Bị sái quai hàm phải làm sao? Cách chữa và phòng ngừa hiệu quả
Bị sái quai hàm phải làm sao để giảm đau nhanh? Nghỉ ngơi đúng cách, điều chỉnh chế độ ăn, từ bỏ thói quen xấu để hỗ trợ phục hồi hiệu quả.

Sái quai hàm có thể khiến bạn đau nhức, khó nhai hoặc nói chuyện bình thường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày. Vậy bị sái quai hàm phải làm sao để xử lý đúng cách và tránh biến chứng? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và hướng dẫn các cách điều trị sái quai hàm hiệu quả.
1. Sái quai hàm là gì?
Sái quai hàm (hay còn gọi là trật khớp quai hàm) là tình trạng khớp giữa xương hàm dưới và xương thái dương bị lệch khỏi vị trí bình thường. Đây là cụm khớp quan trọng giúp thực hiện các chức năng như nói chuyện, ăn uống, há miệng và ngậm miệng.
Khi khớp này bị sai lệch, chuyển động của hàm trở nên bất thường, gây ra cảm giác đau, mỏi, khó nhai hoặc há miệng. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống hằng ngày.

2. Nguyên nhân sái quai hàm
Sái quai hàm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, liên quan đến thói quen sinh hoạt, tư thế hoặc các yếu tố bệnh lý. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
- Chấn thương vùng hàm: Va đập mạnh hoặc tai nạn gây tổn thương đến cơ, dây chằng hoặc cấu trúc khớp hàm. Điều này khiến khớp bị lệch khỏi vị trí bình thường.
- Viêm nhiễm vùng miệng – họng: Nhiễm trùng ở khu vực miệng, họng hoặc mô quanh khớp thái dương hàm cũng có thể ảnh hưởng đến khớp hàm, gây ra trẹo quai hàm
- Tư thế ngủ sai: Thói quen nằm nghiêng một bên quá lâu, nằm sấp hoặc nghiến răng khi ngủ có thể gây áp lực lên khớp hàm và dẫn đến sái quai hàm.
- Há miệng quá to: Các tình trạng sái quai hàm khi ăn, sái quai hàm khi ngáp là do cử động mở miệng vượt quá mức cho phép của hàm khiến khớp hàm bị trật khỏi vị trí ban đầu.
- Căng cơ do làm việc quá sức: Mang vác nặng, vận động sai tư thế sẽ gây áp lực lên vùng cổ, vai và hàm, dẫn đến co rút cơ và kéo theo trẹo quai hàm.
- Căng thẳng, stress kéo dài: Tình trạng tâm lý căng thẳng làm các cơ vùng hàm siết chặt một cách vô thức, lâu ngày sẽ gây mất cân bằng và dẫn đến sái quai hàm.
3. Dấu hiệu bị sái quai hàm
Sái quai hàm không chỉ gây đau đơn thuần mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Những dấu hiệu bị sái quai hàm có thể kể đến như:
3.1. Đau mỏi vùng trước tai, ù tai
Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết của sái quai hàm là đau nhức vùng trước tai, cơn đau có thể lan từ thái dương lên đỉnh đầu hoặc sang tai. Nhiều trường hợp còn kèm theo ù tai, nghe kém hoặc mất thính lực tạm thời do ảnh hưởng đến dây thần kinh quanh khớp.

3.2. Cứng ở giữa cổ và quai hàm
Người bệnh có thể cảm thấy căng cứng, ê mỏi vùng cổ và quai hàm, đặc biệt khi xoay đầu hoặc cúi nghiêng. Tình trạng này thường xuất hiện rõ vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, do nằm sai tư thế hoặc nghiến răng trong khi ngủ. Nếu để lâu không điều chỉnh, sự căng cơ kéo dài sẽ làm giảm độ linh hoạt của khớp hàm, ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.
3.3. Nghe tiếng "lục cục" khi há miệng
Khi há miệng, ăn uống hoặc cười lớn, người bị sái quai hàm có thể nghe thấy tiếng “lục cục” hoặc “lách cách” từ khớp hàm do khớp bị lệch khỏi vị trí bình thường. Tình trạng này thường đi kèm cảm giác khó mở miệng to, hàm bị “kẹt” tạm thời, gây cản trở trong giao tiếp và ăn nhai.
4. Bị sái quai hàm phải làm sao?
Bị sái quai hàm phải làm sao để giảm đau và phục hồi nhanh là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, cần chủ động xử lý sớm để tránh biến chứng và lệch khớp kéo dài. Dưới đây là một số cách đơn giản có thể áp dụng tại nhà:
4.1. Nghỉ ngơi và hạn chế vận động hàm
Khi bị sái quai hàm, người bệnh cần nghỉ ngơi và hạn chế vận động hàm để tránh làm tổn thương nặng hơn. Không nên nói nhiều, nhai mạnh, há miệng to hoặc ngáp quá mức. Trong những tuần đầu, hãy duy trì tư thế ngủ đúng để giảm áp lực lên khớp hàm.
4.2. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Người bệnh nên ưu tiên thực phẩm mềm, lỏng, dễ nhai như cháo, súp, sinh tố và tránh các món cứng, dai, cần nhai nhiều để không làm tình trạng lệch khớp nặng thêm. Chế độ ăn uống phù hợp giúp giảm áp lực lên khớp hàm và hỗ trợ phục hồi nhanh hơn.
4.3 Chườm khăn ấm để giảm đau và giãn cơ
Chườm ấm là cách đơn giản và hiệu quả để giảm đau và giãn cơ hàm. Người bệnh nên dùng khăn ấm chườm lên vùng quai hàm khoảng 20 phút, lặp lại vài lần mỗi ngày. Nhiệt độ ấm giúp tăng tuần hoàn máu, làm dịu cơ bị co cứng và giảm cảm giác đau tức thì.
5. Cách chữa sái quai hàm
Việc điều trị sái quai hàm cần dựa trên mức độ tổn thương và tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. Nếu sái quai hàm nhẹ có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, với các trường hợp nặng, cần phải can thiệp chuyên sâu
5.1. Phương pháp nắn quai hàm
Đây là phương pháp phổ biến, thường áp dụng cho các trường hợp sái quai hàm cấp tính và chưa có tổn thương nghiêm trọng. Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ tiêm thuốc giảm đau hoặc thuốc giãn cơ để giúp người bệnh giảm cảm giác khó chịu và thư giãn cơ hàm.
Sau đó, bác sĩ đặt tay vào vùng hàm dưới, dùng hai ngón tay ấn nhẹ theo hướng xuống dưới và ra sau. Khi xương hàm bắt đầu chuyển động trơn tru, đó là dấu hiệu cho thấy khớp đã trở lại đúng vị trí ban đầu.
5.2. Phẫu thuật chỉnh quai hàm
Phẫu thuật là phương án điều trị cuối cùng, chỉ được áp dụng khi khớp hàm bị lệch nghiêm trọng và không thể nắn lại bằng tay. Phương pháp này thường dành cho các trường hợp mãn tính hoặc có biến chứng đi kèm.
Quy trình phẫu thuật cần được thực hiện tại cơ sở y tế chuyên khoa Cơ xương khớp, nơi có đầy đủ trang thiết bị hiện đại và bác sĩ giàu kinh nghiệm. Trước khi tiến hành, người bệnh phải được thăm khám kỹ lưỡng và có chỉ định rõ ràng từ bác sĩ chuyên khoa.
6. Một số cách phòng tránh sái quai hàm
Thay vì lo lắng bị sái quai hàm phải làm sao, bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa bằng cách thay đổi lối sống. Dưới đây là một số cách đơn giản giúp phòng tránh hiệu quả.
- Ăn uống đúng cách: Ưu tiên thực phẩm mềm, dễ nhai và nhai đều hai bên hàm. Hạn chế đồ ăn cứng, dai và không nhai kẹo cao su quá lâu.
- Hạn chế các động tác mở miệng quá mức: Tránh há miệng to khi ngáp, cười hoặc ăn. Có thể dùng tay nâng cằm để kiểm soát độ mở miệng.
- Bảo vệ và giữ thư giãn cho khớp hàm: Không nghiến răng, không siết chặt hàm khi căng thẳng. Nên massage nhẹ vùng hàm để giảm co cứng cơ.
- Tập luyện và thói quen tốt: Giữ tư thế đầu, cổ thẳng, hạn chế mang vác lệch bên. Có thể tập các bài vận động hàm nhẹ theo hướng dẫn.
- Duy trì lối sống lành mạnh: Ngủ đủ, giảm stress và sinh hoạt điều độ giúp cơ hàm thư giãn tự nhiên. Tránh căng thẳng kéo dài.
- Theo dõi sức khỏe khớp hàm: Khám định kỳ nếu từng bị sái hàm. Khi có dấu hiệu bất thường nên đi kiểm tra sớm.
7. Điều trị sái quai hàm tại Nha Khoa Trẻ
Nha Khoa Trẻ là địa chỉ uy tín chuyên sâu trong điều trị các vấn đề liên quan đến khớp thái dương hàm, bao gồm cả tình trạng sái quai hàm. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản tại các Trường Đại Học hàng đầu trong và ngoài nước, phòng khám luôn mang đến giải pháp điều trị hiệu quả và an toàn.
Cơ sở vật chất tại đây được trang bị các thiết bị công nghệ hiện đại như Modjaw, iTero và CT Cone Beam 3D, cho phép chẩn đoán chính xác đến 99%. Dựa trên kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị cá nhân hóa, phù hợp với từng mức độ lệch khớp của bệnh nhân. Bên cạnh đó, quá trình điều trị luôn được theo dõi sát sao và hướng dẫn chăm sóc sau điều trị kỹ lưỡng, giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng và hạn chế tái phát.
Sái quai hàm nếu không được xử lý đúng cách có thể gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn bị sái quai hàm phải làm sao để điều trị hiệu quả, hãy đến Nha Khoa uy tín như Nha khoa trẻ. Với đội ngũ bác sĩ chuyên sâu cùng hệ thống thiết bị hiện đại nơi đây sẽ giúp bạn xây dựng phác đồ điều trị phù hợp và nhanh chóng.
Bài viết liên quan
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Làm trắng răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa
- Bệnh khớp thái dương hàm