Hôi miệng là một chứng bệnh thường gặp ở người lớn, đặc biệt ở phụ nữ sau sinh. Phụ nữ sau sinh rất dễ bị bệnh hôi miệng do nội tiết tố tăng cao trong quá trình mang thai và khi cho con bú. Hôi miệng làm bạn mất tự tin khi tiếp xúc với người khác, ảnh hưởng đến cuộc sống tinh thần của bạn. Đừng lo, hãy tham khảo 3 cách chữa hôi miệng sau khi sinh dưới đây để tự tin hơn trong giao tiếp và với chính bản thân mình các mẹ nhé.
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng sau khi sinh
Mang thai và sau sinh là lúc nội tiết tố thay đổi sinh ra nhiệt làm lở miệng, gây nên mùi hôi khó chịu. Phụ nữ sau khi sinh có lượng Estrogen và Progestin tăng cao hơn những phụ nữ bình thường. Đồng thời sự thay đổi của các Hormone làm giảm miễn dịch của lợi đối với vi khuẩn thuận lợi cho sự xâm nhập và gia tăng phát triển của vi khuẩn có hại với khoang miệng gây ra hôi miệng sau khi sinh.
Thời điểm ốm nghén các mẹ thường xuyên nôn, lúc này dịch Acid từ dạ dày làm bào mòn niêm mạc thực quản và họng, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển gây mùi hôi khó chịu. Vì vậy trong thời gian này nếu như không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách thì bệnh mùi hôi miệng các mẹ gặp phải hoàn toàn dễ dàng.
Chứng thèm ăn vặt của các mẹ dẫn đến việc chia ra ăn nhiều bữa trong ngày tưởng chừng như vô hại nhưng lại tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi hôi. Nếu chúng ta không đánh răng, vệ sinh răng kỹ thức ăn sẽ bám lại rất nhiều trên răng và vi khuẩn có hại phân hủy các loại thức ăn thừa đó gây nên mùi hôi miệng sau khi sinh rất khó chịu.
Bên cạnh đó, mang thai và sinh con cũng là thời điểm hệ miễn dịch yếu nhất nên các bệnh viêm nhiễm tại răng miệng có cơ hội xuất hiện cao như: viêm lợi, viêm nướu gây hôi miệng khi ngủ dậy và cả những thời điểm khác trong ngày.
2. Cách chữa hôi miệng an toàn, đơn giản tại nhà cho mẹ sau sinh
Vì hôi miệng sau khi sinh hầu như do nguyên nhân tạm thời gây ra. Vì vậy nếu như thay đổi cách sinh hoạt tích cực, đúng cách, kết hợp tham khảo áp dụng các phương pháp điều trị đơn giản tại nhà, các mẹ sẽ phải trầm trồ với hiệu quả giảm hôi miệng mà nó mang lại.
2.1. Dùng chanh với muối tinh để trị hôi miệng
Có thể nói đây là cách trị hôi miệng tại nhà đơn giản nhất mà ít tốn kém cho các mẹ. Tuy nhiên công dụng khử mùi hôi miệng sau khi sinh lại khá bất ngờ bởi trong nước cốt chanh và muối tinh đều chứa thành phần khử khuẩn tốt, giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây mùi hôi. Bên cạnh đó chanh còn có tính tẩy nhẹ sẽ giúp loại bỏ sạch mảng bám răng, làm sạch răng, giúp trắng sáng hơn.
Chuẩn bị 1 quả chanh và 1 thìa muối tinh. Lấy khoảng 50ml nước sôi để nguội rồi cho nước cốt chanh và muối tinh vào khuấy đều cho muối tan. Súc miệng ngày 2 lần sáng và tối trước khi đi ngủ liên tục trong 5 phút để đảm bảo mùi hôi miệng không còn nguy cơ xuất hiện. Ngoài ra, có thể ngậm thêm 2 – 3 phút để chắc rằng vi khuẩn đã được tiêu diệt sạch.
2.2. Chữa hôi miệng sau khi sinh cho mẹ bằng quế và quả bạch đậu khấu
Quế có mùi thơm nhẹ dễ chịu mà ai cũng thích. Không những thế, quế còn chứa tinh dầu Aldehyle Cinnamic có thể giúp kháng khuẩn và ức chế vi khuẩn sinh sôi phát triển một cách khá hiệu quả và an toàn mà không phải ai cũng biết. Vì vậy, quế cũng được các mẹ sau sinh sử dụng phổ biến để đánh bay mùi hôi miệng khó chịu ngay tại nhà.
Bạn chỉ cần chuẩn bị quế nghiền ra thành bột và vài quả bạch đậu khấu. Lấy 1 thìa bột quế với vài quả bạch đậu khấu đun sôi trong 100ml nước khoảng 10 phút và để nguội. Dùng nước này súc miệng và ngâm ngày 2 – 3 lần sẽ giúp loại bỏ hết mùi hôi miệng sau khi sinh.
2.3. Chữa trị hôi miệng cho mẹ sau sinh bằng lá trà xanh
Làm thế nào để hết hôi miệng sẽ được thực hiện rất dễ dàng, hiệu quả nhanh chóng với lá trà xanh. Bởi lá trà xanh có rất nhiều công dụng, được ứng dụng nhiều vào việc trị nhiễm khuẩn ngoài da, dưỡng da. Đối với răng miệng thì lá trà xanh cũng mang lại lợi ích không nhỏ trong việc loại bỏ mùi hôi miệng cho người một cách hiệu quả an toàn nhất, đặc biệt là hôi miệng sau khi sinh của chị em phụ nữ.
Bạn chỉ cần hãm lá trà xanh với nước nóng trong 5 phút. Súc miệng và ngậm vào thời gian rảnh trong ngày, nhất là buổi tối trước khi ngủ. Kiên trì thực hiện cách này liên tục trong vòng 1 tuần sẽ giúp khử mùi hôi miệng rất bất ngờ.
Xem thêm: Cách trị hôi miệng từ cổ họng
3. Cách chăm sóc răng miệng giúp tránh hôi miệng sau khi sinh
3.1. Thường xuyên đánh răng sau mỗi bữa ăn
Ngay từ giai đoạn mang bầu mẹ cần chú trọng đến việc vệ sinh răng miệng thường xuyên để hạn chế các bệnh lý răng miệng, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ hôi miệng sau khi sinh con. Việc đánh răng sau mỗi bữa ăn rất qua trọng, tối thiểu ngày hai lần sau khi tỉnh giấc và trước khi đi ngủ.
Bà bầu hay các mẹ sau sinh nên chọn những bàn chải có lông mềm để không làm chảy máu lợi, dễ dẫn đến hôi miệng. Nên dùng chỉ nha khoa để lấy các bã thức ăn thay vì dùng tăm xỉa răng. Nếu không đánh răng thường xuyên và lấy hết các thức ăn dư thừa ra thì nguy cơ hôi miệng là rất cao.
3.2. Súc miệng bằng nước muối sinh lý
Ngoài đánh răng thường xuyên, hãy tập cho mình thói quen súc miệng sau khi ăn với nước muối pha loãng, nước muối sinh lý. Thói quen đó vừa an toàn cho mẹ và bé vừa có tác dụng diệt khuẩn và hạn chế tình trạng bệnh hôi miệng sau khi sinh.
3.3. Làm sạch lưỡi thường xuyên
Bạn có thể làm sạch lưỡi bằng cách sử dụng bàn chải mềm hoặc có thể sử dụng dụng cụ cạo lưỡi. Nên cạo lưỡi kết hợp khi đánh răng để tiêu diệt những vi khuẩn ở vùng lưỡi, phần sau lưng lưỡi hiệu quả. Khi đó vi khuẩn mới không có cơ hội để phát triển, giúp bạn có hơi thở thơm mát, không bị nhiễm mùi hôi khó chịu.
3.4. Uống nhiều nước
Đây là một thói quen, một cách chăm sóc răng miệng tránh được tình trạng hôi miệng sau khi sinh rất đơn giản mà hiệu quả. Uống nước lọc đủ 2 – 2,5 lít mỗi ngày và thường xuyên giúp tăng cường lượng nước bọt giúp miệng không bị khô, vi khuẩn khó phát triển gây hôi miệng.
Lưu ý răng nên uống nước sau bữa ăn 15 phút, không nên uống nước trước và trong khi ăn sẽ làm cho tiêu hóa không tốt.
3.5. Chế độ ăn lành mạnh
Khi bạn bị chứng hôi miệng sau khi sinh thì không nên ăn một số loại thức ăn có mùi vị mạnh, hoặc ăn các thực phẩm có mùi như hành tây, tỏi, sầu riêng,… vì sau quá trình chuyển hóa trong cơ thể gây đường thở có mùi. Cần tăng cường bổ sung rau xanh và một số loại Vitamin và sữa.
Hạn chế một số thực phẩm có nhiều đường như bánh kẹo, hoa quả quá ngọt, hay các loại đồ ăn cay nóng như ớt. Đồng thời, hạn chế các thức ăn nhiều đạm, mỡ, gia vị nặng mùi bởi khi chúng tiêu hóa ban đầu ở miệng sẽ tạo mùi hôi vì sinh ra nhiều Sulfur có mùi thối. Đặc biệt nên kiêng các chất kích thích, các loại đồ uống có nồng độ cồn.
Xem thêm: Bệnh hôi miệng không nên ăn gì?
3.6. Kiểm soát stress, căng thẳng
Một trong những cách giúp bạn hết tình trạng hôi miệng sau khi sinh tưởng như đơn giản nhưng lại vô cùng khó thực hiện đó là bạn cần tránh sự căng thẳng, lo âu. Stress, căng thẳng là một trong những tác nhân gây nên chứng hôi miệng.
Ở một số phụ nữ sau khi sinh họ có tâm lý tự ti vì thân hình không còn được thon gọn như trước. Tình trạng này kéo dài rất dễ dẫn đến bệnh hôi miệng. Vì vậy hãy luôn vui vẻ, giữ cho tâm trạng luôn được thoải mái, nhẹ nhàng nhất có thể các mẹ nhé.
Trên đây là những cách chữa hôi miệng sau sinh cho các mẹ bầu rất đơn giản mà nhiều quả bất ngờ. Hôi miệng sau khi sinh hoàn toàn có thể khắc phục được nên các mẹ có thể an tâm. Tuy nhiên để đảm bảo hết hôi miệng một cách nhanh chóng và triệt để, các mẹ nên tìm đến Nha khoa Trẻ để được tư vấn và điều trị nhé. Hãy chú ý để luôn có một hơi thở thơm mát, tự tin hơn nhé Chúc các mẹ thành công.