Trẻ mọc răng đi tướt mấy ngày thì khỏi chắc hẳn là lo lắng của rất nhiều bậc phụ huynh khi lần đầu chăm con nhỏ. Đi tướt mọc răng chỉ là một trong những triệu chứng thường gặp khi mọc răng, ngoài ra còn có các triệu chứng như sốt mọc răng, quấy khóc, biếng ăn.
Những tình trạng này khiến bố mẹ gặp khó khăn rất nhiều trong việc chăm sóc răng miệng và cơ thể cho bé. Vậy mẹ cần làm gì khi trẻ mọc răng đi tướt, nên cho bé ăn gì trong giai đoạn mọc răng? Tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây của Nha khoa Trẻ.
Nội dung bài viết
1. Trẻ mọc răng có đi ngoài không?
Trẻ mọc răng có thể xảy ra tình trạng đi ngoài và đây là phản ứng cơ thể khá bình thường đánh dấu sự phát triển của trẻ. Tình trạng này còn được biết với cái tên là đi tướt khi mọc răng và ở mỗi trẻ sẽ có mức độ ít nhiều khác nhau tương đối. Cha mẹ cần hiểu rõ về tình trạng này để giảm bớt lo lắng và có cách xử lý phù hợp.
2. Dấu hiệu trẻ đi tướt mọc răng?
Trẻ mọc răng đi tướt là tình trạng tiêu chảy do trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa trong giai đoạn mọc răng. Lúc này hệ tiêu hóa của trẻ còn kém, hệ miễn dịch cũng chưa cao lại thêm một số thay đổi của cơ thể nên khiến trẻ dễ gặp phải tình trạng đi tướt mọc răng.
Trong giai đoạn mọc răng, cơ thể của bé sẽ tiết ra một loại enzyme kích thích tuyến nước bọt khiến bé chảy nước dãi nhiều hơn. Nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển quanh miệng của bé. Và khi bé nuốt những nước miếng này thì sẽ dẫn đến hiện tượng trẻ mọc răng bị đi tướt.
Tình trạng này khá giống với tiêu chảy thông thường nhưng có các triệu chứng nhẹ hơn. Khi đó, phân của trẻ sẽ có hiện tượng sau:
- Đi phân sống, nhầy
- Phân không có bọt
- Có màu vàng, ngả xanh
3. Trẻ mọc răng đi tướt mấy ngày thì khỏi?
Tùy vào sức khỏe của từng trẻ mà tình trạng đi tướt mọc răng là khác nhau. Với những trẻ khỏe mạnh, sức đề kháng tốt thì số lần đi tưới khoảng chừng 2-3 lần/ngày. Ngược lại với những trẻ có sức khỏe kém thì số lần đi tướt sẽ nhiều hơn, một ngày có thể đi từ 5-7 lần.
Thông thường, tình trạng này chỉ kéo dài trong khoảng thời gian từ 2-3 ngày trước và sau khi chiếc răng đó nhú lên. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, trẻ bị đi tướt kéo dài đến một tuần và số lần đi tướt trong một ngày nhiều hơn thì rất có thể là biểu hiện của một số bệnh lý khác. Khi đó, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cũng như tìm cách điều trị để bảo vệ sức khỏe cho bé.
4. Các mẹo chữa đi tướt mọc răng cho bé
4.1 Xác định tình trạng trẻ đi ngoài do mọc răng
Trẻ bị tiêu chảy có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do nhiễm khuẩn chứ không phải do mọc răng. Vì vậy, mẹ nên quan sát các biểu hiện bên ngoài của bé để có thể chắc chắn rằng tình trạng tiêu chảy là do mọc răng. Một số biểu hiện mọc răng thường gặp là:
- Nướu lợi sưng đỏ khiến bé khó chịu và đau nhức dẫn đến tình trạng bé hay cáu gắt, quấy khóc và thậm chí trẻ mọc răng biếng ăn.
- Trẻ khi mọc răng sẽ có xu hướng mút tay và đưa đồ vật vào miệng nhai cắn nhằm làm giảm cảm giác bứt dứt trên nướu lợi.
- Lượng nước bọt tiết ra ở giai đoạn mọc răng sẽ nhiều hơn bình thường, nếu bố mẹ không lau sạch miệng cho bé thường xuyên thì có thể khiến cằm, cổ và má bị nổi mẩn đỏ.
- Thân nhiệt của trẻ sẽ tăng nhẹ ở mức 37,2 – 37,5 độ C, cao nhất cũng chỉ dưới 38,5 độ C.
Xem thêm:
Bé 7 tháng chưa mọc răng có sao không?
Bé 8 tháng chưa mọc răng cần bổ sung gì?
4.2 Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé
Mẹo phòng ngừa và chữa đi tướt mọc răng cho trẻ là giữ vệ sinh sạch sẽ cho con. Khi trẻ mút tay hay đưa các đồ vật vào trong miệng thì rất dễ tạo thành cơ hội để vi khuẩn xâm nhập gây tình trạng tiêu chảy. Do đó, để hạn chế tình trạng này thì bố mẹ nên chuẩn bị núm vú giả cho bé ngậm, lưu ý vệ sinh núm vú sạch sẽ trước khi đưa vào miệng của bé.
Sau khi bé bú sữa hoặc ăn dặm thì mẹ hãy vệ sinh và massage nướu cho bé bằng cách sử dụng bông gạc lạnh để chà sát nhẹ nhàng nướu của bé. Và đặc biệt chú ý đến việc vệ sinh mông cho trẻ sau khi đi ngoài để tránh nguy cơ nhiễm trùng tuyệt đối.
4.3 Trẻ đi tướt mọc răng nên ăn gì?
Các món ăn dinh dưỡng mà bố mẹ nên cho bé ăn trong giai đoạn trẻ mọc răng đi tướt là:
- Các loại củ được nấu nhừ hoặc nghiền nát như khoai lang, bí đỏ,…
- Chế biến nước ép sinh tố từ các loại củ quả, đặc biệt là nước ép cà rốt.
- Các thực phẩm từ yến mạch sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé tốt hơn, cụ thể là cháo yến mạch, bột yến mạch, sữa tươi yến mạch,…
- Các món ăn xay nhuyễn giàu protein và canxi từ trứng, cá, thịt bò, thịt lợn,…
- Các loại rau xanh giàu vitamin và khoáng chất tốt cho hệ tiêu hóa là súp lơ, cải chíp, khoai tây,…
- Nên cho bé uống nước dừa, nhưng lưu ý không nên quá 2 quả một ngày.
Bên cạnh các loại thực phẩm bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe của trẻ khi mọc răng thì bố mẹ cũng nên chú ý tránh các loại thực phẩm nhiều đường, đồ uống có ga, chất kích thích,… để bảo vệ hệ tiêu hóa cho bé.
Với một chế độ ăn uống hợp lý thì chắc chắn tình trạng trẻ mọc răng đi tướt sẽ nhanh chóng chấm dứt. Nhờ đó mà quá trình mọc răng của bé sẽ diễn ra thuận lợi, bé thì khỏe mạnh, còn bố mẹ thì sẽ an tâm.
5. Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ đi tướt mọc răng
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng để ba mẹ có thể chăm sóc trẻ nếu gặp phải tình trạng đi ngoài khi mọc răng sữa này.
5.1 Không tự ý cho trẻ đi tướt uống thuốc
Khi trẻ xảy ra tình trạng đi tướt khi mọc răng, cha mẹ không được tự ý dùng thuốc hay lấy thuốc không theo đơn cho trẻ. Ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu trẻ bị tướt, ba mẹ cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở thăm khám chữa bệnh gần nhất để được hỗ trợ.
Qua quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra một số hướng dẫn cho cha mẹ để chăm sóc trẻ tại nhà. Ví dụ như cách hạn chế tình trạng mất nước ở trẻ, cách giúp trẻ dễ chịu hơn khi mọc răng,… Nếu cần kê thuốc để hạn chế triệu chứng, bác sĩ cũng sẽ kê rõ ràng tên thuốc và liều lượng cụ thể.
5.2 Trẻ đi tướt mọc răng có tiêm phòng được không?
Nếu trẻ gặp tình trạng đi tướt khi mọc răng kèm theo sốt, bộ Y tế đã khuyến cáo nên hoãn tiêm phòng với trường hợp:
- Tiêm chủng ngoài bệnh viện: Tạm hoãn tiêm nếu trẻ sốt trên 37,5 độ.
- Tiêm chủng tại bệnh viện: Tạm hoãn tiêm nếu trẻ sốt trên 38 độ.
Tùy tình trạng của trẻ mà sẽ có chỉ định theo dõi, điều trị và tiêm phòng tương ứng. Vì vậy, ba mẹ cần đưa trẻ tới những địa chỉ uy tín để thăm khám trước. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng của trẻ sau đó mới đưa ra quyết định nên tiêm phòng hay không.
5.3 Cảnh giác triệu chứng trẻ đi tướt ra máu kèm sốt cao
Tình trạng bị sốt nhẹ dưới 38,5 độ khi mọc răng khá bình thường và không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu trẻ bị đi tướt ra máu kèm sốt cao thì đây là tình trạng rất đáng báo động. Đây hoàn toàn có thể là dấu hiệu của các bệnh như nhiễm khuẩn đường ruột, tiêu chảy,… chứ không phải xuất phát từ mọc răng.
Điều ba mẹ nên làm ngay lập tức là đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu nguy hiểm. Một số dấu hiệu có thể kể đến như mất nước nhanh, đi ngoài lỏng, chua có kèm máu, cơ thể trẻ mệt lả,…
Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết trên từ Nha khoa Trẻ. Tình trạng mọc răng đi tướt ở trẻ là phản ứng cơ thể rất bình thường và sẽ khỏi sau 2-3 ngày. Hy vọng với những kiến thức trên, ba mẹ sẽ bình tĩnh đưa ra được phương án xử lý phù hợp và đồng hành cùng bé vượt qua giai đoạn này.