[Cảnh giác] Biến chứng bọc răng sứ bị đau mỏi hàm, khó ăn nhai
Bọc răng sứ bị đau mỏi hàm là tình trạng ít gặp, tuy nhiên hậu quả mà nó gây ra lại rất đáng lo ngại, có thể gây cản trở ăn nhai, gây rối loạn khớp hàm,...
Bọc răng sứ là giải pháp nha khoa thẩm mỹ khắc phục các vấn đề răng sứt mẻ, ố vàng, xỉn màu được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay. Sau bọc răng sứ, các răng sẽ giúp khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ tối ưu giúp khách hàng tự tin với nụ cười mới của mình.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp không đảm bảo các điều kiện an toàn trong điều trị nên dẫn tới những biến chứng đáng tiếc. Biến chứng bọc răng sứ bị đau mỏi hàm khá ít gặp nhưng lại gây ra những ảnh hưởng nặng nề. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên nhân cũng như cách khắc phục biến chứng này nhé!
1. Tại sao bọc răng sứ bị đau mỏi hàm?
Tình trạng bọc răng sứ bị đau mỏi hàm còn được gọi với thuật ngữ chuyên môn là bệnh lý khớp thái dương hàm. Khi đó sẽ làm rồi loạn chức năng và nặng hơn là rối loạn cấu trúc khớp nhai với triệu chứng đau, mỏi khớp hàm, hoạt động ăn nhai khó khăn hơn.
Nếu sau bọc răng sứ có hiện tượng này thì nguyên nhân chủ yếu là do bọc răng sứ sai kỹ thuật, mài răng quá nhiều và bọc răng sứ không khớp gây ra tình trạng sai khớp cắn. Trường hợp này sẽ dẫn đến rất nhiều nguy cơ răng miệng khác như răng bọc sứ bị viêm tủy, bọc răng sứ bị hở chân răng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh lý nghiêm trọng.
Một số nguyên nhân khác là do bệnh nhân bị stress nhiều trong quá trình làm răng, cũng có thể do bác sĩ làm việc thao tác trên miệng quá lâu khiến bệnh nhân bị trật khớp, di lệch đĩa không hồi phục.
Nếu bệnh nhân đã có vấn đề về khớp cắn từ trước ở dạng nguy cơ thì tại thời điểm làm răng gây vượt ngưỡng cũng sẽ dẫn đến những triệu chứng rõ ràng ở khớp cắn.
2. Giải pháp điều trị đau khớp hàm sau bọc răng sứ?
Thông thường, bọc răng sứ hay bất kỳ một dịch vụ chỉnh nha nào khác đều cần đảm bảo về vấn đề khớp cắn. Nó là yếu tố quan trọng quyết định đến cấu trúc và sự hoạt động của khớp cắn sau này, cần đảm bảo duy trì chức năng ăn nhai tốt nhất cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, nếu chẳng may gặp phải tình trạng bọc răng sứ bị đau mỏi hàm do bọc răng sứ sai cách thì những hậu quả gây ra rất đáng lo ngại. Tình trạng này bị lệch khớp cắn không chỉ gây mất thẩm mỹ khiến bạn ngại ngùng khi giao tiếp mà còn ảnh hưởng tới phát âm, cản trở chức năng ăn nhai. Nghiêm trọng sẽ không thể nghiền nát được thức ăn, mất hoàn toàn chức năng ăn nhai cơ bản.
Vậy nên, tình trạng bọc răng sứ bị đau mỏi hàm được khuyến khích điều trị sớm để khắc phục các vấn đề về rối loạn khớp nhai. Khi đó cần xác định nguyên nhân để đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp nhất. Có thể sẽ phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.
Điều trị stress:
Tình trạng stress có thể khiến tình trạng bệnh lý nặng thêm, khi đó những nỗ lực điều trị của bác sĩ cũng trở nên vô ích. Do đó với những người hay căng thẳng thì cần có các giải pháp giảm stress. Bạn có tham gia các bài tập thư giãn như yoga, thiền, thể thao vận động nhẹ. Với trường hợp stress tâm lý quá nặng thì bạn sẽ được khuyến cáo nên đến bác sĩ tâm lý tư vấn.
Điều trị bằng bài tập vận động hàm:
Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn các bài tập vận động hàm và theo dõi sát sao để đảm bảo bạn đang tập đúng cách và có hiệu quả trong điều trị.
Đeo máng nhai:
Điều trị máng nhai sẽ thực hiện trong vòng 4 – 6 tháng, thường sẽ phải đeo vào ban đêm để ổn định vị trí lồi cầu.
Phẫu thuật:
Một số trường hợp nặng phải tiến hành điều trị phẫu thuật khớp như rửa khớp, tiêm trực tiếp vào khớp hoặc phẫu thuật khớp cắn.
Thông thường điều trị với tình trạng bọc răng sứ bị đau mỏi khớp là giai đoạn sớm nên việc điều trị đáp ứng nhanh với khả năng bảo tồn cao.
Xem thêm: Bọc răng sứ bị nhiễm trùng: Nguyên nhân và cách khắc phục
Như vậy, Nha khoa Trẻ đã chia sẻ chi tiết về biến chứng bọc răng sứ bị đau mỏi hàm cũng như giải pháp điều trị hiệu quả. Ngay khi quyết định làm răng sứ thì hãy đảm bảo lựa chọn một nha khoa uy tín, một bác sĩ giàu kinh nghiệm để có thể an tâm điều trị, hợp tác tốt với bác sĩ và đạt kết quả bọc răng sứ tối ưu.