Mách bạn 5 cách trị đau răng nhanh chóng ngay tại nhà
5 cách trị đau răng tại nhà dưới đây sẽ giúp bạn chấm dứt tình trạng mệt mỏi, ăn uống khó khăn và nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.
Tình trạng đau răng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như sâu răng, nhiễm trùng răng, viêm lợi. Và để điều trị dứt điểm các bệnh lý này thì bạn nên đến nha khoa để được thăm khám và chữa trị. Tuy nhiên, nếu bạn chưa đặt được lịch hẹn ngay với bác sĩ thì bạn có thể thử một số cách trị đau răng nhanh chóng tại nhà dưới đây:
1. Chườm lạnh hoặc chườm đá
Chườm đá là phương pháp trị đau răng tại nhà rất phổ biến, đặc biệt được sử dụng để giảm đau hiệu quả trong các trường hợp đau răng do chấn thương hoặc sưng nướu. Trong trường hợp má bị sưng thì đây cũng là phương pháp giúp bạn giảm sưng tấy nhanh chóng.
Hãy lấy một túi chườm đá hoặc sử dụng một viên đá bọc trong khăn để áp lên má ngoài tại vị trí đau răng. Làm như vậy vài lần trong ngày thì bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
2. Chườm nóng
Tương tự như phương pháp chườm đá, chườm nóng cũng là một cách trị đau răng tức thời ngay tại nhà. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất thì bạn nên tiến hành chườm đá trước rồi mới chườm nóng để giảm cơn đau.
3. Súc miệng hoặc ngậm nước muối để trị đau răng
Súc miệng bằng nước muối ấm sẽ giúp bạn loại bỏ được vụn thức ăn còn sót lại trong khoang miệng. Đồng thời, nước muối có khả năng kháng khuẩn cực tốt nên hiệu quả giảm sưng đau hiệu quả, nhất là trong trường hợp răng sâu bị đau.
Bạn nên ngậm và súc miệng nước muối trong vòng 30 giây rồi mới nhổ ra. Có thể sử dụng nước muối sinh lý được bày bán tại quầy thuốc hoặc bạn cũng có thể tự pha nước muối tại nhà bằng cách hòa tan một muỗng cà phê muối trong một cốc nước ấm.
Tham khảo: Đau răng không nên ăn gì? Và nên ăn gì?
4. Dùng thuốc giảm đau răng
Sử dụng thuốc giảm đau cũng là một cách giảm đau răng tại nhà nhanh chóng mà lại đơn giản. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý không phải bất kỳ loại thuốc giảm đau nào cũng có thể áp dụng cho mọi đối tượng.
Chẳng hạn như, Paracetamol có thể dùng cho cả trẻ nhỏ và người trưởng thành, nhưng Ibuprofen lại không được bác sĩ khuyến khích dùng cho trẻ em. Đặc biệt, trẻ dưới 18 tuổi không được tự ý dùng Aspirin nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Do đó, nếu lựa chọn phương pháp dùng thuốc để giảm đau thì bạn cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất.
5. Sử dụng tinh dầu đinh hương để giảm đau răng
Trong đinh hương có một loại hợp chất gây tê tự nhiên, đó là Eugenol. Hợp chất này chính là liều thuốc tự nhiên giúp bạn giảm đau răng hiệu quả ngay tại nhà. Đồng thời, đinh hương còn có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn rất tốt, do đó nó còn hỗ trợ bạn trong việc chống nhiễm trùng răng và nướu.
Bạn có thể trị đau răng với 2 cách sử dụng đinh hương như sau:
- Thấm bông gòn vào tinh dầu đinh hương đã chiết xuất sẵn, sau đó đặt lên vùng bị sâu răng trong vòng 15 – 30 phút.
- Hoặc bạn có thể nhai trực tiếp đinh hương khô và giữ nó tại vị trí đau răng trong 30 phút.
Xem thêm: Đau răng không ngủ được phải làm sao để khắc phục?
[Giải đáp] Uống Panadol có giảm đau răng không?
Trên đây, Nha khoa Trẻ đã chia sẻ 5 cách trị đau răng nhanh chóng mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Tuy nhiên, chúng chỉ là phương pháp mang lại hiệu quả tạm thời chứ không thể điều trị dứt điểm. Chính vì vậy, bạn vẫn nên thăm khám nha sĩ để được điều trị triệt để nhất.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa