Bọc răng sứ bị tụt lợi | Nguyên nhân và cách khắc phục
Bọc răng sứ bị tụt lợi là biến chứng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và gây ra hậu quả khôn lường. Dưới đây là các nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng tụt lợi, tụt nướu sau bọc răng sứ.
Bọc răng sứ là một phương pháp thẩm mỹ nhằm khôi phục hình dáng, màu sắc cho răng giúp đạt tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bọc răng sứ không những không cải thiện thẩm mỹ mà còn gây ra biến chứng bọc răng sứ bị tụt lợi làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
1. Triệu chứng và tác động của tình trạng tụt lợi sau bọc răng sứ
Bọc răng sứ bị tụt lợi là hiện tượng chân răng bị lộ ra ngoài do lợi bị co lại, hoặc cũng có thể do sự dịch chuyển của lợi về phía chóp chân răng. Tình trạng này khiến cho các mô quanh chân răng dần mất đi, từ đó làm lộ chân răng, ngà răng ngày càng nhiều.
Tình trạng tụt lợi nếu không được khắc phục kịp thời thì nó có thể tiến triển nặng hơn và gây ra nhiều hậu quả khôn lường:
- Tình trạng tụt lợi khiến thức ăn dễ bị giắt ở vị trí chân răng và hình thành ổ vi khuẩn gây ra tình trạng hôi miệng, viêm nha chu, răng bọc sứ bị viêm tủy,…
- Khi bị tụt nướu, cùi răng tiếp xúc trực tiếp với môi trường khoang miệng và các vi khuẩn có hại lâu ngày sẽ gây ra sâu răng, mục răng,…
- Bọc răng sứ phần chân răng bị hở nếu không khắc phục thì việc chải răng hàng ngày sẽ tác động làm mòn lớp men răng nơi cổ răng, gây ra cảm giác đau nhức, ê buốt răng.
- Tình trạng tụt nướu sau bọc răng sứ khiến các mô lợi và cấu trúc xương quanh răng bị tổn hại nghiêm trọng. Khi không còn các cấu trúc nâng đỡ xung quanh sẽ khiến răng bị lung lay, thậm chí là gãy rụng.
- Bọc răng sứ bị tụt lợi còn khiến việc ăn nhai gặp khó khăn, khả năng cắn xé thức ăn bị giảm sút. Đồng thời cùi răng bị hở dẫn đến tình trạng kích ứng răng khi ăn đồ nóng hoặc lạnh.
2. Nguyên nhân bọc răng sứ bị tụt lợi
Thực tế, trước khi đưa vào áp dụng trong nha khoa thì phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ đã được kiểm chứng về mức độ an toàn và lành tính với cơ thể. Nó hoàn toàn không gây xâm lấn hay gây ra bất cứ ảnh hưởng nào đến sức khỏe răng miệng. Vậy tại sao lại có trường hợp bọc răng sứ bị tụt lợi.
Bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật:
Bác sĩ mài cùi răng quá nhiều hoặc nắp mão răng sứ không sát khít, kênh cộm làm hở viền nướu. Sau một thời gian sử dụng sẽ có hiện tượng thức ăn giắt ở vị trí khe hở giữa chân răng và mão sứ. Lâu ngày sẽ hình thành mảng bám cao răng và ổ vi khuẩn sẽ tấn công phá hủy cùi răng, dẫn đến tình trạng hôi miệng, kích ứng nướu và tụt nướu. Cùng với đó là các tình trạng bọc răng sứ bị mỏi hàm, đau nhức hàm do lắp răng sứ không cân xứng, lệch khớp cắn.
Thiết bị nha khoa thô sơ, lạc hậu:
Trong từng khâu điều trị thì đều cần sự hỗ trợ của thiết bị nha khoa để đảm bảo độ chính xác tuyệt đối. Nhưng trong trường hợp sử dụng thiết bị cũ, lạc hậu có thể dẫn đến những sai số trong điều trị. Từ đó, mão sứ được thiết kế ra có sự sai lệch về kích thước, hình dáng khiến răng sứ chụp lên không được sát khít.
Bệnh lý răng miệng trước khi bọc răng sứ:
Nếu bác sĩ chủ quan không thăm khám kỹ lượng và điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng trước khi bọc răng sứ thì sẽ có nguy cơ cao làm viêm lợi, tụt nướu.
Chăm sóc răng miệng sai cách:
Sau bọc răng sứ nếu chải răng quá mạnh hoặc sử dụng bàn chải lông cứng sẽ dễ gây tổn thương mô mềm quang răng khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào kẽ răng gây ra tụt lợi, làm lộ cùi răng bên trong.
3. Cách khắc phục tình trạng bọc răng sứ bị tụt lợi
Điều trị tình trạng bọc răng sứ bị tụt lợi sẽ cần dựa trên nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ của bệnh lý. Do đó, bạn nên đến nha khoa thăm khám để được bác sĩ kiểm tra chi tiết và có phương hướng điều trị thích hợp.
- Tụt nướu do bọc răng sứ sai kỹ thuật: Nếu mão răng sứ không sát khít với cùi răng thì bác sĩ sẽ tiến hành tháo mão răng để thiết kế lại mão răng sứ phù hợp nhất cho bạn. Bạn sẽ cần vệ sinh cùi răng, lấy dấu răng và thực hiện một bước tương tự như lần bọc răng sứ đầu tiên để đảm bảo bọc răng sứ đều đẹp, không biến chứng.
- Nếu trước đó chưa điều trị dứt điểm các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, …thì bác sĩ sẽ tháo mão răng sứ để tiến hành chữa trị, làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng. Sau đó sẽ tiến hành bọc lại mão răng sứ cũ hoặc làm lại mão răng sứ mới chuẩn đẹp hơn.
- Dù điều trị với phương pháp nào thì bạn cũng nên có quá trình chăm sóc răng miệng tốt hơn: Chải răng đều đặn 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm, không chải răng quá mạnh để tránh tác động đến nướu răng. Sử dụng thêm chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và súc miệng với nước muối để kháng khuẩn hiệu quả.
Các phương pháp ở trên đều cần được thực hiện bởi bác sĩ nha khoa uy tín để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bản thân mình. Đặc biệt lưu ý đến tay nghề bác sĩ, cơ sở vật chất nha khoa và thiết bị công nghệ áp dụng khi muốn phục hình răng sứ khắc phục tụt lợi.