NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Viêm ổ răng khô là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm ổ răng khô là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Một số trường hợp sau nhổ răng gặp phải biến chứng viêm ổ răng khô. Đây là tình trạng không hiếm gặp nhưng có thể xa lạ với nhiều người. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về viêm ô răng khô thì hãy cùng Nha khoa Trẻ tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Viêm ổ răng khô là gì?

Viêm ổ răng khô hay còn gọi là viêm xương ổ răng gây đau nhức sau khi nhổ vĩnh viễn. Tình trạng này xảy thường xảy ra nhất là khi nhổ răng khó, phức tạp làm chấn thương mô xung quanh. Huyệt ổ răng không hình thành cục máu đông hoàn chỉnh hoặc cục máu đông bị tiêu biến trước khi lành thương.

Viêm xương ổ răng sau nhổ răng

Viêm xương ổ răng sau nhổ răng

Thông thường, cơ chế đông máu tự nhiên của cơ thể sẽ giúp hình thành cục máu đông sau nhổ răng. Nó tồn tại trong hốc răng có tác dụng bảo vệ mô nướu, xương và các tổ chức thần kinh bên dưới, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào khoang răng.

Và nếu không hình thành cục máu động này hoặc biến mất quá sớm sẽ dẫn đến viêm xương ổ răng. Từ đó gây ra nhiều rủi ro đối với sức khỏe răng miệng của người bệnh. Cần can thiệp kịp thời để tránh biến chứng không mong muốn.

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm huyệt ổ răng khô

Như đã nói, viêm ổ răng khô chủ yếu xảy ra do biến chứng sau nhổ răng, đặc biệt thường gặp khi nhổ răng khôn mọc kẹt. Sau nhổ răng, nếu chỉ dùng thuốc giảm đau không kê đơn sẽ không đủ để điều trị đau, từ đó gây viêm ổ răng khô. Do đó, bác sĩ thường chỉ định các đơn thuốc giảm đau, kháng viêm cho người bệnh và hướng dẫn các giải pháp giảm đau để giảm thiểu rủi ro không mong muốn.

Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác khiến cục máu đông không hình thành hoặc tan biến sớm gây viêm xương ổ răng như:

  • Sau nhổ răng, người bệnh súc miệng hoặc ho, hắt hơi quá mạnh làm vỡ cục máu đông.
  • Nếu uống thuốc tránh sẽ làm xáo trộn estrogen trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình tạo cục máu đông.
  • Viêm, nhiễm trùng trong miệng làm tăng nguy cơ viêm ổ răng khô.
  • Vệ sinh răng miệng kém, thức ăn bị nhét vào ổ răng gây viêm.
  • Hút thuốc lá sau nhổ răng gây viêm nhiễm ổ răng.
  • Tăng yếu tố nguy cơ ở người mắc bệnh lý đái tháo đường,…

Giải pháp tốt nhất để ngăn ngừa biến chứng viêm ổ răng khô chính là thực hiện nhổ răng ở địa chỉ nha khoa uy tín. Các nguy cơ nhiễm trùng sẽ được kiểm soát tốt và bạn chỉ cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng sau nhổ răng.

Xem thêm: Nhổ răng khôn tiền mê là gì? Tại sao cần áp dụng tiền mê trong nhổ răng?

Viêm nhiễm do vỡ cục máu động

Viêm nhiễm do vỡ cục máu động

3. Dấu hiệu nhận biết viêm ổ răng khô

Xuất hiện cùng với viêm ổ răng khô là các triệu chứng đau nhức dữ dội sau nhổ răng. Nó diễn ra liên tục trong 1-3 ngày và cảm giác đau nhức trên toàn bộ khuôn mặt chứ không chỉ tại vị trí nhổ răng. Cùng với đó là nhiều biểu hiện khác ở huyệt ổ răng gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.

Để nhận biết rõ tình trạng này thông qua các dấu hiệu như sau:

  • Đau nhức liên tục, tăng dần sau ngày đầu nhổ răng.
  • Cảm giác đau nhức lan đến tận mang tai.
  • Quan sát ổ răng thấy trống, không có cục máu đông, lộ xương hàm.
  • Cục máu đông hóa lỏng.
  • Ổ răng có mùi hôi và có vị khó chịu.

Viêm xương ổ răng nếu kéo dài sẽ là mối nguy hại cho sức khỏe con người, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy, nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bệnh lý nào thì tốt nhất bạn nên đến nha khoa uy tín để bác sĩ chẩn đoán và xử lý kịp thời, ngăn chặn biến chứng.

Viêm ô răng khô có triệu chứng hôi miệng

Viêm ô răng khô có triệu chứng hôi miệng

4. Viêm ổ răng khô có nguy hiểm không?

Tình trạng viêm ổ răng khô sẽ không quá nguy hiểm nếu bệnh nhân được chữa trị kịp thời. Đặc biệt nếu nhận biết các dấu hiệu từ sớm và được điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa, quá trình điều trị sẽ diễn ra vô cùng dễ dàng và đơn giản.

Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài thì có nguy cơ rất cao hình thành các biến chứng nguy hiểm sau này. Những cơn đau dai dẳng kéo dài, tình trạng nhiễm trùng cục bộ hay đau đầu, ảnh hưởng thần kinh não bộ hoàn toàn có thể xảy ra. Đã có nhiều trường hợp nhổ răng xong bị đau đầu mỗi khi thay đổi thời tiết.

Bên cạnh đó, viêm ổ răng khô cũng khiến xương hàm và mô mềm không thể lấy đầu ổ răng. Từ đó, bệnh nhân cũng khó có thể cấy ghép răng giả và có thể làm các răng kế cận xô lệch, lệch khớp cắn. Vì vậy, bệnh nhân cần thông báo ngay với bác sĩ nếu xảy ra những dấu hiệu hay có những biểu hiện bất thường.

5. Viêm ổ răng khô có tự hết không? Bao lâu thì khỏi?

Viêm ổ răng khô có thể tự hết nhưng thường sẽ để lại cảm giác khá đau đớn và cần sự can thiệp y tế nếu tình trạng chuyển biến xấu. Viêm ổ răng khô có thể kéo dài trong 7 ngày và thời điểm cảm nhận rõ nhất những cơn đau nhức là khoảng 3 ngày sau khi nhổ.

Mặc dù tình trạng này kéo dài không quá lâu nhưng sẽ để lại rất nhiều ảnh hưởng về sức khỏe răng miệng người bệnh sau này. Vì vậy, bạn nên đến thăm khám nha khoa và được can thiệp y tế kịp thời thay vì để viêm ổ răng khô tự khỏi.

6. Giải pháp chẩn đoán viêm xương ổ răng

Khi đến nha khoa thăm khám và điều trị, người bệnh có triệu chứng đau nhức dữ dội là dấu hiệu đủ để bác sĩ nghi ngờ viêm ổ răng khô. Khi đó, bác sĩ sẽ xác định thêm các triệu chứng khác thông qua kiểm tra miệng.

Bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang răng miệng để có được chẩn đoán chính xác nhất. Tránh nhầm lẫn triệu chứng với các bệnh lý răng miệng khác như nhiễm trùng xương (viêm tủy xương), mảnh xương nhỏ còn sót lại trong ổ răng.

Sau khi xác định bệnh lý, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp và kế hoạch điều trị phù hợp nhất cho người bệnh.

Chẩn đoán viêm ổ răng khô qua ảnh chụp X-quang

Chẩn đoán viêm ổ răng khô qua ảnh chụp X-quang

7. Cách điều trị triệt để viêm ổ răng khô

Các phương pháp xử lý viêm ổ răng khô chủ yếu can thiệp vào các triệu chứng bệnh lý, nhất là triệu chứng đau nhức của bệnh nhân.

7.1 Vệ sinh ổ răng

Bác sĩ tiến hành làm sạch ổ răng nhằm loại bỏ các vụn thức ăn mắc kẹt tại ổ răng gây viêm nhiễm. Sau đó, bác sĩ sử dụng Gel thuốc hoặc vật liệu kháng khuẩn để lấp khoang răng hở, giảm thiểu thức ăn thừa lọt vào ổ răng. Từ đó, quá trình hồi phục mô nướu và xương hàm sẽ diễn ra thuận lợi.

7.2 Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm

Để vết thương nhanh lành hơn thì bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc kháng sinh, giảm đau, nước súc miệng kháng khuẩn. Thuốc giảm đau có thể theo toa hoặc không theo toa.

7.3 Chăm sóc răng miệng tại nhà

Thực hiện chăm sóc vết thương tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Đảm bảo ổ răng luôn sạch sẽ và không tồn đọng thức ăn làm cản trở quá trình lành thương.

Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách vệ sinh răng miệng, đặc biệt chú trọng vệ sinh huyệt ổ răng đúng cách. Tránh chải răng trực tiếp vào vị trí này khiến vết thương trầm trọng hơn.

Xem thêm: Nếu nhổ răng khôn sau 1 tuần vẫn đau hãy lưu ý những vấn đề này

Nhổ răng không uống thuốc kháng sinh được không?

Vệ sinh răng miệng đúng cách để nhanh hồi phục

Vệ sinh răng miệng đúng cách để nhanh hồi phục

Sau khi thực hiện các biện pháp điều trị ở trên thì bạn cần tái khám để kiểm tra lại. Thông thường thời gian thăm khám là 5-7 ngày sau điều trị. Trong thời gian chăm sóc tại nhà, nếu bệnh lý không thuyên giảm thì bạn hãy liên ngay với bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời.

8. Cách phòng ngừa viêm huyệt ổ răng sau nhổ răng khôn 

Để phòng tránh tình trạng này, bạn có thể tham khảo ngay những cách dưới đây đến từ các bác sĩ tại phòng khám Nha khoa Trẻ.

  • Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để giảm đau đúng cách và an toàn. Một số phương pháp được khuyên dùng là chườm ấm, chườm lạnh, uống đầy đủ thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau,…
  • Sau khi nhổ răng, hãy uống nước đầy đủ để tình trạng viêm ổ răng khô không diễn ra. Bệnh nhân nên tránh dùng các loại đồ uống có cồn, chất kích thích hay sử dụng ống hút vì có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí nhổ răng.
  • Hãy có cho bản thân một chế độ ăn uống phù hợp. Những lựa chọn được ưu tiên sẽ là thực phẩm mềm, dễ nhai dễ nuốt. Bạn cần hạn chế các loại thực phẩm quá cứng, quá dai hay quá nóng, quá lạnh.
  • Bệnh nhân cần thực hiện vệ sinh răng miệng cẩn thận và tránh vị trí vừa thực hiện nhổ. Nước muối loãng sẽ là loại nước súc miệng được tin dùng để tránh gây nhiễm trùng.

Cảnh giác các triệu chứng bất thường sau nhổ răng là đặc biệt cần thiết. Không chỉ là bệnh lý viêm ổ răng khô và còn nhiều nguy cơ biến chứng khác có thể xảy ra. Vì vậy, bạn hãy chủ động bảo vệ sức khỏe răng miệng, liên hệ ngay với bác sĩ nếu cần tư vấn hoặc thăm khám để điều trị bệnh lý.

NHA KHOA TRẺ

Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0901.334.334

Fanpage: nhakhoatrehanoi

Trang web: https://nhakhoatre.com/

Tác giả:

Tham vấn: Bác sĩ Nha Khoa Trẻ

Chưa có bình luận nào
Đăng một bình luận
Họ tên
E-mail
Website