Để quá trình nhổ răng diễn ra an toàn và hiệu quả, việc sử dụng thuốc tê nhổ răng là tương đối phổ biến. Trong bài viết này, hãy cùng Nha khoa Trẻ tìm hiểu về loại thuốc “thần kỳ” này cũng như các nội dung xoay quanh. Bài viết bao gồm khái niệm, tác dụng, ảnh hưởng, thời gian hiệu lực và lưu ý khi sử dụng loại thuốc này.
Nội dung bài viết
1. Thuốc tê nhổ răng là gì?
Thuốc tê nhổ răng là loại thuốc tê được sử dụng với vùng miệng, nướu,… trước khi thực hiện các thủ thật nha khoa, đặc biệt là nhổ răng. Một số cách để sử dụng thuốc tê phổ biến trong nha khoa là bôi, xịt hay tiêm thuốc trực tiếp. Các hoạt chất thường thấy ở trong loại thuốc tê này là novocain, procain, lidocain hoặc xylocain.
2. Tác dụng của thuốc tê nhổ răng
Về cơ bản, thuốc gây tê sẽ ức chế thần kinh tại khu vực được tiêm, bôi hay xịt. Nhờ vậy, bệnh nhân có thể tạm thời không nhận ra cảm giác đau đớn hay khó chịu. Đặc biệt, thuốc tê nhổ răng được ứng dụng rất hiệu quả với các trường hợp răng sâu nặng, viêm nhiễm, nhổ răng khôn, nhổ để niềng răng,…
Bên cạnh đó, quá trình thực hiện của nha sĩ cũng đảm bảo được tính hiệu quả. Người bệnh không cảm thấy đau đớn và giảm thiểu tối đa những tác động đến quá trình nhổ. Thuốc tê còn có một số tác dụng khác như giảm lo lắng, hỗ trợ cầm máu, phòng ngừa biến chứng sau khi nhổ răng,…
3. Một số tác dụng phụ và ảnh hưởng của thuốc tê tới người bệnh
Mặc dù được ứng dụng tương đối phổ biến, thuốc tê nhổ răng vẫn có một số tác dụng phụ và ảnh hưởng nhất định. Dưới đây là một số tác dụng phụ hay ảnh hưởng cụ thể đã được Nha khoa Trẻ tổng hợp lại.
- Thuốc gây tê không có tác dụng do liều lượng, kỹ thuật, kháng thuốc,…
- Cơn đau tiếp diễn sau khi thuốc tê hết tác dụng.
- Sốc thuốc tê do phản ứng với thành phần của thuốc nhưng tương đối hiếm gặp.
- Sưng bất thường, đau nhức hay liệt mặt nếu tiêm sai vị trí (mô viêm, dây thần kinh,…).
- Chảy máu do tiêm thuốc tê vào mạch máu, có thể gây ngộ độc.
- Ngất xỉu do tụt huyết áp, thiếu máu não, giãn tĩnh mạch đột ngột,…
- Dị ứng với một số cá nhân hay tình trạng bệnh nhân, có thể gây ra tử vong.
4. Thời gian hiệu lực của thuốc tê khi nhổ răng
Thời gian hiệu quả của thuốc tê thường kéo dài từ 30-60 phút. Sau đó, bệnh nhân sẽ dần cảm nhận được cảm giác đau nhức tại vị trí vết nhổ răng. Thời gian hiệu lực có liên quan đến loại thuốc được tiêm, vị trí tiêm, phương pháp tiêm,… Dưới đây là một số mốc thời gian cụ thể bạn đọc có thể tham khảo.
- Với răng sữa, răng sâu nặng,… sẽ có thời gian hiệu lực từ 10-20 phút.
- Răng vĩnh viễn khó nhổ sẽ được gây tê toàn phần, hiệu lực có thể kéo dài khoảng 30 phút.
- Răng khôn, răng hàm, răng khôn mọc ngầm,… có thể được tiêm thuốc tê kéo dài 60-90 phút.
- Mỗi cá nhân sẽ có thời gian hiệu lực thuốc hay hồi phục khác nhau.
5. Lưu ý khi thực hiện nhổ răng có sử dụng thuốc tê
Dưới đây là một số lưu ý được các bác sĩ tại phòng khám Nha khoa Trẻ chia sẻ tới mọi người.
5.1 Trước khi tiêm thuốc và nhổ răng
Trước khi tiêm thuốc tê nhổ răng, bạn cần được thăm khám bởi các bác sĩ có chuyên môn cao. Thông qua hỏi đáp và thu thập thông tin, bác sĩ sẽ xác định được tình trạng của bệnh nhân. Đây là cơ sở quan trọng để quyết định liều lượng thuốc, loại thuốc sử dụng hay có nên tiếp tục thực hiện không.
Chính vì vậy, bạn cần ưu tiên lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín để được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất. Bản thân bệnh nhân cũng cần có sự chuẩn bị về tâm lý để tránh căng thẳng làm ảnh hưởng đến quá trình tiêm hay nhổ răng. Bên cạnh đó, hãy sắp xếp người nhà hỗ trợ trong quá trình di chuyển xuyên suốt quá trình.
5.2 Sau khi nhổ răng
Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi và theo dõi sau khi kết thúc quá trình nhổ răng. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường hay biến chứng nào sẽ được xử lý kịp thời ngay sau đó. Bên cạnh đó, những lưu ý về thực đơn, nghỉ ngơi,… sẽ được bác sĩ nhắc nhở và yêu cầu thực hiện chuẩn chỉ.
Trên đây là những chia sẻ của Nha khoa Trẻ về chủ đề thuốc tê nhổ răng. Cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian theo dõi và quan tâm tới các bài viết. Để nhận tư vấn cũng như đặt lịch nhổ răng an toàn, mời bạn đọc liên hệ ngay với phòng khám Nha khoa Trẻ qua hotline 0901.334.334.