Xiết ăn răng là gì? Bé bị xiết ăn răng phải làm sao?
Xiết ăn răng khiến răng bị mòn, gây đau nhức khó chịu cho trẻ. Có thể thực hiện các cách trị xiết ăn răng tại nhà hoặc đến nha khoa để chữa trị triệt để.
Bé bị xiết ăn răng là một thuật ngữ trong nha khoa, mặc dù nghe khá lạ lẫm nhưng đây hoàn toàn là bệnh lý răng miệng quen thuộc ở trẻ em. Vậy chính xác bệnh lý xiết ăn răng là gì? Bé bị xiết ăn răng phải làm sao?
1. Xiết ăn răng là gì?
Bé bị xiết ăn răng thực chất là tình trạng sâu răng thường gặp ở trẻ từ 2 – 7 tuổi. Lúc này, hệ răng sữa của trẻ có cấu trúc men răng khá yếu nên dễ bị vi khuẩn tấn công làm hư hỏng răng.
Các răng bị siết có biểu hiện trên bề mặt răng bị xỉn đen, có hiện tượng mòn dần nếu không khắc phục sớm sẽ làm mòn đến chân răng gây nguy hại cho mô nướu và mầm răng vĩnh viễn.
2. Nguyên nhân bé bị xiết ăn răng
2.1 Trẻ sử dụng nhiều thực phẩm, đồ uống có chứa đường
Các loại đồ ngọt, bánh kẹo, nước ngọt có gas,… là những loại thực phẩm có sự thu hút rất lớn, đặc biệt với trẻ nhỏ. Chính vì vậy, trẻ em luôn là đối tượng sử dụng rất nhiều các loại thực phẩm này. Hay do tâm lý phụ huynh thường nghĩ rằng con ăn được là tốt mà không kiểm soát, cho con ăn thoải mái theo ý thích,…
Do sử dụng quá nhiều đồ uống, thực phẩm chứa đường, vi khuẩn và mảng bám có thể len lỏi vào các kẽ răng. Cùng với việc chưa có ý thức về vệ sinh răng miệng, trẻ dễ dàng gặp phải tình trạng xiết ăn răng.
2.2 Chế độ ăn uống thiếu các khoáng chất quan trọng
Vitamin, canxi, fluor, khoáng chất,… là những thành phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mọi người. Việc không bổ sung đầy đủ các hợp chất này khiến men răng của trẻ yếu hơn bình thường, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng gây ra tình trạng bé bị sâu răng.
2.3 Vệ sinh răng miệng sai cách
Trên thực tế, không phải ai cũng biết cách để thực hiện chải răng, vệ sinh răng miệng đúng. Mọi người thường có xu hướng chải mạnh theo chiều ngang và điều này sẽ khiến cổ răng bị mòn theo thời gian. Từ việc người lớn không hiểu rõ sẽ dẫn đến việc dạy trẻ vệ sinh răng cũng sai cách, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
2.4 Duy trì thói quen xấu trong thời gian dài
Một số thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng có thể kể đến như nhai cơm không kỹ, ngậm cơm, không tập trung khi ăn,… Những thói quen này đều tiềm ẩn nguy cơ gây ra tình trạng xiết ăn răng ở trẻ nếu duy trì trong thời gian dài.
2.5 Bẩm sinh hay di truyền
Một số trường hợp khác là do thiếu sản men răng bẩm sinh, răng không khỏe mạnh khiến vi khuẩn dễ dàng phá hủy men răng làm sâu răng nhanh chóng. Nếu mẹ bầu đã bị sâu răng trong giai đoạn mang thai thì khả năng di truyền lại sang cho bé là rất cao.
3. Triệu chứng bé bị xiết ăn răng như thế nào?
Triệu chứng xiết ăn răng ở trẻ được xác định qua 3 giai đoạn tiến triển của bệnh lý. Mỗi giai đoạn sẽ tương ứng với những triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng. Qua đó, ba mẹ có thể xác định được tình trạng răng miệng của trẻ và có phương án xử lý phù hợp.
3.1 Răng chuyển màu, chưa hoặc ít bị mài mòn
Tình trạng xiết ăn răng nhẹ mới có những biểu hiện ngoài, chưa ảnh hưởng đến cấu trúc của răng. Giai đoạn này trẻ sẽ chưa có cảm giác đau nhức mà vẫn ăn uống và sinh hoạt bình thường. Chính vì vậy làm phụ huynh rất khó phát hiện.
3.2 Răng đã bị mài mòn
Xiết ăn răng đã tiến triển nặng hơn, bắt đầu xuất hiện hiện tượng mòn thân răng nhưng chỉ ở mức độ nhẹ và trung bình (mòn đến nửa răng). Lúc này sẽ xảy ra tình trạng ê buốt khi ăn nhai hay vệ sinh răng miệng khiến trẻ quấy khóc và chán ăn.
3.3 Răng bị mài mòn toàn bộ
Xiết ăn răng mức độ nặng, tức là đã ăn mòn hết thân răng, chỉ còn chân răng sát nướu. Đây là tình trạng nghiêm trọng nhất, khi trẻ đã có những triệu chứng đau nhức, khó chịu ở vùng chân răng. Thậm chí cơn đau buốt lên đến tận óc, đau nhức thái dương, một số trường hợp có thể bị sốt khi bé bị xiết ăn răng nặng.
Xem thêm:Nguyên nhân hôi miệng ở trẻ em
4. Cách trị xiết răng ăn tại nhà cho bé
Mặc dù đã nhận thấy những dấu hiệu bé bị xiết ăn răng nhưng nhiều bố mẹ chủ quan trước bệnh lý này khiến cho tình trạng của trẻ tiến triển nặng hơn sang giai đoạn 2 hoặc 3. Điều này sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt thường ngày của trẻ và các phương pháp điều trị xiết ăn răng sau này cũng phức tạp hơn. Chính vì vậy, ngay từ những ngày đầu tiên của bệnh lý, bố mẹ nên tìm kiếm phương pháp điều trị thích hợp cho con mình, có thể áp dụng một số mẹo chữa xiết ăn răng tại nhà như sau:
4.1 Chữa xiết ăn răng bằng dầu oliu và đinh hương
Sử dụng hỗn hợp dầu oliu và đinh hương để khắc tình trạng bé bị xiết ăn răng ngay tại nhà. Hỗn hợp này sẽ có tỷ lệ 1 thìa dầu oliu thì cần 2 thìa dầu đinh hương. Bố mẹ nên dùng tăm bông để chấm hỗn hợp này lên vùng răng bị siết, để khoảng 5 phút sau đó cho trẻ súc miệng sạch với nước ấm. Cứ thực hiện phương pháp này 3 lần/ ngày sẽ giúp bé giảm sâu răng hiệu quả.
4.2 Trị xiết răng bằng gừng hoặc tỏi
Hai nguyên liệu này có tính kháng viêm và sát trùng rất tốt nên có thể hạn chế được hoạt động của vi khuẩn. Bố mẹ có thể sử dụng gừng hoặc tỏi đã được giã nát để đắp lên vị trí sâu răng cho trẻ. Nên để trong khoảng 5 phút rồi cho trẻ súc miệng lại với nước. Phương pháp này nên thực hiện khoảng 2 lần/ ngày là có thể thấy hiệu quả rõ rệt.
5. Cách chữa xiết ăn răng cho trẻ tại nha khoa
Như vậy, bố mẹ có thể trị xiết ăn răng tại nhà cho bé với một trong 2 phương pháp trên. Tuy nhiên, theo các chuyên gia đây chỉ là các cách khắc phục tạm thời chứ không thể điều trị triệt để được các bệnh lý. Chính vì vậy, trong nhiều trường hợp bé bị xiết ăn răng cần được thăm khám và điều trị bằng các phương pháp nha khoa.
5.1 Tái khoáng mô răng
Áp dụng cho trường hợp bé mới chớm mòn răng. Bác sĩ sẽ sử dụng một loại dung dịch tái khoáng có chứa canxi và fluor vào vị trí răng bị xiết để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, giúp tái tạo lại phần men răng đã bị tổn thương cho bé.
5.2 Hàn trám răng
Được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp ở giai đoạn 2, tức là răng bị mòn khoảng ½ thân răng. Để điều trị xiết ăn răng cho bé, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng, sau đó nạo bỏ phần mô răng bị hư hỏng rồi tiến hành trám bít răng sâu bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng.
5.3 Nhổ răng sữa
Đây là chỉ định cuối cùng của bác sĩ khi không thể bảo tồn được răng sữa. Bởi tình trạng này đã gần như hỏng hoàn toàn chân răng nên cần nhổ bỏ để tránh viêm nhiễm vùng nướu.
Xem thêm:
Mọc răng đôi là hiện tượng gì? Nguyên nhân và cách xử lý
Hy vọng với những kiến thức ở trên các bạn đã hiểu rõ tình trạng xiết ăn ở bé cũng như cách điều trị xiết ăn răng hiệu quả. Dù áp dụng bất cứ phương pháp điều trị nào thì việc chăm sóc răng miệng đúng cách cho trẻ là rất cần thiết để hạn chế bệnh lý tái phát gây ra đau nhức và mệt mỏi cho cả bé và bố mẹ. Nếu cần thêm bất cứ thông tin gì thì bạn có thể liên hệ với Phòng khám Nha khoa Trẻ Hà Nội theo số hotline 0901.334.334 hoặc Inbox Fanpage: nhakhoatrehanoi để được giải đáp chi tiết.