NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Bệnh nha chu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị nha chu

Thiếu hiểu biết về các kiến thức răng miệng khiến bạn bị động trong việc phòng ngừa và điều trị. Bệnh nha chu cũng vậy, nếu để lâu sẽ gây ra nhiều biến chứng khó lường.

Trong nhiều năm qua, bệnh nha chu là một trong những vấn đề sức khỏe răng miệng phổ biến, có thể xảy ra ở tất cả mọi đối tượng. Nhưng nha chu là gì và nguyên nhân nào gây ra tình trạng này thì không phải ai cũng biết. Hãy để Nha khoa Trẻ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên và đưa ra cách điều trị phù hợp qua bài viết dưới đây.

1. Bệnh nha chu là gì?

Bệnh nha chu là thuật ngữ y khoa đề cập đến tình trạng nhiễm trùng, nặng hơn sẽ gây viêm nướu và xương xung quanh răng. Ở giai đoạn đầu, nướu có thể chỉ bị sưng đỏ và đôi khi chảy máu nhưng để lâu, tình trạng này sẽ tiến triển thành viêm nha chu. Khi đó, người bệnh sẽ bị bong nướu răng, thậm chí là rụng mất răng và hoàng loạt các biến chứng khác.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng phần lớn xảy ra ở người trưởng thành. Theo thống kê gần đây, sâu răng và nha chu được xếp đầu danh sách những bệnh lý răng miệng nguy hiểm nhất.

Nha chu là một trong những vấn đề sức khỏe răng miệng phổ biến

2. Nguyên nhân gây ra bệnh nha chu

Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm nha chu đó là các mảng bám thức ăn còn dính lại trên răng chưa được làm sạch và biến thành các vi khuẩn có hại cho răng miệng. Nếu không được điều trị ngay có thể bị viêm nha chu.

Mảng bám có thể cứng lại dưới đường viền nướu, kẽ răng, lâu ngày sẽ trở thành cao răng. Cao răng sẽ khó để loại bỏ hơn là mảng bám và nó cũng chứa nhiều vi khuẩn cứng đầu hơn. Chúng ta không thể loại bỏ cao răng bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa. Thay vào đó, chúng ta phải cần đến nha sĩ để loại bỏ nó, làm sạch răng miệng.

Mảng bám có thể gây viêm nướu và gây ra bệnh nha chu dạng nhẹ nhất. Viêm nướu là tình trạng nướu bị kích thích và sưng viêm một phần nướu xung quanh chân răng. Nó có thể được chữa trị hoàn toàn nếu được điều trị đúng cách từ nha sĩ và kết hợp chăm sóc răng miệng tốt tại nhà.

Viêm nướu trường diễn có thể gây viêm nha chu làm cho túi nha chu phát triển, giữa nướu và răng của bạn chứa đầy mảng bám, cao răng và vi khuẩn. Theo thời gian, các túi này trở nên sâu hơn, chứa nhiều vi khuẩn hơn, gây hại đến sức khỏe răng miệng. Nếu không được điều trị, có thể gây mất mô nướu và xương, nặng hơn có thể mất một hoặc nhiều răng.

Mảng bám tích tụ trên răng là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh nha chu

3. Triệu chứng và cảnh báo biến chứng nha chu

Bệnh nha chu có thể có những triệu chứng như nướu bị sưng, có màu đỏ tươi, đỏ sẫm và dễ chảy máu. Nướu không bao bọc chặt lấy răng, tụt nướu làm cho răng trông dài hơn bình thường và có khoảng trống mới phát triển giữa răng và nướu gây mủ. Bên cạnh đó, khi bị nha chu miệng bạn sẽ bị hôi, răng lung lay và bị đau khi ăn nhai.

Có một số loại bệnh nha chu viêm khác nhau. Viêm nha chu mãn tính là loại phổ biến nhất, ảnh hưởng đến hầu hết người lớn và một số trẻ em. Loại này được gây ra bởi sự tích tụ mảng bám, theo thời gian sẽ phá hủy nướu và xương và sẽ bị mất răng nếu không được điều trị nhanh chóng.

Nha chu hoại tử được đặc trưng bởi mô nướu bị chết, dây chằng răng và xương hỗ trợ do thiếu nguồn cung cấp máu, dần dần thiếu máu dẫn đến hoại tử và nhiễm trùng nặng. Loại này thường xảy ra ở những người có hệ thống miễn dịch bị ức chế như nhiễm HIV, điều trị ung thư, suy dinh dưỡng hoặc một số nguyên nhân khác.

Bệnh nha chu để lâu sẽ gây ra những biến chứng khó lường, đáng cảnh báo. Nó có thể gây mất răng. Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng vi khuẩn gây bệnh viêm nha chu có thể xâm nhập vào máu của người thông qua mô nướu, dần dần ảnh hưởng đến tim, phổi và các bộ phận khác của cơ thể. Điển hình là liên quan đến bệnh hô hấp, viêm khớp dạng thấp, bệnh động mạch vành hoặc đột quỵ.

Triệu chứng nha chu cảnh báo một số biến chứng nguy hiểm

4. Các biện pháp điều trị bệnh nha chu hiệu quả

4.1. Phương pháp điều trị không phẫu thuật

Với các triệu chứng nhẹ, chưa gây ảnh hưởng và biến chứng nghiêm trọng, nha sĩ sẽ chỉ định những thủ thuật điều trị không xâm lấn dao kéo như:

  • Lấy vôi răng: Nha sĩ loại bỏ mảng bám cũng như các vi khuẩn tích tụ trên bề mặt răng và dưới nướu răng bằng cách sử dụng sóng âm, laser hoặc dụng cụ nha khoa chuyên dụng, phù hợp.
  • Chà chân răng: Mục đích của thủ thuật y khoa này là làm nhẵn bề mặt chân răng. Từ đó ngăn chặn vi khuẩn có hại tiếp tục bám lên răng để hình thành mảng bám.
  • Uống thuốc kháng sinh: Vi khuẩn là nguyên nhân gốc rễ gây nha chu nên kháng sinh sẽ là thuốc trị bệnh nha chu đem lại hiệu quả tốt trong việc kiểm soát tình trạng bệnh và khả năng nhiễm trùng.

4.2. Các thủ thuật điều trị xâm lấn, phẫu thuật

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, các giải pháp điều trị không xâm lấn không còn phù hợp thì phẫu thuật nha khoa sẽ là giải pháp cuối cùng.

  • Phẫu thuật Flap để giảm độ sâu của túi nha chu: Bác sĩ sẽ rạch một hoặc nhiều đường nhỏ ở nướu để làm lộ chân răng, từ đó quá trình cạo vôi và chà chân răng trở nên dễ dàng vệ sinh sạch sẽ hơn.
  • Ghép mô mềm: Bác sĩ sử dụng mô lấy từ vòm miệng để lấp vào phần nướu bị tổn thương và mất đi.
  • Ghép men răng: Sự hình thành của các mảng bám sẽ làm mòn lớp men răng, bệnh nha chu nặng khiến răng lợi suy yếu. Vì vậy, nha sĩ sẽ thực hiện quá trình ghép men răng từ xương tổng hợp hoặc xương được hiến tặng.
  • Ứng dụng men răng tái sinh: Bác sĩ sẽ đặt một loại gel đặc biệt chứa các Protein có trong men răng vào chân răng nơi có nướu bị viêm, kích thích xương và mô mềm tại đây phát triển khỏe mạnh.
Đến nha khoa để được bác sĩ tư vấn thăm khám và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp

5. Thói quen giúp phòng ngừa bệnh nha chu

Để duy trì tốt sức khỏe răng miệng cũng như ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng, các chuyên gia khuyến khích mọi người nên tập cho mình một số thói quen tốt.

  • Gặp nha sĩ định kỳ để kiểm tra sức khỏe răng miệng và vệ sinh răng đúng cách.
  • Sử dụng bàn chải mềm để đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày và thay bàn chải sau 3 – 4 tháng.
  • Sử dụng nước súc miệng thường xuyên, kết hợp với đánh răng nhằm loại bỏ hoàn toàn những mảng bám còn sót lại giữa các răng.
  • Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa thay vì sử dụng tăm xỉa răng.

Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ thông tin nguyên nhân và cách điều trị bệnh nha chu. Hãy tìm ngay đến nha khoa uy tín mỗi khi bạn gặp vấn đề về sức khỏe răng miệng để có thể khắc phục và chữa trị kịp thời.

Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.
tiktokFacebookYoutube