Nội dung chính

Buốt răng khi ăn đồ lạnh: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 18/09/2022, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Ê buốt răng khi ăn đồ lạnh là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nhu chu,… Hầu hết đều bắt nguồn từ chế độ chăm sóc răng miệng sai cách.

Buốt răng khi ăn đồ lạnh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn uống hàng ngày của người bệnh. Cần xác định chính xác tác nhận gây hại cho răng miệng để có phương án khắc phục kịp thời. Điều trị ê buốt răng miệng để cải thiện sức khỏe răng miệng và phòng ngừa những hệ lụy nghiêm trọng hơn.

1. Ê buốt răng khi ăn đồ lạnh như thế nào?

Ê buốt răng hay răng nhạy cảm thì khi tiếp xúc với một số loại thức ăn quá nóng, quá lạnh sẽ gây ra cảm giác ê buốt răng miệng. Hiện tượng này thường xuất hiện đột ngột trong khoảng thời gian ngắn, sau khi không còn tiếp xúc với thức ăn lạnh hoặc nóng tình trạng ê buốt răng sẽ không còn nữa.

Ê buốt răng đột ngột khi ăn đồ lạnh

2. Nguyên nhân khiến răng bị ê buốt

Về cơ bản, ê buốt răng khi ăn đồ lạnh là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nhu chu,… Hầu hết chúng đều bắt nguồn từ chế độ chăm sóc răng miệng sai cách, nếu không cải thiện sớm thì tình trạng ê buốt răng cũng như các bệnh lý sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ê buốt răng khi ăn đồ lạnh như sau:

Răng bị chấn thương nặng sẽ lộ ngà răng nhạy cảm bên trong. Khi đó ngà răng và các dây thần kinh răng sẽ đặc biệt khó chịu, ê buốt khi tiếp xúc với các thực phẩm lạnh.

Nếu phần mô lợi đã bị tổn thương và tụt xuống thì phần ngà răng dưới chân răng sẽ bị lộ ra ngoài. Theo thời gian axit trong nước bọt và thực phẩm sẽ dần ăn mòn men răng khiến răng bị kích thích. Cảm giác ê buốt răng khi ăn đồ lạnh cũng diễn ra thường xuyên và giảm sự ngon miệng khi ăn nhai.

 

Ê buốt răng khi ăn đồ lạnh do tụt lợi chân răng

Răng đã bị ăn mòn do vi khuẩn tấn công sẽ tạo thành nhiều lỗ sâu trên bề mặt. Khi đã bị ăn mòn vào ngà răng thì răng sẽ trở nên nhạy cảm, đặc biệt là khi ăn đồ lạnh, nóng hoặc chua.

Nghiêm trọng hơn nữa là khi vi khuẩn tấn công vào tủy răng, lúc này cơn đau nhức sẽ kéo dài dai dẳng khiến bạn mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Các bệnh lý viêm lợi, viêm nha chu kéo dài cũng là nguyên nhân khiến răng bị ê buốt khi ăn đồ lạnh. Bên cạnh đó còn có nhiều biểu hiện khác như chảy máu chân răng, đau nhức,…

Ngoài những nguyên nhân chính ở trên thì ê buốt răng khi ăn đồ lạnh còn có thể xảy ra do tuổi tác, thói quen đánh răng sai cách, nhai đá, nghiến răng khi ngủ, dùng tăm xỉa răng,… Những thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày tác động rất lớn đến sức khỏe của răng lợi, vậy nên bạn cần đặc biệt chú ý.

3. Cách khắc phục tình trạng ê buốt răng triệt để

Với mức độ tổn thương răng lợi khác nhau thì phương pháp điều trị được chỉ định linh hoạt, đảm bảo mang lại kết quả điều trị tốt nhất. Khắc phục tình trạng ê buốt răng khi ăn đồ lạnh cần điều trị dựa trên căn nguyên của vấn đề, điều trị triệt để các bệnh lý thì tình trạng ê buốt răng cũng sẽ chấm dứt.

3.1 Điều trị răng sứt mẻ, mòn men răng

Với các trường hợp men răng ít tổn thương thì bác sĩ sẽ chỉ định tái khoáng, bù men răng nhân tạo để làm giảm cảm giác khó chịu trên răng. Nếu răng bị hư hỏng nghiêm trọng hơn, răng sứt mẻ lớn sẽ phải điều trị tủy răng và tiến hành bọc răng sứ thẩm mỹ.

Xem thêm: Mối nguy hại khó lường từ việc đau răng mọc hạch bạn nên biết

5 cách giảm đau răng lúc nửa đêm nhanh chóng và hiệu quả

Bọc răng sứ cho răng sứt mẻ

3.2 Điều trị răng sâu hỏng, viêm tủy

Điều trị răng sâu, viêm tủy nhằm loại bỏ các mô tủy bị viêm nhiễm, hoại tử. Khi đã được làm sạch thì bác sĩ sẽ tiến hành trám răng hoặc bọc răng sứ để bảo vệ bên ngoài chiếc răng đã bị tổn thương. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa sự tấn công của vi khuẩn, giúp bảo tồn răng thật lâu dài.

3.3 Viêm lợi, viêm nha chu, tụt lợi

Đối với các bệnh lý về lợi, nha chu thì phương pháp điều trị nha khoa được chỉ định là sử dụng thuốc với các trường hợp nhẹ. Nhưng với các trường hợp bệnh lý nặng thì cần phải phẫu thuật ghép nướu, ghép mô mềm để khôi phục mô lợi khỏe mạnh.

4. Cách chăm sóc và phòng ngừa ê buốt răng hiệu quả

Song song với việc điều trị để khắc phục tình trạng buốt răng khi ăn đồ lạnh thì người bệnh cần đảm bảo có chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách. Việc này vừa giúp cải thiện các vấn đề răng miệng vừa là cách phòng ngừa nhiều bệnh lý răng miệng gây ê buốt răng.

Kiểm tra răng miệng định kỳ – bảo vệ răng miệng lâu dài

Trên đây là những kiến thức về tình trạng ê buốt răng khi ăn đồ lạnh và giải pháp điều trị hiệu quả. Hãy chủ động phòng ngừa và điều trị bệnh răng miệng chỉ đơn giản từ cách cải thiện chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng mỗi ngày.

Danh mục cẩm nang