Bị tê bì môi sau khi nhổ răng khôn có nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu?
Tình trạng bị tê bì môi sau khi nhổ răng khôn khiến bạn khó chịu? Tại sao lại xảy ra tình trạng này? Có nguy hiểm hay không? Click vào để nhận tư vấn.
Tình trạng bệnh nhân bị tê bì môi sau khi nhổ răng khôn là một trong những biến chứng thường gặp. Hiện tượng này do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể gây khó chịu cho người mắc phải. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này và làm sao để hạn chế? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân gây tê bì môi sau khi nhổ răng khôn
1.1 Do hàm lượng thuốc tê vẫn chưa hết
Trước khi tiến hành nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ tiêm một lượng thuốc tê và thuốc giảm đau phù hợp với từng đối tượng. Việc tiêm vào khu vực xung quanh vị trí nhổ giúp người bệnh không cảm thấy đau đớn trong xuyên suốt ca phẫu thuật.
Bệnh nhân bị tê bì môi sau khi nhổ răng khôn có thể do thuốc tê vẫn còn tác dụng. Hiện tượng này thường kéo dài trong 30 phút đến 4 giờ. Thông thường sau khoảng thời gian trên, bệnh nhân sẽ không còn cảm giác tê bì môi nữa.
1.2 Viêm nhiễm, dị ứng hoàn toàn có thể xảy ra
Đôi khi cơ thể bệnh nhân sẽ bị phản ứng với thuốc tê hay các loại thuốc khác trong quá trình phẫu thuật. Bệnh nhân sẽ bị tê bì môi sau khi nhổ răng khôn cùng một số triệu chứng như mẩn ngứa, khó thở,…
Ngoài ra, nếu không chăm sóc răng miệng sau khi nhổ, tình trạng viêm nhiễm hoàn toàn có thể xảy ra. Môi và hàm bị mất cảm giác, khoang miệng bị hôi và sưng tấy. Bạn cần đến bác sĩ để xử lý tình trạng này ngay lập tức.
1.3 Dây thần kinh bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật
Đối với một số ca mổ khó, chân răng có thể chạm hay quặp trực tiếp và các dây thần kinh kế cận. Thông thường sẽ xảy ra ở các răng khôn hàm dưới, nơi tập chung nhiều dây thần kinh hơn hẳn so với hàm trên.
Trong quá trình nhổ, dây thần kinh bị chèn ép hay tổn thương sẽ khiến bệnh nhân bị tê bì môi sau khi khi nhổ răng khôn. Quá trình phục hồi sẽ kéo dài từ 3-4 tháng để có lại cảm giác vùng môi và hàm. Một số trường hợp không mong muốn, bệnh nhân có thể bị đứt dây thần kinh dẫn đến tê liệt nửa mặt.
Tình trạng này thường kéo dài sau vài tuần đến vài tháng. Tuy nhiên, nếu các dấu hiệu không thuyên giảm sau 6 tháng, bạn cần đến ngay các cơ sở nha khoa uy tín để được nhận tư vấn.
2. Bị tê bì môi sau khi nhổ răng khôn có nguy hiểm không?
Nhìn chung, đây là tình trạng không gây ảnh hưởng quá nhiều đến cơ thể và chỉ tồn tại tạm thời. Tuy nhiên, nếu các hiện tượng tê môi kéo dài dai dẳng cùng với cảm giác đau nhức, sưng tấy thì đó là triệu chứng nguy hiểm. Bạn cần tìm đến sự hỗ trợ và tư vấn của bác sĩ để tránh hậu quả về sau.
Ngoài ra, do bệnh nhân có thể bị dị ứng với các loại thuốc được sử dụng, việc thông báo với bác sĩ là vô cùng cần thiết. Nếu tình trạng tê bì môi sau khi nhổ răng khôn là do dị ứng, bạn cần được theo dõi phản ứng cơ thể đề phòng biến chứng xảy ra.
Xem thêm:
Cắt lợi trùm răng khôn bao nhiêu tiền? Lưu ý sau khi cắt?
Nhổ răng khôn siêu âm khác nhổ răng truyền thống như thế nào?
3. Cách hạn chế biến chứng khi nhổ răng khôn
Bị tê bì môi sau khi nhổ răng khôn là một trong những biến chứng không ai mong muốn xảy ra. Để hạn chế những tình trạng này, Nha Khoa Trẻ xin đưa ra các lưu ý dành riêng cho bạn.
3.1 Hãy lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín
Mặc dù là ca tiểu phẫu đơn giản, nhổ răng khôn vẫn đòi hỏi các bác sĩ có tay nghề và chuyên môn cao thực hiện. Một sai sót nhỏ hoàn toàn có thể để lại biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân sau này.
Các nha khoa chất lượng cao đã áp dụng công nghệ nhổ răng bằng sóng siêu âm cao tần giúp loại bỏ răng khôn nhanh chóng. Đội ngũ y bác sĩ yêu cầu kinh nghiệm và kiến thức được đào tạo để có thể áp dụng các công nghệ đó vào thực tiễn.
Tại các cơ sở uy tín, hệ thống máy móc được trang bị tối tân. Tiêu biểu ở Nha Khoa Trẻ, các trang thiết bị được nhập khẩu trực tiếp tại các nước đang phát triển. Cùng với sự hỗ trợ của máy móc, trải nghiệm nhổ răng khôn của bạn sẽ vô cùng an toàn và hạn chế cảm giác đau đớn.
3.2 Chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng khôn
Vệ sinh răng miệng cẩn thận sẽ giúp tình trạng hồi phục tiến triển nhanh chóng và an toàn hơn. Việc xuất hiện biến chứng như bị tê bì môi sau khi nhổ răng khôn, nhiễm trùng,… sẽ được hạn chế tối đa.
Bạn hoàn toàn có thể đánh răng bình thường sau khi nhổ răng. Hãy lựa chọn những loại bàn chải có lông mềm cùng các sản phẩm được nha khoa tin dùng. Tiêu biểu có thể kể đến như chỉ nha khoa, nước súc miệng hay loại kem đánh răng phù hợp.
Trong quá trình vệ sinh cũng như sinh hoạt, hãy hạn chế tối đa tác động vào vùng bị đau. Nếu thực hiện quá mạnh hay có tác động từ bên ngoài, nguy cơ chảy máu lại hoàn toàn có thể xảy ra. Nướu có thể bị tác động dẫn đến quá trình lành thương diễn ra lâu hơn.
3.3 Nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý
Sau khi nhổ răng, bạn nên chườm đá lạnh nhằm hạn chế cơn đau nhức. Sau 24 giờ có thể sử dụng khăn nóng. Các việc nặng quá sức hay vận động mạnh cần được hạn chế để có thời gian nghỉ ngơi và vết mổ được lành lại.
Chế độ ăn uống cũng thật sự cần lưu tâm. Bệnh nhân hạn chế tuyệt đối các đồ ăn cứng, dai, phải sử dụng quá nhiều lực để răng không bị tổn thương lại. Những loại thực phẩm mềm, ít ngọt, ít chua sẽ giúp vết thương chóng lành hơn.
3.4 Tái khám định kỳ phòng ngừa biến chứng
Việc tái khám định kỳ là rất quan trọng. Các tình trạng đau nhức, bị tê bì môi sau khi nhổ răng khôn,… sẽ được kiểm tra cẩn thận và đưa ra phương án khắc phục kịp thời.
Ngoài ra, bác sĩ có thể đưa ra những lời tư vấn giúp cải thiện tình trạng răng miệng bệnh nhân. Các loại thuốc giảm đau, những thực phẩm cần tránh xa, cách vệ sinh răng miệng đúng đắn,… là những thứ bạn hoàn toàn có thể hỏi nha sĩ của mình.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn các nguyên nhân và cách hạn chế tình trạng bị tê bì môi sau khi nhổ răng khôn. Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc hay có nhu cầu thực hiện nhổ răng khôn an toàn không đau, liên hệ với Nha Khoa Trẻ qua hotline 0901.334.334.