Trẻ thay răng sớm có tốt không? Trẻ bắt đầu mọc răng vào giai đoạn 6 tháng tuổi và đến khoảng 3 tuổi là đã mọc hoàn tất hàm răng sữa. Thời điểm thay răng sẽ khác nhau giữa từng trẻ do cơ địa, chế độ ăn uống và cách sinh hoạt hàng ngày không giống nhau.
Nội dung bài viết
1. Thời điểm thay răng sữa ở trẻ em
Thời điểm thay 20 chiếc răng sữa ở trẻ em sẽ trải dài trong khoảng từ 6-12 tuổi. Xin mời ba mẹ theo dõi chi tiết các mốc thời điểm thay răng ở trẻ dưới đây. Phụ huynh cũng cần lưu ý thời điểm thay răng có thể chênh lệch tương đối ở từng trẻ do cơ địa, tình trạng răng miệng, chế độ chăm sóc răng miệng,…
1.1 Thay chiếc răng sữa đầu tiên
Những chiếc răng sữa đầu tiên đầu tiên có dấu hiệu lung lay và chuẩn bị được thay thế là 4 chiếc răng cửa giữa ở hàm trên và hàm dưới. Thời điểm thay thế là khi trẻ khoảng 6-7 tuổi và trẻ có thể thay răng sớm hay muộn hơn.
1.2 Các răng sữa khác rụng dần
Sau khi những chiếc răng sữa đầu tiên rụng, các răng hàm, răng nanh còn lại cũng sẽ lần lượt rụng dần. Đến khi trẻ khoảng 13 tuổi thì toàn bộ răng sữa sẽ được thay thế hoàn toàn bởi những răng vĩnh viễn. Thứ tự thay răng cụ thể như sau:
- 2 răng cửa hàm trên: 7-8 tuổi.
- 2 răng cửa hàm dưới: 7-8 tuổi.
- 2 răng hàm trên thứ nhất: 9-11 tuổi.
- 2 răng hàm trên thứ hai: 9-11 tuổi.
- 2 răng nanh hàm trên: 10-12 tuổi.
- 2 răng nanh hàm dưới: 9-12 tuổi.
- 2 răng hàm dưới thứ 2: 10-12 tuổi.
- 2 răng hàm trên thứ 2: 10-12 tuổi.
2. Trẻ thay răng sữa như nào là sớm?
Nếu trẻ thay răng sữa trong khoảng 4-5 tuổi thậm chí đã thay răng trước đó thì có thể coi là thay răng sớm. Thường thì sẽ ít trường hợp là do cơ chế thay răng của cơ thể mà sẽ chủ yếu xuất phát từ những tác nhân khác. Tiêu biểu có thể kể đến như:
- Răng sữa bị lung lay phải nhổ do sâu răng hoặc mắc các bệnh lý về răng miệng.
- Răng vĩnh viễn tự mọc lên lên sớm và đẩy răng sữa ra ngoài.
- Răng dị dạng mọc xiên ra ngoài răng sữa hoặc bên trong hàm ếch.
- Trẻ bị tai nạn, tác động ngoại lực làm tổn thương răng.
3. Bé thay răng sớm có sao không?
Dưới đây là chia sẻ về những ảnh hưởng nếu trẻ em thay răng sữa sớm. Ba mẹ nên quan tâm để hạn chế tối đa những biến chứng liên quan đến sức khỏe răng miệng và sự phát triển của trẻ sau này.
3.1 Giảm khả năng ăn nhai của trẻ
Răng sữa sẽ thực hiện nhiệm vụ ăn nhai của trẻ cho đến khi thay răng và răng vĩnh viễn mọc lên. Do đó nếu thay răng sớm thì khả năng ăn nhai của trẻ sẽ gặp tương đối nhiều khó khăn. Trẻ sẽ ăn chậm hơn thậm chí là biếng ăn, không muốn ăn gì hết.
3.2 Thay răng sữa sớm ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn
Khi răng sữa rụng thì răng vĩnh viễn sẽ mọc lên thay thế vị trí đó. Răng sữa nếu bị mất sớm có thể dẫn đến tình trạng răng mọc lệch lạc và không đảm bảo về vẻ thẩm mỹ sau này. Răng vĩnh viễn có thể cũng chưa sẵn sàng mọc lên ngay lập tức dẫn đến một khoảng trống trong khoang miệng trong vài tuần, vài tháng.
3.3 Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
Có thể nhiều bậc phụ huynh không biết nhưng trẻ con thay răng sữa sớm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của giọng nói sau này. Quá trình mọc răng vĩnh viễn cũng mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến việc ăn nhai và tiêu hóa của trẻ.
4. Phải làm gì để bé thay răng đúng thời điểm?
Ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để hỗ trợ trẻ có thể thay răng đúng thời điểm.
- Loại bỏ những thói quen xấu: Những thói quen thường ngày như mút tay, cắn bút cần được loại bỏ hoàn toàn để không gặp phải tình trạng răng mọc lệch lạc sau này.
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên: Cần chải răng đều đặn 2 lần/ngày, đặc biệt là sau bữa ăn vào buổi tối. Ngoài ra, bé cũng nên súc miệng nước muối sau bữa ăn để sát khuẩn hiệu quả.
- Chế độ ăn uống hợp lý: Bố cần bổ sung các thực phẩm nhiều canxi (sữa, thịt, cá, tôm, cua, rau xanh) để giúp xương và răng phát triển tốt. Đồng thời hạn chế cho trẻ ăn các loại đồ ngọt, đồ quá cứng khó ăn nhai và kẹo cao su.
- Thăm khám nha khoa định kỳ: Ba mẹ cần đưa trẻ thăm khám nha khoa định kỳ mỗi 6 tháng/lần. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng của trẻ và xử lý nhanh chóng những vấn đề răng miệng trẻ gặp phải.
- Bảo vệ răng: Trẻ nên hạn chế các trò chơi hay hoạt động mạnh có ảnh hưởng tới răng miệng và mặt. Nếu trẻ bị chấn thương gây gãy răng, trẻ có thể được đeo khí cụ duy trì để răng không bị xô lệch.
Xem thêm:
Trẻ thay răng sữa sớm hay muộn không hoàn toàn quyết định đến kết quả hàm răng vĩnh viễn sau này. Tuy nhiên, nó lại là cơ sở để bố mẹ chăm sóc răng miệng tốt nhất cho bé, giúp bé hàm răng khỏe đẹp. Do đó, bố mẹ hãy đặc biệt lưu ý đến quá trình thay răng của con cũng như nhiều yếu tố quan trọng đã nói ở trên.
Nếu cần thêm bất cứ thông tin nào khác về Răng trẻ em thì bố mẹ có thể liên hệ với Nha khoa Trẻ theo địa chỉ dưới đây:
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi