Nội dung chính

Bọc răng sứ có tháo ra được không? Nên tháo khi nào?

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 26/10/2023, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Bọc răng sứ có tháo ra được không và nên tháo ra vào thời điểm nào, bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn trên, hãy cùng theo dõi nhé!

Bọc răng sứ có tháo ra được không là điều mà nhiều người thắc mắc. Một số trường hợp gặp các tình trạng nhiễm trùng, đau nhức, khó chịu sau khi thực hiện kỹ thuật bọc răng sứ. Vậy bọc răng sứ có tháo ra được không và nên tháo ra khi nào? Cùng Nha khoa Trẻ tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Bọc răng sứ có tháo ra được không? Nên tháo khi nào?

1. Bọc răng sứ có tháo ra được không?

Bọc răng sứ áp dụng cho những đối tượng có răng mất chức năng như: sâu, mòn, vỡ, mất răng hoặc những người không hài lòng về tính thẩm mỹ của hàm răng. Quy trình này bắt đầu bằng việc mài đi men răng của những chiếc răng bị khiếm khuyết. Sau đó nha sĩ sẽ dùng mão răng chụp lên bên ngoài răng gốc đã được mài. Kỹ thuật hoàn thành cũng là lúc bạn sở hữu một hàm răng đều đặn và nụ cười tự tin.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, răng sứ được bọc xong không đảm bảo chức năng ăn nhai như lung lay, dễ bật. Hoặc răng bọc sai kỹ thuật dẫn tới tình trạng nhiễm trùng đau nhức cho người bệnh. Khi đó câu hỏi bọc răng sứ có tháo ra được không được đặt ra. Thực tế khi đó, nha sĩ hoàn toàn có thể chỉ định tháo răng sứ cũ ra để bọc lại răng mới.

Hiển nhiên, công đoạn này cần được thực hiện ở những nha khoa uy tín với những nha sĩ lành nghề và khéo léo. Thực hiện tốt khâu này sẽ giúp bệnh nhân không đau đớn, xâm lấn hay nhiễm trùng.

2. Trường hợp nào cần tháo răng sứ bọc lại?

Có khá ít trường hợp khi bọc răng sứ phải tháo ra bọc lại. Tuy nhiên một số nguyên nhân vẫn có thể gặp khiến răng sứ mới lắp đã bị hư hại như: nha sĩ kỹ thuật kém, phôi sứ kém chất lượng, thông số mão răng sai,…

Đối với những trường hợp này, khả năng điều trị phục hồi bằng những biện pháp khác là rất khó. Việc này khiến bệnh nhân lo lắng không biết bọc răng sứ có tháo ra được không và có nên hay không. Hãy cùng điểm qua những lý do mà nha sĩ sẽ chỉ định cho bạn tháo răng sứ:

Răng sứ bị nứt

Do chịu một tác động ngoại lực lớn hoặc phôi răng kém chất lượng dẫn đến việc trên bề mặt răng xuất hiện các vết nứt. Nếu tình trạng này không được xử lý kịp thời sẽ gây tổn thương phần phôi răng thật ở phía trong, dẫn đến những biến chứng nhiễm trùng nghiêm trọng.

Răng sứ và nướu không khớp

Trường hợp này do sai sót trong thực hiện kỹ thuật lắp răng hoặc do thông số răng sứ không đúng. Răng sứ và nướu không khớp tạo ra một kẽ hở giữa hai phần, là điều kiện thuận lợi cho đồ ăn tích đọng lại ở kẽ, giúp cho một số vi khuẩn gây bệnh răng miệng sinh sôi nhanh chóng.

Răng thật bên trong sâu

Do thao tác kỹ thuật bọc răng chưa đúng sẽ khiến giữa mão răng và răng thật nảy sinh một kẽ hở. Nơi đây là con đường lý tưởng để vi khuẩn trú ngụ và di chuyển vào phần răng thật gây sâu răng. Tình trạng này có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như: mất răng, nhiễm trùng tủy,…

Răng sứ và nướu bị kênh cần tháo và bọc lại

3. Tháo răng sứ có đau không?

Bên cạnh thắc mắc bọc răng sứ có tháo ra được không, cũng có rất nhiều người thắc mắc quy trình tháo răng sứ có đau không? Thực tế điều này phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của nha sĩ. Một nha sĩ dày dặn kinh nghiệm chuyên môn cùng với những thiết bị nha khoa công nghệ hiện đại sẽ giảm bớt tình trạng đau nhức cho bệnh nhân đáng kể.

Ngoài ra giai đoạn này là bước đệm quan trọng để quá trình bọc lại răng sứ được diễn ra thuận lợi. Do đó cần cân nhắc kỹ càng trong việc chọn lựa loại răng sứ mới. Tránh phải tháo ra lắp lại thêm nhiều lần, ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân cũng như gây tốn kém mất thời gian.

Tháo răng sứ có đau không còn phụ thuộc vào kĩ năng và kinh nghiệm của bác sĩ

4. Răng sứ tháo ra có dùng lại được không? 

Theo các bác sĩ tại phòng khám Nha khoa Trẻ, răng sứ sau khi tháo ra sẽ không dùng lại được và cần chế tác mão răng sứ khác thay thế. Sở dĩ như vậy do răng sứ sẽ được cắt hoặc mài nhỏ để có thể tháo ra ngoài và chiếc răng sứ đó sẽ không còn toàn vẹn sau khi tháo ra.

Thay vào đó, bác sĩ sẽ lấy dấu răng lại một lần nữa và chế tác răng sứ khác vừa khít với phần răng vĩnh viễn của khách hàng. Điều này giúp đảm bảo quá trình bọc răng sứ sẽ được khít sát, răng sứ được lành lặn và hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng về sau.

5. Quy trình tháo răng sứ bọc lại

Sau khi đã có câu trả lời cho vấn đề bọc răng sứ có tháo ra được không, ta cần tìm hiểu qua về quy trình tháo răng sứ bọc lại diễn ra như thế nào. Quy trình này khá dễ dàng và nhanh chóng nên bạn không cần quá lo lắng.

Cách 1: Nha sĩ cắt nhỏ mão răng sứ thành nhiều miếng nhỏ và gắp ra từ từ. Việc này tránh những tổn thương tới răng thật của bệnh nhân.

Cách 2: Nha sĩ tiến hành mài nhỏ mão răng để tránh tác động tới những răng xung quanh khi tháo sứ. Tiếp đó, nha sĩ mài dọc phần thân răng đến khi lộ răng khung sườn của mão răng để thực hiện thủ thuật lấy răng sứ ra dễ dàng.

Tháo răng sứ bọc lại

6. Chi phí tháo và bọc lại răng sứ lần 2 

Chi phí tháo và bọc lại răng sứ lần 2 sẽ tương tự như với lần đầu thực hiện hoặc khách hàng có thể lựa chọn loại mão răng sứ khác tùy vào nhu cầu bản thân. Xin mời tham khảo bảng giá niêm yết dưới đây từ Nha khoa Trẻ để nắm được mức chi phí bản thân cần chuẩn bị. 

Dịch vụ

Đơn vị

Mức giá (Đồng)

Chụp toàn sứ KATANA (Nhật Bản) – BH 7 năm

1 răng

4.000.000

Chụp toàn sứ Ceramil (Đức) – BH 7 năm

1 răng

5.000.000

Chụp sứ/ Veneer Emax (Đức) – BH 10 năm

1 răng

8.000.000

Chụp sứ Lava Esthetic – BH 10 năm

1 răng

10.000.000

7. Những lưu ý khi tháo răng sứ  

Với những thông tin được tổng hợp phía trên, chắc hẳn bạn đã có được cho mình câu trả lời về việc bọc răng sứ có tháo ra được không và quy trình diễn ra thế nào. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bọc răng sứ cũng như các vấn đề về nha khoa khác, hãy liên hệ Nha khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334 để nhận được sự tư vấn tận tình từ các y bác sĩ có chuyên môn cao nhé.

Tác giả:

Danh mục cẩm nang