Nếu sau bọc răng sứ người dùng nhận thấy các triệu chứng răng sứ bị lung lay, bị lỏng hay dễ rơi ra ngoài thì cần kiểm tra để điều chỉnh kịp thời. Mặc dù tình trạng này xảy ra không nhiều nhưng vẫn có thể xuất hiện do một số nguyên nhân và gây ra ảnh hưởng nhất định đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.
Nội dung bài viết
1. Vì sao răng sứ bị lung lay?
Bọc răng sứ là giải pháp nha khoa thực hiện chụp sứ lên cùi răng thật để khôi phục hình thể cho răng. Giúp bảo vệ răng khỏi các tác nhân bên ngoài cũng như mang đến hiệu quả thẩm mỹ cao. Răng sau bọc sứ có khả năng chịu lực ăn nhai ổn định, tuổi thọ trung bình từ 10 – 20 năm tùy loại răng sứ.
Tuy nhiên, có một số trường hợp răng sứ bị lung lay chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng. Điều này xảy ra chủ yếu do những nguyên nhân dưới đây.
1.1 Chăm sóc răng miệng sai cách
Quá trình chăm sóc, vệ sinh răng miệng hàng ngày không được chú trọng dễ tạo điều kiện cho mảng bám và vi khuẩn tích tụ ở kẽ răng. Lâu ngày gây ra các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…
Khi đó, các mô nâng đỡ răng sứ cũng như các răng thật đã bị tổn thương, nướu lợi tụt xuống khiến răng sứ bị lung lay. Điều này không chỉ làm răng sứ bị hỏng mà còn kéo theo nhiều biến chứng răng miệng nguy hiểm khác.
1.2 Keo dán răng sứ kém chất lượng
Để gắn mão sứ cố định trên cùi răng thật, bác sĩ cần sử dụng một loại keo dán chuyên dụng có độ kết dính tốt. Keo dán kém chất lượng có thể là nguyên nhân khiến răng sứ lỏng lẻo, keo dán dễ bị phá hủy bởi nước bọt và axit trong khoang miệng khiến răng sứ bị lung lay.
1.3 Chưa điều trị triệt để bệnh lý răng miệng trước khi phục hình
Trước đó, bác sĩ chưa kiểm tra răng miệng kỹ lưỡng mà đã tiến hành bọc răng sứ sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ răng miệng. Bác sĩ chưa điều trị bệnh lý dứt điểm, bệnh lý sâu răng sẽ làm chân răng yếu đi và dễ lung lay, thậm chí là mất răng thật.
1.4 Bọc răng sứ sai kỹ thuật
Bác sĩ không có chuyên môn, trình độ tay nghề kém dẫn đến mài răng quá nhiều hoặc quá ít, lấy dấu răng không chính xác. Bọc răng sứ trong trường hợp này khó đảm bảo độ vừa vặn, sát khít, sau một thời gian ngắn răng sứ sẽ bị lung lay, răng sứ bị vỡ và rơi ra ngoài. Cùng với đó là các triệu chứng đau nhức, ê buốt răng khi mài quá nhiều men răng thật.
2. Tác hại khi răng sứ bị lung lay
Tình trạng này chắc chắn sẽ đem lại rất nhiều rắc rối và ảnh hưởng trong quá trình ăn nhai, sinh hoạt hằng ngày của bạn. Cụ thế như:
- Răng sẽ trở nên nhạy cảm, ê buốt kéo dài khi ăn đồ ăn quá nóng, quá lạnh hay từ những kích thích bên ngoài như thời tiết.
- Mão răng sứ có thể bị xô lệch làm cản trở quá trình ăn nhai lẫn quá trình tiêu hóa của khách hàng.
- Răng sứ lung lay làm hở chân răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn và mảng bám hình thành, phát triển. Điều này là dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, hôi miệng, viêm nướu,…
- Mão sứ không chắc chắn làm gương mặt và nụ cười trở nên kém tự nhiên cũng như khiến bạn trở nên tự ti hơn khi đối diện mọi người.
3. Cách khắc phục răng sứ bị lung lay
Khi răng sứ bị lung lay sẽ bắt đầu có nguy cơ làm hở chân răng sứ gây giắt thức ăn, nguy cơ cao làm hỏng răng thật bên trong. Do đó, không nên để tình trạng này kéo và cần điều trị triệt để, đảm bảo chức năng ăn nhai và bảo tồn răng thật tối đa.
Để khắc phục răng sứ bị lung lay bác sĩ cần xem xét mức độ tổn thương của răng lợi. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà giải pháp điều trị là khác nhau.
2.1 Răng sứ lung lay nhưng mô răng thật vẫn khỏe mạnh
Sau khi kiểm tra, nếu xác nhận phần cùi răng thật bên trong vẫn tốt, chưa mắc bệnh lý răng miệng thì cách xử lý khá đơn giản. Bác sĩ sẽ tháo mão răng sứ ra và gắn lại, đảm bảo keo dán liên kết tốt và răng sứ được gắn cân xứng, sát khít với cùi răng.
2.2 Mô răng thật đã bị nhiễm bệnh
Mức độ nghiêm trọng hơn khi phần cùi răng bên trong đã bị mắc bệnh lý răng miệng, chân răng yếu đi. Lúc này cần thực hiện chăm sóc, vệ sinh răng miệng và can thiệp điều trị nha khoa để loại bỏ vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh.
- Làm lại răng sứ mới: Nếu cùi răng vẫn có thể bảo tồn, xương hàm chưa bị tiêu biến thì sau khi hồi phục sẽ tiến hành bọc răng sứ lần 2. Đáp ứng tiêu chí điều trị triệt để bệnh lý trước khi phục hình, ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh lý.
- Nhổ răng và trồng răng giả: Trường hợp răng bị sâu quá nặng, mất phần lớn chân răng hoặc xương hàm đã bị tiêu còn quá ít thì sẽ phải nhổ bỏ răng. Điều này giúp ngăn ngừa vi khuẩn viêm nhiễm lan rộng và phá hủy toàn bộ các tổ chức quanh răng. Bác sĩ khuyến cáo nên trồng răng Implant sau nhổ răng giúp duy trì thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và ngăn chặn các biến chứng mất răng nguy hiểm.
Xem thêm: Răng sứ hết hạn sau bao lâu? Cách khắc phục như thế nào?
4. Cách phòng tránh răng sứ bị lung lay
Nha khoa Trẻ xin bật mí một số lưu ý dưới đây để giúp bạn đọc có thể phòng tránh tối đa tình trạng này.
- Hãy ưu tiên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để được làm việc cùng các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và hệ thống máy móc hiện đại. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ làm răng sứ bị lung lay do lỗi về kỹ thuật, chất liệu sứ hay sai sót trong quy trình thực hiện.
- Việc vệ sinh răng miệng đúng cách ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền cũng như tuổi thọ của răng sứ. Bạn cần thực hiện chải răng ít nhất 2 lần/ngày cùng bàn chải mềm để loại bỏ mảng bám. Hãy kết hợp thêm tăm nước, chỉ nha khoa, nước súc miệng,… để đem lại hiệu quả làm sạch tối ưu.
- Trong thực đơn hàng ngày, hãy hạn chế các loại đồ ăn quá nóng, quá lạnh hay quá dai, quá cứng để hạn chế tác động đến răng sứ.
- Hãy đến nha khoa và tái khám định kỳ mỗi 6 tháng/lần. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng quan của răng miệng cũng như tình trạng những chiếc răng sứ của bạn.
Vì vậy, khi thực hiện bọc răng sứ hay khắc phục tình trạng răng sứ bị lung lay tại Nha khoa Trẻ bạn hoàn toàn có thể yên tâm và đạt được kết quả đáng mong đợi. Nếu bạn cần thăm khám hoặc tư vấn trực tiếp thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được bác sĩ hỗ trợ miễn phí.
NHA KHOA TRẺ HÀ NỘI
- Fanpage: nhakhoatrehanoi
- Hotline: 0901 334 334
- Địa chỉ: 38 Ngụy Như, Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội