NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Các vấn đề nguy hại đến sức khỏe do bọc răng sứ bị hở chân răng

Các vấn đề nguy hại đến sức khỏe do bọc răng sứ bị hở chân răng

Bọc răng sứ mặc dù là phương pháp phục hình giúp khôi phục thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của hàm răng nhưng không phải trường hợp nào cũng mang lại hiệu quả. Có một số trường hợp phục hình răng sai lệch dẫn đến bọc răng sứ bị hở chân răng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Cùng tìm hiểu chi tiết các biến chứng nguy hiểm do bọc răng sứ bị hở, bị kênh cộm gây ra nhé!

Bọc răng sứ bị hở chân răng

Bọc răng sứ bị hở chân răng

1. Bọc răng sứ bị hở chân răng gây ảnh hưởng gì?

Bọc răng sứ được các chuyên gia đánh giá cao về khả năng phục hình, đảm bảo thẩm mỹ và ăn nhai của hàm răng. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân nào đó mà sau bọc răng sứ bị hở chân răng, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe con người, cụ thể là:

Nguy cơ mất răng thật:

Do bọc mão răng sứ bị kênh cộm nên tạo thành khe hở giắt thức ăn giữa mão răng sứ và nướu lợi. Lâu dần hình thành mảng bám và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tấn công gây ra nhiều bệnh lý răng miệng. Các bệnh lý như sâu răng, viêm lợi, viêm tủy,… nếu không điều trị kịp thời thì có thể phải nhổ bỏ răng hỏng dẫn đến mất răng sớm.

Gây đau nhức và hôi miệng:

 Khi mảng bám thức ăn bị mắc kẹt trên răng sẽ dần khiến hơi thở có mùi khó chịu. Đồng thời việc thức ăn nhồi nhét tại kẽ răng không được làm sạch gây ra nhiều tổn thương cho cùi răng, gây đau nhức dai dẳng cho người bệnh.

Tác động xấu đến hệ tiêu hóa, gây ra một số bệnh lý cơ thể:

Bọc răng sứ bị hở, bị lỏng lẻo sẽ khiến việc ăn nhai thực phẩm trở nên khó khăn, đồng thời việc này khiến răng dễ bị kích ứng khi ăn đồ nóng hoặc lạnh. Khi đó, do thực phẩm chưa được nhai nhuyễn đã đi xuống dạ dày sẽ làm tăng áp lực cho hệ tiêu hóa, lâu dần dẫn đến nhiều bệnh lý đường ruột như bao tử, đại tràng,…

Làm giảm thẩm mỹ khuôn mặt khiến bạn tự ti, ngại giao tiếp:

Đối với nhóm răng trước (răng cửa, răng nanh) thì việc bọc răng sứ bị hở sẽ khiến nụ cười kém duyên hơn hẳn. Hơn nữa, nếu khoảng lộ ra cùi răng thật bị sâu cũng sẽ làm đen viền nướu khiến bạn cười nói không được tự nhiên. Điều này gây cản trở rất nhiều cho công việc giao tiếp thường ngày của người bệnh nên cần phải được khắc phục sớm.

Bọc răng sứ bị hở chân răng làm mất thẩm mỹ

Bọc răng sứ bị hở chân răng làm mất thẩm mỹ

2. Nguyên nhân khiến răng sứ bị hở, bị kênh cộm

Kỹ thuật bọc răng sứ của bác sĩ:

Bước đầu tiên trong quá trình bọc răng sứ đó chính là tạo trụ răng bằng cách mài răng thật với một tỷ nhất định. Nếu ngay từ bước này bác sĩ đã thực hiện sai thao tác, mài răng sai tỷ lệ làm xâm lấn quá nhiều đến cấu trúc của răng.

Khi đó, răng bị tổn thương đến tủy răng gây ra viêm tủy, chết tủy sẽ khiến răng bị suy yếu. Hơn nữa, các trường hợp chân răng bị tổn thương sẽ dần gây ra tình trạng tụt nướu, tụt lợi khiến bọc răng sứ bị hở.

Chế tác răng sứ sai kích thước:

Mão răng sứ được chế tạo dựa trên các thông số kỹ thuật đã được đo đạt trước ở khâu lấy mẫu hàm. Để đảm bảo độ chính xác thì nha khoa cần đảm bảo có các thiết bị hiện đại bao gồm máy Scan mẫu hàm, máy chế tạo răng sứ,… đồng thời các kỹ thuật viên cũng cần có trình độ cao để áp dụng hiệu quả các công nghệ này.

Ngược lại, nếu không đảm bảo các yếu tố này thì răng sứ được chế tác ra có thể to hơn cùi răng và khiến bọc răng sứ bị hở, không sát khít với nhau. Có thể bọc răng sứ bị lệch khớp cắn sẽ gây khó khăn cho việc ăn nhai, gây đau nhức hàm nghiêm trọng hơn. 

Răng sứ chất lượng kém:

Các loại răng sứ không rõ nguồn gốc rất khó đảm bảo được chất lượng sau phục hình. Nhiều trường hợp bọc răng sứ gây kích ứng với răng và nướu gây ra tình trạng sưng tấy, thậm chí răng bọc sứ bị nhiễm trùng. Nếu không điều trị sớm, tình trạng này sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn làm răng sứ bị đẩy lên cao và làm hở phần chân răng.

Ngoài ra, nếu bạn sử dụng các loại răng sứ kim loại thì sau một thời gian thì răng sứ sẽ dần bị oxi hóa trong môi trường axit trong khoang miệng, dẫn đến hiện tượng bị mòn mòn răng sứ và dần bị tuột khỏi cùi răng thật.

Răng sứ kim loại dễ làm lộ viền nướu

Răng sứ kim loại dễ làm lộ viền nướu

Keo dán sứ kém chất lượng:

Việc bọc răng sứ bị hở có thể là do keo dán sứ mà nha khoa sử dụng. Cần đảm bảo keo dán chất lượng cao, đồng thời bác sĩ dán răng sứ với một tỷ lệ keo phù hợp thì mới có thể cố định vững chắc mão răng sứ bên trên, nếu không răng sứ dễ bị lỏng lẻo và rơi ra ngoài.

Vệ sinh răng miệng sai cách:

Quá trình chăm sóc răng sứ sau phục hình cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc bọc răng sứ bị hở hay không. Nếu dùng lực quá mạnh khi chải răng hoặc sử dụng bàn chải quá cứng đều có thể khiến răng sứ bị tụt, bị hở phần chân răng.

Xem thêm: Răng sứ bị lung lay phải làm sao? Nguyên nhân và cách khắc phục

3. Cách khắc phục tình trạng bọc răng sứ bị hở chân răng

Bọc răng sứ bị hở lợi cần được điều trị ngay từ sớm để phòng ngừa các biến chứng răng miệng nguy hiểm. Khi đó, bạn nên đến nha khoa uy tín để được thăm khám bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm và có chuyên môn cao. Bác sĩ sẽ xem xét nguyên nhân dẫn đến tình trạng bọc răng sứ bị hở chân răng và từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Với các trường hợp bọc răng sứ bị hở chân răng chắc chắn sẽ cần phải tiến hành điều chỉnh lại răng sứ. Đối với các trường hợp sai lệch kích thước mão sứ hoặc cùi răng thì sẽ cần lấy lại dấu răng để chế tác lại mão răng vừa khít với cùi răng và nướu. Các răng sứ mới sẽ phải đảm bảo được chế tác từ vật liệu tốt để ngăn ngừa tình trạng kích ứng nướu lợi.

Điều chỉnh lại mão răng sứ bị hở

Điều chỉnh lại mão răng sứ bị hở

Các trường hợp bọc răng sứ do tác nhân bên ngoài như việc vệ sinh răng miệng thì cũng cần điều chỉnh lại mão răng sứ trên trụ răng nhưng vẫn có thể sử dụng mão sứ cũ nếu nó vẫn bền chắc. Sau khi bọc răng sứ lần 2 thì cần đảm bảo việc chăm sóc răng sứ được thực hiện đúng cách. Cần vệ sinh răng miệng với bàn chải lông mềm ít nhất 2 lần/ngày, không chải răng quá mạnh và nên chải theo chiều thẳng đứng.

Có thể sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn trong khoang miệng. Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm đến chế độ ăn uống hàng ngày của mình, hạn chế các thực phẩm quá cứng hoặc quá dai để răng sứ bền đẹp lâu dài.

Như vậy, bọc răng sứ bị hở chân răng chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân là tay nghề của bác sĩ thực hiện và chất liệu sứ không đảm bảo. Vậy nên, ngay từ đầu bạn nên lựa chọn thật kỹ nha khoa uy tín để thực hiện bọc răng sứ đạt hiệu quả cao, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Tác giả:
Chưa có bình luận nào
Đăng một bình luận
Họ tên
E-mail
Website