NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Mách bạn 5 cách vệ sinh răng niềng hiệu quả nhất

Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng
Bác sĩ sáng lập Nha khoa Trẻ Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa, đặc biệt về chỉnh nha, chỉnh nha trẻ em, điều trị bệnh lý khớp thái dương hàm
- Xuất bản: 16/08/2023 - Cập nhật lần cuối: 30/12/2024

Lưu ý các hướng dẫn chi tiết các cách vệ sinh răng miệng khi niềng răng để bảo vệ sức khỏe răng miệng, tránh nguy cơ mắc bệnh lý, ảnh hưởng kết quả niềng.

Khi niềng răng, mắc cài gắn trên răng của bạn khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn. Nếu không cẩn thận, bạn có thể sẽ bị tuột mắc cài hoặc gây nhiều bệnh lý về răng như hôi miệng, viêm nướu,… Để bạn có thể vệ sinh răng niềng đúng cách, xin mời theo dõi 5 cách vệ sinh răng niềng hiệu quả nhất dưới đây.

Vệ sinh răng niềng một cách hiệu quả

1. Tại sao cần chú trọng vệ sinh răng miệng khi niềng răng?

Quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày vốn đã cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe răng miệng con người. Và sẽ đặc biệt cần thiết hơn nữa khi bạn đang niềng răng và phải đeo mắc cài trên răng. 

Khi ăn uống thì thức ăn rất dễ mắc lại ở vị trí dây cung và mắc cài, xung quanh vị trí thun buộc làm tăng mảng bám và vi khuẩn trong khoang miệng. Với các thức ăn nhiều đường sẽ bị vi khuẩn hấp thu và chuyển hóa thành axit làm kích thích nướu răng, mòn men răng, tăng nguy cơ bệnh lý. 

Để ngăn chặn tình trạng này thì giải pháp tốt nhất là bạn phải làm sạch răng miệng, loại bỏ mảng bám trên răng và quanh bề mặt của mắc cài. Từ đó bảo vệ hàm răng khỏe mạnh, không làm chậm trễ tiến độ niềng răng. 

2. Các dụng cụ vệ sinh răng niềng 

Với hệ thống khí cụ vướng víu trong khuôn miệng, việc vệ sinh răng niềng chắc chắn sẽ gây không ít khó khăn cho người bệnh. Do đó, những dụng cụ vệ sinh chuyên dụng có vai trò hỗ trợ giúp làm sạch mọi ngóc ngách mà bạn không thể bạn tới. Dưới đây là những loại dụng cụ tiêu biểu được bác sĩ khuyên dùng.

2.1 Bàn chải kẽ

Đây là loại bàn chải được thiết kế với phần đầu là một thanh thép cuốn ở giữa có độ đàn hồi, xung quanh là lông mềm. Bàn chải kẽ đem lại tác dụng tuyệt vời khi có thể luồn vào các kẽ răng, mắc cài để loại bỏ mảng bám. Không chỉ riêng người niềng, bàn chải kẽ còn giúp việc vệ sinh răng miệng của tất cả mọi người trở nên dễ dàng.

2.2 Bàn chải lông mềm

Bàn chải lông mềm sẽ là lựa chọn tuyệt vời để vệ sinh răng miệng khi niềng răng thay vì bàn chải quá cứng. Bạn cũng nên lựa chọn loại có đầu nhỏ phù hợp với kích thước khuôn miệng để làm sạch răng.

Chải răng đúng cách với bàn chải lông mềm

2.3 Chỉ nha khoa

Dụng cụ vệ sinh răng niềng tiếp theo mà bạn cần quan tâm là chỉ nha khoa. Chỉ nha khoa là một sợi dây mỏng, mảnh và mềm. Với cấu tạo từ chất liệu nylon hoặc nhựa, bạn có thể sử dụng sợi chỉ này để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa trên răng. Trên sợi cũng có chất kháng sinh vật, ức chế sự lên men của thức ăn và vi khuẩn ở răng.

2.4 Máy tăm nước

Tăm nước là loại máy hiện đại sử dụng lực nước của các đầu xịt để bắn ra tia nước nhỏ để làm sạch kẽ răng và nướu. Bạn có thể dễ dàng tiếp cận các vị trí sâu trong hàm mà bàn chải hay chỉ nha khoa không thể chạm tới. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể điều chỉnh lực nước vừa phải để không làm hại đến nướu hay thưa răng. 

3. Hướng dẫn các bước vệ sinh răng niềng đúng cách

3.1. Chải răng đúng cách

Để đảm bảo vệ sinh răng niềng, bạn cần tiến hành chải răng từ 2-3 lần mỗi ngày sau mỗi bữa ăn. Hãy thực hiện chải tất cả các bề mặt răng ở trong, ở ngoài và mặt nhai. Bàn chải nên được nghiêng 1 góc 45 độ để đi sâu hơn vào các rãnh trong lợi và các vị trí mắc cài để đảm bảo vệ sinh.

Chải răng đúng cách với bàn chải lông mềm

3.2. Vệ sinh răng niềng bằng bàn chải kẽ – dụng cụ chuyên dụng

Bàn chải thường không làm sạch hoàn toàn được răng miệng, vì vậy bạn cần sử dụng thêm bàn chải chuyên dụng (bàn chải kẽ) để vệ sinh răng khi niềng hiệu quả hơn. Bàn chải kẽ dễ chui vào các góc giúp loại bỏ một lượng lớn mảng bám trên răng và khung niềng.

Khi sử dụng, bạn hãy luồn bàn chải dưới cung môi rồi chải răng và niềng thật nhẹ nhàng. Như vậy, thức ăn dù có bám chặt đến đâu cũng sẽ được làm sạch.

3.3. Sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride

Khi vệ sinh răng niềng, bạn nên sử dụng kem đánh răng có chứa chất fluoride để bảo vệ hàm răng chắc chắn và khỏe mạnh trong suốt quá trình niềng răng.

Chất fluoride có khả năng tái khoáng hóa men răng, giúp làm lành các vết nứt cực nhỏ trên bề mặt răng, ngăn chặn các cơn ê buốt. Ngoài ra, kem đánh răng fluoride còn có tác dụng ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.

3.4. Vệ sinh răng khi niềng bằng chỉ nha khoa

Dùng chỉ nha khoa để cách vệ sinh răng niềng là cách làm đúng đắn. Phương pháp này sẽ giúp lấy đi các mảng bám và mảnh vụn thức ăn một cách triệt.

Sau khi đã chải răng thật sạch, bạn sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh từng kẽ răng, làm sạch các mảng bám còn sót lại.

Vệ sinh răng khi niềng bằng chỉ nha khoa

Bạn nên mua loại chỉ nha khoa nhỏ và mềm để không ảnh hưởng đến răng và mắc cài. Hãy vệ sinh răng khi niềng bằng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để bảo vệ răng miệng.

3.5. Dùng nước súc miệng diệt khuẩn

Nước súc miệng diệt khuẩn có tác dụng loại bỏ các vi khuẩn, ngăn ngừa hôi miệng và các bệnh lý về răng. Vì vậy, bạn nên sử dụng chúng để bảo vệ răng miệng của mình.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nước muối loãng để thay thế, tuy nhiên phương pháp này không tối ưu bằng nước súc miệng chuyên dùng.

4. Một số kinh nghiệm đáng lưu ý khi vệ sinh răng niềng

Theo các bác sĩ tại phòng khám Nha khoa Trẻ, có 3 kinh nghiệm vô cùng quan trọng bạn cần lưu ý để có thể vệ sinh răng miệng hiệu quả khi niềng răng mắc cài

4.1 Chọn bàn chải đánh răng phù hợp cho người niềng

Hiện nay trên thị trường rất đa dạng mẫu mã bàn chải với rất nhiều kích thước, hình dáng, màu sắc khác nhau. Chính vì độ phổ biến và gần gũi của bàn chải mà nhiều người quên đi việc lựa chọn bàn chải phù hợp cho bản thân. Đặc biệt với đối tượng niềng răng, loại bàn chải sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chăm sóc răng niềng.

Bàn chải cho người niềng răng ưu tiên hàng đầu là các loại bàn chải lông mềm và có kích thước vừa với khoang miệng của bạn. Bàn chải tự động cũng là một lựa chọn được quan tâm nhưng vẫn cần sử dụng bàn chải thường để chải các bề mặt mắc cài. Bên cạnh đó, bạn cũng nên phối hợp cả bàn chải kẽ để đảm bảo vệ sinh răng miệng.

4.2 Đừng quên vệ sinh lưỡi

Có nhiều người không để ý việc vệ sinh niềng răng đúng cách còn cần cả vệ sinh lưỡi sạch sẽ. Trên bề mặt của lưỡi là nơi tập trung rất nhiều vi khuẩn và tạo thành một lớp màng trắng ở lưỡi. Việc quên vệ sinh lưỡi có thể khiến hơi thở bạn có mùi gây khó chịu cho người đối diện.

Bạn có thể tham khảo các loại dụng cụ vệ sinh lưỡi chuyên dụng hay sử dụng thêm nước súc miệng. Bạn có thể nhận thấy sự cải thiện đáng kể nếu thường xuyên sử dụng các sản phẩm này hàng ngày.

4.3 Lấy cao răng khi niềng răng

Cao răng là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng hôi miệng và có thể gây ra rất nhiều bệnh khác như sâu răng, viêm nha chu,… Do có cấu tạo khá cứng nên bạn khó có thể loại bỏ hết cao răng chỉ bằng bàn chải thông thường. Thay vào đó, bạn cần đến nha khoa và cạo vôi răng định kỳ mỗi 6 tháng/lần.

Xem thêm: 

Niềng răng có dùng bàn chải điện được không?

Tại sao nên dùng bàn chải kẽ cho người niềng răng?

Vệ sinh răng miệng thường xuyên để niềng răng hiệu quả

Vệ sinh răng miệng khi niềng không chỉ giúp quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi mà còn giúp ngăn chặn các bệnh lý về răng miệng, mang lại hàm răng trắng sáng cho bạn. Vì vậy, hãy nhớ chăm sóc răng niềng với 5 cách vệ sinh răng ở trên để đạt hiệu quả cao nhất nhé!

Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.
tiktokFacebookYoutube