Bao lâu lấy cao răng 1 lần là chuẩn nhất?
Bao lâu lấy cao răng 1 lần là hợp lý nhất để giữ cho răng miệng luôn được sáng trắng và chắc khoẻ? Cùng tìm hiểu lời khuyên của các nha sĩ về việc lấy cao răng an toàn, hiệu quả nhé!
Bao lâu lấy cao răng 1 lần là hợp lý nhất để giữ cho răng miệng luôn được sáng trắng và chắc khỏe? Theo tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa, nên lấy cao răng định kỳ 6 tháng 1 lần để phòng bệnh nha chu và bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất.
1. Cao răng được hình thành từ đâu? Những tác hại cao răng có thể gây ra
Cao răng hay còn được gọi là vôi răng được hình thành từ những mảng bám đã cứng lại trên bề mặt gần nướu, có màu trắng đục hoặc vàng nhạt.

Trong cao răng có chứa các thành phần: cacbonat, phosphate, đọng sắt của huyết tương trong máu. Đây là nơi tích tụ rất nhiều vi khuẩn gây hại và cũng là nguyên nhân chính gây ra nhiều loại bệnh răng miệng như:
- Bệnh viêm nha chu: Sự hình thành, sinh sôi và phát triển của vi khuẩn ở các mảng cao răng là lý do gây ra hiện tượng tụt nướu. Viêm nha chu nếu không được điều trị kịp thời sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào ổ răng, dây chằng nha chu. Mà khi để đã bị bệnh viêm nha chu trở nặng thì khả năng giữ lại răng là rất thấp nên bạn cần cực kỳ lưu ý.
- Bệnh viêm nướu: Hình thành do vi khuẩn của cao răng hoạt động lâu ngày gây ra hiện tượng tụt nướu. Viêm nướu là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm nha chu.
- Cùng các bệnh và triệu chứng khác: Niêm mạc miệng, chảy máu lợi, hôi miệng, răng dễ bị rụng sớm,…

Vậy bao lâu lấy cao răng 1 lần là hợp lý nhất để răng miệng luôn được chắc khỏe?
2. Định kỳ bao lâu lấy cao răng 1 lần?
Cao răng mang lại nhiều tác hại, vậy có nên lấy cao răng thường xuyên không? Đây chắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều người. Để trả lời cho vấn đề này thì các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng nên lấy cao răng định kỳ 6 tháng – 1 năm tuỳ theo mức độ cao răng của mỗi người. Theo thể trạng của từng người, tốc độ hình thành cao răng sẽ khác nhau nên khoảng cách giữa 2 lần lấy cao răng cũng sẽ khác nhau.
Đó là với người lớn, vậy còn với trẻ em thì bao lâu lấy cao răng 1 lần? Câu trả lời dành cho bạn là 5 – 6 tháng thì nên lấy cao răng cho trẻ em 1 lần nhé.

Bạn hãy chú ý không nên lấy cao răng một cách liên tục bởi như vậy có thể gây ra tình trạng mòn men răng và gây ê buốt. Sau mỗi lần lấy cao răng, hàm răng cần được nghỉ nghỉ và có thời gian để tái khoáng lại men răng.
3. Phương pháp lấy cao răng nào tốt nhất hiện nay?
Khác hẳn so với phương pháp lấy cao răng truyền thống mất nhiều thời gian lại đau gây cảm giác sợ hãi, hiện nay phương pháp lấy cao răng siêu âm đã giúp khách hàng đánh tan những nỗi lo đó.
Máy lấy cao răng siêu âm sử dụng lực rung tác động làm phân rã các mảng bám cao răng sau đó loại bỏ chúng một cách nhẹ nhàng, êm ái. Đây không chỉ là phương pháp lấy cao răng an toàn, hiệu quả mà còn giúp kích thích sự phát triển collagen trong tế bào nhú răng làm cho bề mặt răng được láng mịn.
Vậy với phương pháp lấy cao răng siêu âm thì bao lâu lấy cao răng 1 lần? Dù là phương pháp lấy cao răng nào thì bạn vẫn nên lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần là hợp lý nhất nhé!

Bạn và người thân bao lâu lấy cao răng 1 lần? Nếu còn chưa lấy cao răng lần nào hay thời gian lấy cao răng đã quá lâu thì hãy nhanh chóng đến nha khoa để được xử lý những mảng bám cao răng gây mất thẩm mỹ trên răng của mình.
Lấy cao răng – việc nhỏ nhưng ảnh hưởng lớn. Vậy nên bạn hãy lựa chọn cho mình địa chỉ nha khoa uy tín với công nghệ hiện đại để không bị đau hay ê buốt sau khi lấy cao răng nhé!
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Niềng răng trong suốt Invisalign
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa
- Bệnh khớp thái dương hàm