Nội dung chính

Bị áp xe răng kiêng ăn gì? Cần làm gì để nhanh hồi phục?

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 18/09/2022, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Bệnh lý áp xe răng không hiếm gặp và vấn đề “bị áp xe răng kiêng ăn gì” cũng được rất nhiều người quan tâm. Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến tiến triển của bệnh lý.

Bệnh lý áp xe răng không hiếm gặp và vấn đề “bị áp xe răng kiêng ăn gì” cũng được rất nhiều người quan tâm. Chế độ ăn uống khi điều trị áp xe răng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hồi phục cũng như tiến triển của bệnh lý. Nếu bạn kiêng ăn đúng cách thì sẽ nhanh chóng kiểm soát tốt áp xe răng và bảo vệ sức khỏe tối ưu cho mình.

Bị áp xe răng kiêng ăn gì?

1. Áp xe răng là gì?

Để hiểu rõ áp xe răng kiêng ăn gì thì trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về bệnh lý áp xe răng và tác hại của nó đối với sức khỏe con người.

Áp xe răng là tên gọi của bệnh lý viêm, nhiễm trùng mô nướu hay các mô nha chu quanh răng. Khi đó, mô nướu cũng có xu hướng rút hết chất lỏng nhiễm bệnh, dịch mủ không thể thoát ra ngoài qua đường nướu nên dần tích tụ ở chân răng, hình thành ổ áp xe.

Một số trường hợp khác, áp xe răng xuất phát từ bệnh lý sâu răng hoặc chấn thương, tủy chết hoặc hoại tử. Ổ mủ tích tụ ngay chân răng, ngày càng tiến triển nặng hơn lan rộng sang xương hàm gây sưng viêm khắp hàm. Nếu không được can thiệp kịp thời thì nguy cơ nhiễm trùng khoang miệng là rất cao, thậm chí nhiễm trùng có thể vào máu và gây tử vong.

Áp xe răng có ổ mủ ở chân răng

2. Bị áp xe răng kiêng ăn gì để nhanh khỏi?

Bệnh lý áp xe răng không thể tự khỏi mà buộc phải thực hiện điều trị bằng các giải pháp nha khoa. Tốt nhất không nên kéo dài thời gian bệnh lý để tránh gây hại cho sức khỏe.

Khi đó, bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh nên chú ý vấn đề “bị áp xe răng kiêng ăn gì”. Đảm bảo không ăn những thực phẩm làm cản trở có quá trình điều trị, làm nguy hại đến bệnh lý.

Dưới đây là danh sách những thực phẩm bạn cần kiêng tuyệt đối khi điều trị áp xe răng.

2.1 Không ăn đồ ngọt

Đứng đầu trong danh sách bị áp xe răng kiêng ăn gì chính là các loại đồ ngọt nhiều đường. Bởi chúng là nguyên nhân sâu ra khiến vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh trong khoang miệng.

Nếu sau khi ăn bánh kẹo mà không vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng thì nguy cơ sâu răng là rất cao và bệnh lý áp xe răng cũng trở nên trầm trọng hơn.

2.2 Hạn chế tinh bột và thực phẩm giàu axit

Cùng với đường thì tinh bột bám trên răng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công vào mô nướu và ổ viêm nhiễm. Thêm nữa là các thực phẩm giàu axit (trái cây chua, dưa muối,…) khi tiếp xúc với vết áp xe răng sẽ gây lở loét, sưng đỏ, vỡ mủ và viêm nhiễm lan rộng.

Xem thêm: Bà bầu bị áp xe răng có nguy hiểm không? Cách điều trị thế nào?

Thực phẩm giàu axit khiến ổ áp xe răng nghiêm trọng hơn

2.3 Áp xe răng kiêng ăn gì – thực phẩm gây khô miệng

Nước bọt trong khoang miệng có nhiệm vụ bảo vệ răng, nướu khỏi tác nhân gây ra từ vi khuẩn. Vì vậy, nếu bạn bị khô miệng thì sẽ là cơ hội để vi khuẩn tấn công mạnh vào nướu lợi, tổ chức quanh răng.

Tốt nhất bạn nên tránh xa những loại thực phẩm gây khô miệng để hỗ trợ điều trị tối ưu. Cụ thể là những đồ uống có cồn, thuốc lá, nước tăng lực,…

2.4 Thực phẩm cứng, dai, nóng hoặc lạnh

Bị áp xe răng kiêng ăn gì theo khuyến cáo của bác sĩ là tránh những thực phẩm cứng, dai, nóng và lạnh. Chúng là nguyên nhân gây kích thước nướu lợi đang bị tổn thương, từ đó khiến ổ áp xe tổn thương nặng hơn. Trong suốt thời gian điều trị hãy tránh các loại thực phẩm không tốt như trái cây giòn, hạt khô, hạt tiêu, nước đá,…

3. Người bị áp xe răng nên ăn gì?

Bên cạnh những lưu ý bị áp xe răng kiêng ăn gì thì người bệnh cũng cần áp dụng cho mình một chế độ ăn uống tăng cường đề kháng, hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn và mầm bệnh gây áp xe răng.

3.1 Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Cách chất chống oxy hóa thực chất là một số loại vitamin, khoáng chất, chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Chúng có vai trò bảo vệ các tế bào khỏi tác động của gốc tự do, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Các gốc từ do có thể tác động đến cơ thể làm tăng nguy cơ hoặc khiến áp xe răng trầm trọng hơn. Mà các gốc tự do này được tạo ra như sản phẩm phụ của quá trình phân hủy thức ăn, trao đổi chất hoặc liên quan đến yếu tố môi trường.

Nhóm thực phẩm giàu chất chống Oxy hóa hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị áp xe răng như: Ổi, ớt chuông đỏ, kiwi, dâu tây, đu đủ, cải xoăn,… Hãy chế biến các thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày để chăm sóc tốt cho sức khỏe răng miệng của mình.

Các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa tốt cho điều trị áp xe răng

3.2 Thực phẩm giàu Vitamin E

Áp xe răng nên ăn gì cần chú trọng đến thành phần Vitamin E trong thực phẩm. Vitamin E có đặc tính chống oxy hóa, bảo vệ tế bào và ngăn ngừa nhiễm trùng hiệu quả. Vì vậy các thực phẩm giàu Vitamin E rất thích hợp để cải thiện bệnh lý áp xe răng.

Các loại thực phẩm giàu Vitamin E bao gồm: hạt hướng dương, hạnh nhân, bơ, bí dao, kiwi, dầu ô liu, cá hồi, rau bina,…

3.3 Thực phẩm giàu Carotenoid

Để có hệ thống miễn dịch tốt và hiệu quả trong điều trị áp xe răng thì các loại thực phẩm giàu Carotenoid (beta-carotene và lycopene) cũng không kém phần quan trọng.

Màu tươi sáng ở các loại trái cây chính là được tạo nên bởi sắc tố Carotenoid. Chính vì vậy hãy bổ sung các loại trái cây này sẽ tốt cho bệnh lý của bạn: khoai lang, cà rốt, bí ngô, dưa lưới, ớt chuông đỏ, ra xanh lá đậm,…

3.4 Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch

Người bệnh có hệ miễn dịch tốt sẽ giúp quá trình điều trị và phòng ngừa viêm nhiễm, nhiễm trùng hiệu quả. Và để tăng cường hệ miễn dịch cho mình thì bạn có thể tham khảo các thực phẩm tốt cho sức khỏe bao gồm: Sữa chua, tỏi, cà rốt, táo, dâu tây,…

3.5 Thực hiện hỗ trợ chữa lành vết thương

Các thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn sẽ thúc đẩy quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng. Điều này là nhờ vào khả năng giảm phân tử oxi hóa, ức chế vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng.

Để nhanh chóng lành thương và hỗ trợ tốt cho bệnh lý áp xe răng thì bạn hãy lưu tâm đến những thực phẩm như: tỏi, hàu, thịt đỏ, thịt gia cầm, ngũ cốc, các loại đậu, quả hạch,…

Ngũ cốc hỗ trợ nhanh lành vết thương

4. Cần làm gì để điều trị tốt áp xe răng?

Cùng với việc bị áp xe răng kiêng ăn gì và ăn gì thì còn nhiều khuyến cáo khác của bác sĩ mà người bệnh cần nắm rõ và áp dụng hàng ngày.

Bệnh lý áp xe răng cũng bắt nguồn từ nguyên nhân chăm sóc răng miệng chưa tốt. Vì vậy cách phòng ngừa bệnh lý hiệu quả nhất là cải thiện thói quen vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống hàng ngày. Đồng thời đừng quên thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để kiểm soát tốt các bệnh lý răng miệng.

Xem thêm: U nang răng là gì và cách ngăn ngừa như thế nào?

Như vậy,  bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết “bị áp xe răng kiêng ăn gì” cũng như những vấn đề xoay quanh bệnh lý áp xe răng. Hy vọng sẽ mang đến những kiến thức hữu ích giúp bạn bảo vệ tốt răng miệng của mình. Nếu cần tư vấn về bất cứ vấn đề liên quan nào khác thì có thể liên hệ với Nha khoa Trẻ để được hỗ trợ nhanh chóng.  

 

Tác giả:

Tham vấn: Bác sĩ Nha Khoa Trẻ

Danh mục cẩm nang