NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Cắm chốt răng – Giải pháp bảo tồn răng thật sau chữa tủy

Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng
Bác sĩ sáng lập Nha khoa Trẻ Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa, đặc biệt về chỉnh nha, chỉnh nha trẻ em, điều trị bệnh lý khớp thái dương hàm
- Xuất bản: 18/09/2022 - Cập nhật lần cuối: 27/12/2024

Cắm chốt răng được ứng dụng chủ yếu cho các trường hợp răng sâu vỡ mất phần lớn thân răng, đảm bảo trụ răng đủ điều kiện nâng đỡ mão răng sứ, đảm bảo ăn nhai tốt.

Trong quá trình sinh hoạt, ăn uống hàng ngày sẽ không tránh khỏi nhiều tác động từ bên ngoài khiến răng chúng ta bị tổn thương. Rất nhiều trường hợp răng bị sâu hỏng, mẻ vỡ dẫn đến bệnh lý về tủy răng.

Khi đó bác sĩ không chỉ cần tiến hành điều trị tủy mà có thể phải tiến hành phục hồi răng bằng cách cắm chốt răng. Vậy hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về phương đóng chốt răng để bảo tồn răng thật ngay trong nội dung dưới đây.

1. Cắm chốt răng là gì?

Cắm chốt răng là giai đoạn quan trọng sau khi đã lấy tủy. Bác sĩ sẽ thực hiện đưa một chốt hình trụ dài vào ống tủy chân răng để neo cùi răng. Nhờ vào chốt này mà phần cùi răng và mô chân răng sẽ liên kết với nhau. Từ đó sẽ giúp ăn nhai ổn định hơn, lực nhai truyền xuống chân răng hiệu quả mà không làm gãy vỡ chân răng.

Cắm chốt răng sau điều trị tủy

2. Ứng dụng cắm chốt để tái tạo răng

Đóng chốt răng được ứng dụng chủ yếu cho các trường hợp răng sâu vỡ mất phần lớn thân răng. Khi đó phần chân răng thật không đủ khả năng để làm trụ nên cần tái tạo chân răng để bọc răng sứ, cho phép chân răng nâng đỡ và lưu giữ tốt mão răng bên trên.

Sau khi đặt chốt răng, bác sĩ trám tái tạo thân răng thành cùi răng giả và tiến hành bọc sứ. Các vật liệu trám thường được sử dụng là loại nhựa Composite hoặc Innomer thủy tinh,…

Khi cắm chốt răng sau chữa tủy sẽ phải đảm bảo các điều kiện:

  • Kích thước chốt răng thích hợp với hình dạng ống tủy chân răng.
  • Chốt cần có độ vừa vặn và lớp hàn trám phải kín.
  • Tủy răng đã điều trị triệt để, đảm bảo không còn viêm nhiễm, hoại tử.
  • Mô lợi, mô nha khoa khỏe mạnh.

Xem thêm: Tủy răng bị thối: Nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và cách xử lý

Đóng chốt răng cho răng sâu vỡ lớn

3. Tại sao cần đóng chốt răng sau chữa tủy?

Răng khi bị viêm tủy thì gần như đã bị phá hủy toàn bộ cấu trúc men răng, ngà răng bên ngoài. Cùng với quá trình viêm nhiễm thì việc điều trị tủy sẽ cần khoét rộng mô răng nhằm loại bỏ toàn bộ tủy viêm. Khi đó, phần chân răng không còn đủ kích thước, độ vững chắc để có thể tiến hành phục hình.

Đồng thời, khi mất đi tủy răng thì đồng nghĩa với việc không còn nguồn dưỡng chất nuôi sống răng. Răng lúc này rất giòn và dễ vỡ. Mất mô tủy cũng khiến răng không còn cảm nhận được cảm giác hay áp lực trên răng, dẫn đến nguy cơ chịu áp lực quá mức làm gãy vỡ răng.

Chính vì vậy, lúc này cần tiến hành cắm chốt vào trong thân răng và tiến hành tái tạo cùi răng để chụp răng sứ. Từ đó giúp phân bổ lực nhai không bị dồn vào chân răng và giúp răng thật được bảo tồn tối ưu, răng sứ cũng khó bị bong sút.

4. Quy trình cắm chốt răng như thế nào?

Quy trình cắm chốt răng và phục hình được tiến hành với 2 buổi thăm khám, cụ thể như sau:

4.1 Lần hẹn thứ nhất: Thực hiện cắm chốt răng

Sau khi đã làm sạch tủy viêm ở buổi thăm khám trước thì tiếp đến bác sĩ sẽ tiến hành khoan rộng ống tủy để đặt chốt răng. Cân nhắc chốt phù hợp về cả chiều dài và đường kích đảm bảo vừa vặn với ống tủy rồi thực hiện gắn cment đặc hiệu.

Tiếp đó, bác sĩ sẽ trám bít, tái tạo cùi răng với vật liệu chuyên dụng. Cuối cùng là lấy dấu răng để phục vụ cho việc thiết kế mão răng sứ có hình dáng và kích thước phù hợp.

4.2 Lần hẹn thứ 2: Chụp răng sứ

Các thông số về dấu răng được bác sĩ gửi đi chế tác tại Labo và sau khoảng 3 – 5 ngày thì sẽ nhận được mão răng sứ. Bác sĩ sẽ gắn răng sứ cố định lên cùi răng bằng keo dán nha khoa, đảm bảo độ bền vững, vừa vặn và đạt thẩm mỹ cao.

Cắm chốt răng và phục hình trong 2 buổi hẹn

5. Đóng chốt răng giá bao nhiêu?

Hiện nay, có hai loại chốt được chỉ định sau điều trị tủy là chốt làm sẵn (chốt kim loại hoặc chốt sợi thủy tinh) và chốt cá nhân hóa. Loại chốt răng được ưu tiên hơn cả là chốt được chế tác cá nhân hóa cho từng cùi răng, đạt được độ chính xác và vừa vặn cao hơn.

Nhờ vậy là chốt và cùi giả có sự thống nhất  với nhau giúp chịu lực ăn nhai tốt hơn hẳn so với việc cắm chốt răng làm sẵn. Và giá của chốt cá nhân hóa thường dao động trong khoảng 500 đến 1 triệu đồng.

Xem thêm: Cần lấy tủy răng bao nhiêu lần? Lấy tủy răng lần 2 có đau hay không?

Trên đây là những chia sẻ của Nha khoa Trẻ về phương pháp cắm chốt răng bảo tồn răng thật hiệu quả. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào khác thì có thể liên hệ với Nha khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334 để được bác sĩ chuyên khoa giải đáp nhanh chóng.

Nội dung chính
© 2025 Nha Khoa Trẻ.
tiktokFacebookYoutube