NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

[Chuyên gia tư vấn] Trẻ mọc răng quấy khóc phải làm sao? 

[Chuyên gia tư vấn] Trẻ mọc răng quấy khóc phải làm sao? 

Mọc răng ở trẻ chính là giai đoạn nhiều ba mẹ “khủng hoảng” vì trẻ mọc răng bị đau nhức dẫn đến chán ăn, quấy khóc rất khó dỗ dành. Đặc biệt tình trạng trẻ quấy khóc về đêm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và tinh thần của cả mẹ và bé. Vậy Trẻ mọc răng quấy khóc thì mẹ phải làm sao?

[Chuyên gia tư vấn] Trẻ mọc răng quấy khóc phải làm sao? 

Trẻ mọc răng quấy khóc phải làm sao?

1. Trẻ mọc răng ban đêm có quấy khóc không? 

Trẻ mọc răng ban đêm có quấy khóc do những cơn đau nhức khó chịu ở răng và nướu. Khi mọc răng, trẻ ngủ không ngon giấc và dễ giật mình giữa đêm, quấy khóc liên tục. Mặc dù tần suất sẽ giảm dần và kết thúc khi mọc răng sữa hoàn thiện nhưng tình trạng này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của cả bé cũng như ba mẹ.

2. Nguyên nhân trẻ em mọc răng hay quấy khóc 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ở mỗi trẻ sẽ là tương đối khác nhau. Mức độ ảnh hưởng từ các nguyên nhân cũng thay đổi ở từng đối tượng tùy vào cơ địa và sức khỏe của trẻ. Dưới đây là 5 nguyên nhân chính ba mẹ cần biết do các bác sĩ tại phòng khám Nha khoa Trẻ chia sẻ.

2.1 Đau ngứa nướu dai dẳng

Đây là nguyên nhân chính khiến trẻ em mọc răng hàm quấy khóc hay bất cứ chiếc răng răng nào trồi lên. Răng mầm sẽ từ từ nhú lên từ phía dưới lợi gây ra cảm giác đau nhức và ngứa ngáy khó chịu. Đặc biệt với trẻ đang mọc những chiếc răng sữa đầu tiên sẽ không thể làm quen được với cảm giác này.

Trẻ cũng không thể làm gì cho hết đi cảm giác đau nhức này nên sẽ quấy khóc cho đến khi dịu bớt cơn đau lại. Thậm chí nửa đêm trẻ có thể bị giật mình do cảm giác đau đột ngột.

2.2 Hoạt động ăn uống của trẻ gặp vấn đề

Mầm răng được đẩy lên đồng nghĩa với những tổn thương cho nướu lợi dẫn tới đau nhức. Lúc này, răng lợi của trẻ sẽ tương đối nhạy cảm và khiến trẻ sợ cảm giác ăn nhai. Không muốn ăn nhai đồng nghĩa với việc trẻ sẽ bị đói và dẫn đến trẻ mọc răng quấy khóc kể cả vào ban đêm hay ban ngày.

2.3 Những cơn sốt kéo dài

Việc mọc răng kèm theo biểu hiện hay quấy khóc có thể do những cơn sốt với nhiệt độ trong khoảng 38-38,5 độ. Mặc dù sốt mọc răng ở trẻ là phản ứng vô cùng bình thường của cơ thể nhưng sẽ gây mệt mỏi trong người của trẻ. Thay vì sự hiếu động, vui vẻ hằng ngày thì khi trẻ sốt quấy khóc khi mọc răng sẽ uể oải hơn rất nhiều.

2.4 Giấc ngủ của trẻ không được đảm bảo

Khoảng thời gian trẻ mọc răng có thể coi là một thách thức vô cùng lớn với cả trẻ và ba mẹ. Những cơn đau nhức đến bất chợt khiến trẻ giật mình tỉnh giấc giữa đêm nhiều hơn. Tiếng khóc sẽ làm ảnh hưởng đến ba mẹ đồng thời họ cũng sẽ lo lắng vì không rõ tại sao con của mình lại như vậy.

2.5 Trẻ mọc răng bị đi tướt

Khi trẻ mọc răng, trẻ có thể gặp một số vấn đề về tiêu hóa nhẹ và còn được biết đến là tình trạng đi tướt. Tình trạng này sẽ kéo dài 2-3 lần/ngày và có thể 5–7 lần/ngày với trẻ có cơ địa kém hơn dẫn đến cơ thể mệt mỏi, không được thoải mái.

Nướu sưng đỏ là triệu chứng thường gặp khi bé mọc răng

Nướu sưng đỏ là triệu chứng thường gặp khi bé mọc răng

3. Bé mọc răng quấy khóc bao lâu? 

Trẻ mọc răng thường quấy khóc đến khi những cơn đau nhức hay triệu chứng dần dịu lại. Ví dụ nếu trẻ bị sốt thì sau khoảng 3-4 ngày cơn sốt hạ nhiệt thì trẻ sẽ thoải mái hơn hay nếu quấy khóc do đói vào ban đêm thì khi cho ăn no thì trẻ mới hết quấy. Khoảng thời gian này sẽ có sự chênh lệch ở mỗi bé khác nhau.

Cha mẹ cần liên tục theo dõi tình trạng của trẻ và phải đưa trẻ tới với bệnh viện gần nhất nếu có những dấu hiệu bất thường. Thường thì không chỉ mọc một răng một lần mà sau vài tuần hoặc 1 tháng sau đó trẻ sẽ tiếp tục mọc những chiếc răng khác.

4. Trẻ mọc răng quấy khóc phải làm sao? 

Dù trẻ 6 tháng tuổi mọc răng quấy khóc hay khi tiếp tục mọc những chiếc răng sữa khác đều khiến ba mẹ rất lo lắng. Ba mẹ hãy bình tĩnh và áp dụng ngay những giải pháp dưới đây đến từ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám Nha khoa Trẻ.

4.1 Cho trẻ ăn no với chế độ ăn phù hợp

Những loại thức ăn dặm mềm, lỏng, dễ nhai sẽ là lựa chọn phù hợp với tình trạng răng miệng của bé lúc này. Các loại thức ăn này sẽ không tác động quá nhiều đến nướu lợi của trẻ giúp hạn chế cảm giác đau nhức. Ba mẹ nên bổ sung thêm thịt, cá, rau xanh,… đã chế biến để bổ sung đầy đủ chất cho răng phát triển hoàn thiện.

4.2 Massage nướu cho bé

Nếu con mọc răng quấy khóc thì ba mẹ nên thực hiện massage nướu nhẹ nhàng để giảm thiểu cảm giác đau. Để thực hiện, ba mẹ cần rửa sạch tay với xà phòng để xoa dịu nướu nhẹ nhàng với tay. Bên cạnh đó, việc sử dụng bông hay gạc mềm thấm nước mát để làm dịu cơn đau cũng được đánh giá tốt.

Xem thêm: 

Trẻ đi tướt mọc răng bao lâu thì khỏi?

Trẻ mọc răng có biếng ăn không?

Mẹ nên massage nướu cho bé để giảm đau nhức

Mẹ nên massage nướu cho bé để giảm đau nhức

4.3 Vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ

Có thể nhiều bậc phụ huynh có suy nghĩ trẻ chỉ mọc 1 2 chiếc răng thì không cần vệ sinh làm gì nhưng đây là quan điểm hoàn toàn sai. Vệ sinh răng miệng của trẻ cẩn thận sẽ giúp hạn chế được tối đa vi khuẩn tấn công, hôi miệng hay nguy cơ mắc các bệnh như nhiệt miệng, viêm nướu,…

Với trẻ quấy khóc khi mọc răng, quá trình vệ sinh cần nhẹ nhàng và đúng quy trình. Trẻ hoàn toàn có thể đánh răng với kem đánh răng và bàn chải dành cho trẻ em. Với đối tượng còn quá bé, ba mẹ có thể lau toàn bộ khoang miệng của trẻ với bông, khăn gạc thấm nước muối sinh lý.

4.4 Giao tiếp, chơi đùa với trẻ nhiều hơn

Việc trò chuyện, vui đùa hay cho bé ngủ thư giãn trong vòng tay mẹ sẽ giúp trẻ mọc răng quấy khóc ban đêm tạm quên cảm giác đau nhức. Ba mẹ cũng có thể tắm nước ấm cho bé, massage toàn thân để bé được thoải mái hơn. Việc để trẻ ngủ 1 mình nên hạn chế tối đa do khiến trẻ khó ngủ sâu và dễ cáu kỉnh.

4.5 Áp dụng một số mẹo dân gian

Một số mẹo dân gian có thể hạn chế cơn đau nhức khi mọc răng của trẻ. Tiêu biểu có thể kể đến việc dùng lá hẹ, đậu xanh, sử dụng nha chín,… đều đem lại hiệu quả bất ngờ với trẻ bị đau răng.

4.6 Tham khảo ý kiến từ nha sĩ

Nếu cha mẹ không biết trẻ mọc răng quấy khóc phải làm sao thì tham khảo ý kiến từ những bác sĩ chuyên khoa sẽ là lựa chọn hợp lý nhất. Các bác sĩ sẽ tư vấn chế độ ăn uống phù hợp cho trẻ, các loại thuốc hay gel giảm đau có thể dùng cũng như hướng dẫn phụ huynh chăm sóc răng cho trẻ.

Trên đây, Nha khoa Trẻ đã tổng hợp các kiến thức về nguyên nhân trẻ mọc răng quấy khóc cũng như các giải pháp giúp bé thoải mái, dễ chịu trong giai đoạn mọc răng. Bố mẹ có thể tham khảo để trang bị kiến thức và áp dụng vào thực tế để chăm sóc sức khỏe răng miệng và sức khỏe cơ thể tốt nhất cho con yêu.

Tác giả:
Chưa có bình luận nào
Đăng một bình luận
Họ tên
E-mail
Website