biến nhất làm buốt răng khi ăn đồ ngọt và ngược lại ăn đồ ngọt quá nhiều cũng là nguyên nhân gây sâu răng. Sâu răng phát triển nhanh khiến răng tổn thương, những cơn ê buốt, đau nhức sẽ xuất hiện với tần suất và thời gian tăng dần.
Bệnh về lợi
Bệnh về lợi, cụ thể viêm lợi, viêm chân răng xuất phát từ sự tích tụ mảng bám cao răng ở chân răng và dưới nướu. Lợi có thể bị tụt xuống và làm lộ ngà răng bên trong, từ đó khiến răng lợi trở nên nhạy cảm.
Đặc biệt là khi ăn đồ ngọt thì vi khuẩn trong miệng phát triển mạnh, tấn công vào vùng lợi đang bị tổn thương. Tình trạng ê buốt sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, lúc này nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ để giảm cảm giác ê buốt răng.
Xem thêm: Buốt răng khi uống nước lạnh có nghiêm trọng không?
2. Buốt răng khi ăn đồ ngọt phải làm gì?
Để hạn chế tình trạng đau nhức, ê buốt khi ăn đồ ngọt hay ăn các loại thực phẩm khác thì bạn cần lưu ý chăm sóc răng miệng đúng cách. Bao gồm việc xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chế độ ăn uống khoa học tốt cho răng miệng.
2.1 Thói quen đánh răng đúng cách
Những trường hợp ê buốt răng khi ăn ngọt do đánh giá quá mạnh thì cần thay đổi thói quen xấu này. Hãy đánh răng nhẹ nhàng, đặc biệt là khi răng đang bị nhạy cảm hay ê buốt. Nên sử dụng loại kem đánh răng dành riêng cho người bị ê buốt răng.
Đồng thời, lựa chọn bàn chải đánh răng lông mềm để hạn chế những tổn thương ở răng lợi, tránh tình trạng bàn chải cứng làm mòn men răng.
2.2 Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng
Vệ sinh răng miệng đúng cách không chỉ có thói quen đánh răng hàng ngày mà bạn cần sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng.
Tăm chỉ nha khoa có tác dụng làm sạch vụn thức ăn ở kẽ răng và không làm tổn thương nướu lợi như khi dùng tăm tre. Kết hợp với súc miệng nước muối mỗi ngày sẽ bảo vệ răng lợi tốt hơn, hạn chế vi khuẩn gây bệnh.
2.3 Có chế độ ăn uống hợp lý
Buốt răng nói chung hay buốt răng khi ăn ngọt nói riêng đều cần phải xem xét lại chế độ ăn uống hàng ngày. Với các đồ ăn ngọt, nhiều đường, thực phẩm tính axit cao đều sẽ làm tăng nguy cơ bào mòn men răng, góp phần gây sâu răng.
Vì vậy, bạn nên cân bằng chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách hạn chế những thực phẩm gây hại ở trên, đồng thời bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, Canxi và các loại Vitamin từ rau củ quả, sữa và các chế phẩm từ sữa.
2.4 Bổ sung Florua
Florua có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa sâu răng, bổ sung kháng chất này sẽ hỗ trợ cải thiện sức khỏe của men răng. Florua có trong các loại thực phẩm, có trong kem đánh răng và nước súc miệng.
2.5 Sử dụng khay bảo hộ
Nghiến răng lúc ngủ cũng là nguyên nhân khiến răng bị mài mòn và răng bị ê buốt vào hôm sau. Do đó, để ngăn ngừa tác hại của nghiến răng, tránh tình trạng buốt răng khi ăn ngọt thì bạn hãy sử dụng khay bảo hộ.
Xem thêm: Mẹo chữa răng ê buốt tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanh chóng
Trên đây là những kiến thức về tình trạng buốt răng khi ăn đồ ngọt, hy vọng bạn đã hiểu rõ và trang bị cho mình những thông tin hữu ích để chăm sóc răng miệng. Nếu bạn cần tư vấn các vấn đề liên quan khác thì có thể liên hệ với Nha khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334 để được hỗ trợ nhanh chóng.