9 vấn đề răng miệng thường gặp và cách điều trị hiệu quả
Các vấn đề răng miệng dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ và có cách phòng tránh cũng như phương pháp điều trị kịp thời, tránh bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn.
Các vấn đề răng miệng thường gặp hầu hết xảy ra do việc vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng, đồng thời sử dụng các thực phẩm có mùi hoặc bị ảnh hưởng bởi bệnh lý cơ thể. Dưới đây là 9 vấn đề răng miệng thường gặp và cách điều trị hiệu quả mà chuyên gia bác sĩ Nha khoa Trẻ đã tổng hợp lại.
1. Sâu răng là vấn đề răng miệng thường gặp nhất
Vấn đề răng miệng thường gặp nhất ở cả người lớn và trẻ em là bệnh lý sâu răng. Theo một nghiên cứu nha khoa, có tới 90% đã và đang mắc bệnh lý sâu răng, trong đó trẻ em chiếm đa số. Sâu răng hình thành do vi khuẩn trong khoang miệng tấn công làm mòn men răng, chúng phát triển mạnh mẽ trong các mảng bám thức trên răng và nướu khi không được làm sạch.
Răng sâu ban đầu sẽ xuất hiện điểm trắng đục hoặc vàng nâu, dần dần hình thành các lỗ sâu và nghiêm trọng sẽ ăn mòn tủy răng. Khi đó bạn sẽ phải điều trị tủy và bọc răng sứ để bảo tồn răng thật.
Điều trị sâu răng bằng phương pháp hàn trám tại nha khoa. Bác sĩ thực hiện trám răng bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng, bác sĩ thiết kế màu sắc và hình dáng vật liệu trám phù hợp với vị trí sâu răng.
2. Hôi miệng
Hơi thở có mùi lạ không phải là vấn đề hiếm gặp, nó xuất hiện cùng với các bệnh lý răng như viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu,…
Để khắc phục vấn đề răng miệng này, trước hết bạn cần điều trị các bệnh lý đồng thời vệ sinh răng miệng sạch sẽ loại bỏ vi khuẩn. Nhờ đó, hơi thở sẽ dần thơm mát và dễ chịu hơn rất nhiều.
3. Vôi răng
Mảng bám thức ăn tích tụ trên răng và nướu, lâu dần sẽ hình thành nên vôi răng. Vị trí thường xuất hiện vôi răng là chân răng và kẽ răng, nếu không điều trị kịp thời vi khuẩn trong vôi răng sẽ tấn công răng gây ra bệnh lý sâu răng và nhiều bệnh lý răng miệng khác.
Khi nhận thấy các dấu hiệu xỉn màu, mảng bám ở chân răng thì bạn nên đến nha khoa để lấy cao vôi răng sớm, tránh các biến chứng không mong muốn.
XEM THÊM: Răng thỏ là gì? Răng thỏ đẹp hay xấu ở nam và nữ?
4. Viêm nướu (viêm chân răng)
Nguyên nhân gây ra viêm nướu chủ yếu là do việc vệ sinh răng miệng không đảm bảo, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển tấn công vào nướu, gây ra hiện tượng sưng tấy, nhiễm trùng, chảy máu chân răng khi đánh răng và ăn uống.
Khi đó, bạn nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ 2 lần/ngày và đến nha khoa để vệ sinh, lấy cao răng loại bỏ ổ vi khuẩn giúp cải thiện các vấn đề răng miệng, đặc biệt là tình trạng viêm nhiễm.
5. Chảy máu chân răng
Chảy máu chân răng là bệnh lý thường gặp phải mỗi khi đánh răng, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu máu, do mảng bám, thiếu vitamin K hoặc C hoặc thay đổi hooc-môn. Tuy nhiên, bệnh lý này cũng có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh nguy hiểm khác như bệnh bạch cầu, tiểu đường, tim mạch,…
Vì vậy, bạn cần đi thăm khám sớm để xác định nguyên nhân gây ra chảy máu chân răng và có phương pháp điều trị thích hợp.
6. Viêm loét miệng
Bệnh lý viêm loét miệng gây ra đau nhức kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ăn nhai của hàm răng.
Viêm loét miệng không cần điều trị vẫn có thể tự lành sau 7-10 ngày nhưng rất dễ tái phát lại. Các biểu hiện thường thấy là vết sưng, trắng nhỏ hoặc vết loét có viền đỏ.
Để viêm loét miệng nhanh hồi phục bạn nên súc miệng thường xuyên với nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối pha loãng tại nhà cũng giúp hỗ trợ điều trị viêm loét.
7. Viêm nha chu
Đây là vấn đề răng miệng khá nguy hiểm vì tình trạng viêm nhiễm có thể phá hủy tổ chức quanh chân răng, gây ra nhiều bệnh lý răng miệng khác và cả cơ thể. Các biến chứng viêm nha chu như hôi miệng, suy giảm chức năng ăn nhai, răng lung lay thậm chí là gãy rụng. Nếu kéo dài dẫn đến nhiều nguy cơ tiêu xương, tiêu dây chằng quanh chân răng.
Lúc này, việc vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng là rất cần thiết, bạn nên chải răng 2 lần/ngày và chải nhẹ nhàng theo chiều dọc của răng, tráng làm tụt nướu, mòn cổ răng. Đồng thời nên đến nha khoa thăm khám và điều trị, bác sĩ sẽ lấy cao răng rồi thực hiện phẫu thuật nha chu để loại bỏ ổ viêm nha chu.
8. Ê buốt răng
Nếu bạn thường xuyên ăn đồ nóng và uống lạnh hoặc các đồ chua ngọt quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng ê buốt răng. Nguyên nhân là do lớp ngà răng bị lộ hoặc mất men răng, tụt nướu,..
Giải pháp đơn giản nhất cho vấn đề răng miệng này là sử dụng kem đánh răng chuyên dụng cho răng nhạy cảm. Ngoài ra, bạn nên chọn bàn chải lông mềm và thực hiện chải răng nhẹ nhàng, súc miệng bằng dung dịch chuyên dụng và hạn chế đồ ngọt, các loại đồ uống có ga.
Xem thêm: Răng chó ở người là như thế nào? Tính cách, vận mệnh ra sao?
Răng chuột là răng như thế nào? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng?
9. Nấm miệng
Nấm miệng thường tích tụ ở niêm mạc miệng, có màu trắng ở lưỡi hoặc má. Chúng tưởng như vô hại nhưng lại tác động xấu tới sức khỏe cơ thể, đặc biệt là ở người bệnh có hệ miễn dịch suy yếu.
Hiện tượng nấm miệng xuất hiện khi bạn vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. Vì thế, hãy hình thành thói quen vệ sinh răng miệng đều đặn 2 lần/ngày và chải răng thật kỹ để loại bỏ mảng bám và thức ăn còn sót lại. Đồng thời, lấy cao răng định kỳ tại nha khoa 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị kịp thời bệnh lý răng miệng.
Trên đây là những chia sẻ của Nha khoa Trẻ về các vấn đề răng miệng thường gặp. Hy vọng các bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn thân và gia đình. Và đừng quên thăm khám răng định kỳ tại Nha khoa 6 tháng/lần để vệ sinh, phòng tránh cũng như điều trị sớm các bệnh lý răng miệng để đạt hiệu quả cao nhất.