Bọc răng sứ bị nhiễm trùng: Nguyên nhân và cách khắc phục
Hiện nay, bọc răng sứ được rất nhiều người lựa chọn để cải thiện hàm răng. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp bọc răng sứ bị nhiễm trùng gây nhiều phiền toái.
Bọc răng sứ bị nhiễm trùng là tình trạng nghiêm trọng do nhiều yếu tố khác nhau gây ra. Nếu không thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời sẽ dẫn tới tiêu xương, viêm xung quanh răng, nguy hiểm hơn là rụng răng hàng loạt. Vậy nguyên nhân do đâu gây ra tình trạng đó và cách khắc phục như nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
1. Bọc răng sứ có tác dụng gì?
Đối với một số răng bị khiếm khuyết về mặt chức năng hoặc thẩm mỹ như: răng bị mẻ, răng sâu, răng mòn và mất răng có thể áp dụng phương pháp bọc răng sứ để điều trị phục hồi. Bên cạnh đó, một số trường hợp răng còn nguyên vẹn nhưng người bệnh vẫn có nhu cầu thay đổi do hình dáng, màu sắc, vị trí của răng không vừa ý.
Lúc này răng thật đòi hỏi được mài nhỏ để phù hợp với hình dạng răng sứ mới gọi là cùi răng. Tiếp theo nha sĩ sẽ tiến hành tạo mão răng riêng cho từng răng của khách hàng. Đây là phần phủ bên ngoài răng thật, nhằm giúp răng thêm cứng chắc và phục hồi tính thẩm mỹ.
2. Biểu hiện nhiễm trùng khi bọc răng sứ
Các triệu chứng bọc răng sứ bị nhiễm trùng khá rõ và người bệnh hoàn toàn có thể tự nhận ra dễ dàng.
- Vùng tiếp xúc trực tiếp giữa răng sứ và lợi sưng tấy, đau nhức tại chân răng, khó khăn trong việc ăn uống và mở khoang miệng.
- Chân răng chảy máu và hơi thở có mùi hôi khó chịu cũng báo hiệu tình trạng nhiễm trùng đang ngày càng tồi tệ.
- Một số người còn xảy ra tình trạng tiêu xương hoặc răng bọc sứ bị lung lay, răng sứ không giữ được phục hình ban đầu.
3. Nguyên nhân khiến bọc răng sứ bị nhiễm trùng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bọc răng sứ bị nhiễm trùng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến.
3.1. Bọc răng sứ bị nhiễm trùng do kỹ thuật kém
Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bọc răng sứ bị nhiễm trùng. Đa phần những trường hợp này xảy ra khi người thực hiện kỹ thuật tay nghề còn non. Trong quá trình mài răng không đúng tỉ lệ hay phần ngà răng cũng rất dễ bị thương tổn do khoang miệng không được vệ sinh tốt.
Khi lắp răng sứ vào răng thật là công đoạn dễ mắc sai lầm nhất. Hai răng lắp vào không khít nhau tạo kẽ hở là môi trường thuận lợi cho các đồ ăn ứ đọng, gây ra viêm nhiễm. Bác sĩ làm không cẩn thận tác động mạnh đến nướu cũng khiến bộ phận này bị dị ứng, dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng. Một số trường hợp khác, bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật còn làm bọc răng sứ bị lệch khớp cắn kéo theo tình trạng đau nhức hàm.
3.2. Do tác động đến khoảng sinh học Barrier
Khoảng sinh học là một vùng bao quanh răng giúp cho vi khuẩn không xâm nhập sâu xuống phía dưới. Mỗi khi vi khuẩn xâm nhập được tới khoảng sinh học thì nó có xu hướng tạo một vùng Barrier mới ở phần thấp hơn của răng, gây tụt lợi hoặc tiêu xương.
Việc này xảy ra là do một số nha sĩ chưa lành nghề mài răng không cẩn thận gây xâm phạm khoảng sinh học. Từ đó kích thích tiêu xương xuống vùng dưới để tạo một khoảng sinh học khác gây hiện tượng nhiễm trùng.
3.3. Do có bệnh lý răng miệng chưa điều trị dứt điểm
Một số người có những bệnh lý răng miệng từ trước nhưng chưa được điều trị khỏi hẳn như viêm lợi, viêm nha chu đã thực hiện bọc răng sứ. Vi khuẩn còn sót lại ở những tình trạng trên lợi dụng tấn công gây nhiễm trùng.
Xem thêm: Răng sứ bị sứt vỡ có hàn được không? Cách khắc phục tốt nhất là gì?
3.4. Do cơ địa
Một vài loại răng sứ có thành phần kim loại dễ gây dị ứng như Titan, kẽm,… Bên cạnh đó, những dụng cụ trong quá trình thực hiện thủ thuật không được đảm bảo vô trùng cũng rất dễ gây dị ứng cho người bệnh. Do vậy những trường hợp nhiễm trùng do nguyên nhân này thường diễn biến rất nhanh.
3.5. Bọc răng sứ bị nhiễm trùng do không biết chăm sóc
Sau khi bọc răng sứ, bạn sẽ sở hữu một hàm răng mới bóng đẹp nên nhiều người không chú trọng đến việc vệ sinh răng nữa. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến tình trạng nhiễm trùng xảy ra.
4. Các biện pháp khắc phục tình trạng bọc răng sứ bị nhiễm trùng
4.1. Cải thiện tạm thời với bài thuốc dân gian
Ngậm và súc miệng nước muối hoặc dùng lá trầu không đắp lên vị trí nhiễm trùng là cách được nhiều người sử dụng khi bị nhiễm trùng. Tuy nhiên để các biện pháp này có hiệu quả cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài và tốn khá nhiều công sức.
Và hơn hết những phương pháp này không thể điều trị tận gốc được nguyên nhân của bệnh. Do vậy ngay khi phát hiện tình trạng nhiễm trùng ở răng miệng, bạn nên đến gặp nha sĩ để được can thiệp kịp thời.
4.2. Bọc lại răng sứ
Khi tình trạng bọc răng sứ bị nhiễm trùng được chẩn đoán là do nguyên nhân sai sót trong kĩ thuật. Nha sĩ có thể chỉ định tháo răng sứ trước đó ra để bọc lại. Nha khoa Trẻ có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.
Bên cạnh đó máy móc thiết bị công nghệ hiện đại như máy scan giúp lấy dấu răng chính xác nhất và chất liệu sứ đạt chuẩn giúp quá trình bọc răng sứ đạt hiệu quả cao nhất.
4.3. Nạo sạch ổ viêm nhiễm
Trong những trường hợp nhiễm trùng diễn ra do phần khung của răng sứ chụp sâu vào lợi làm tổn thương đến nướu. Nha sĩ sẽ can thiệp bằng cách cắt lợi để nạo dứt điểm ổ viêm nhiễm tránh tình huống tiêu xương và rụng răng.
Thông qua bài viết trên, ta có thể nhận thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bọc răng sứ bị nhiễm trùng. Để hạn chế nhất tình trạng này bạn nên thường xuyên đến các cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám định kỳ.
Liên hệ Nha khoa Trẻ ngay để nhận được sự tư vấn tận tình từ các y bác sĩ có chuyên môn cao theo số hotline 0901.334.334 hoặc nhắn tin qua cửa sổ chat bên phải nhé!