Tiêu xương hàm có niềng răng được không? Cần điều trị như thế nào?
Tiêu xương hàm có niềng răng được không? Niềng răng sẽ tác động dịch chuyển răng nên yêu cầu cao về sức khỏe của răng cũng như các tổ chức quanh răng để không gặp biến chứng.
Niềng răng là quá trình tác động lực để dịch chuyển răng dần dần về đúng vị trí trên cung hàm. Khi đó, điều kiện về sức khỏe răng miệng là rất quan trọng quyết định đến kết quả cũng như độ an toàn của việc niềng răng chỉnh nha.
Nhiều trường hợp cố niềng răng trong khi các răng đang yếu và tổ chức nâng đỡ răng bị tổn thương dẫn đến nhiều hậu nghiêm trọng. Vậy nếu bị tiêu xương hàm có niềng răng được không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Tiêu xương hàm là gì? Hậu quả khi bị tiêu xương hàm
Trước khi tìm hiểu tiêu xương hàm có niềng răng được không thì chúng ta cần hiểu rõ tình trạng tiêu xương hàm là như thế nào cũng như những ảnh hưởng mà nó gây ra đối với răng miệng.
Xương hàm bao quanh hàm trên hay hàm dưới khá mềm nên dễ bị tiêu biến khi bị vi khuẩn xâm nhập hoặc khoảng trống do mất răng. Đây là trạng thái xương hàm bị suy giảm về mật độ, thể tích, số lượng và chiều cao của xương hàm.
Các trường hợp tiêu xương hàm không chỉ đơn giản là gây mất thẩm mỹ mà còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác:
- Về sức khỏe: Hiện tượng tụt nướu là diễn biến tất yếu sau khi bị số lượng xương hàm bị tiêu giảm đáng kể. Đặc biệt khi vi khuẩn xâm nhập vào trong răng và xương hàm sẽ gây đau nhức và dẫn đến nhiều bệnh lý khác.
- Về ăn nhai: Phần xương hàm bị trũng xuống do suy giảm thể tích sẽ làm các răng kế cận có xu hướng để về vị trí mất răng. Khi đó sẽ gây lệch khớp cắn răng lung lay và dễ gãy rụng. Chức năng ăn nhai cũng bị suy giảm đáng kể.
- Về chức năng thẩm mỹ: Sau khi bị tiêu xương hàm sẽ làm cấu trúc hàm mất cân đối, má hóp lại, da nhăn nheo, lão hóa sớm. Người bị tiêu xương thường già trước tuổi, thậm chí khuôn mặt còn bị biến dạng.
Chính vì những biến chứng đáng lo ngại này khiến cấu trúc hàm không còn ổn định, lúc này nhiều người băn khoăn không biết tiêu xương hàm có niềng răng được không? Phần tiếp theo sẽ lý giải vấn đề này, hãy cùng theo dõi nhé!
2. Bị tiêu xương hàm có niềng răng được không?
Hiểu cơ bản thì niềng răng là giải pháp nắn chỉnh răng và khớp cắn bằng các khí cụ chuyên dụng. Phương pháp này được áp dụng với các trường hợp răng hô, móm, khấp khểnh, răng thưa để sắp xếp lại các răng một cách ngay ngắn, đều đẹp trên cung hàm.
Để niềng răng tối ưu thì các khí cụ là mắc cài hay máng trong suốt phải tác động một lực ổn định lên răng, kéo răng dần dịch chuyển. Khi đó, yêu cầu đầu tiên của can thiệp niềng răng chính là chân răng phải vững chắc, có khả năng chịu lực tốt. Điều này nhằm đảm bảo niềng răng không làm chân răng bị bật ra khỏi nướu lợi gây mất răng vĩnh viễn.
Tuy nhiên, tiêu xương hàm có niềng răng được không cần xem xét mức độ nặng nhẹ của bệnh lý. Nếu tình trạng tiêu xương hàm được điều kịp thời và có khả năng hồi phục thì sau đó có thể niềng răng như bình thường. Đặc biệt lưu ý với các tình trạng tiêu xương hàm do viêm nha chu và đi kèm với các bệnh lý mãn tính như tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông máu, nếu niềng răng sẽ rất nguy hiểm.
Xem thêm:
Mất răng có niềng răng được không?
Mất 2 răng số 6 có niềng được không?
Mất răng số 2 có niềng răng được không? Có cần phục hình răng không?
3. Giải pháp điều trị kịp thời khi bị tiêu xương hàm
Để kiểm soát tốt các biến chứng không mong muốn do tiêu xương hàm gây ra thì việc can thiệp biện pháp nha khoa là rất cần thiết và thực hiện càng sớm càng tốt. Hãy tuân thủ đúng theo phương pháp mà bác sĩ chỉ định, tích cực điều trị để hạn chế nguy cơ tiêu xương hàm cũng như bảo vệ sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, bạn cũng cần có biện pháp chăm sóc răng miệng phù hợp để có thể nhanh chóng hồi phục trở lại.
Đối với những trường tiêu xương hàm do mất răng thì theo khuyến cáo của nha sĩ thì tốt nhất nên trồng răng tức thì. Trồng răng Implant là phương pháp hiện đại nhất hiện nay cũng là phương pháp duy nhất có khả năng ngăn ngừa biến chứng tiêu xương hàm sau mất răng. Đồng thời có khả năng phục hình tối ưu, đạt tính thẩm mỹ cao với chức năng ăn nhai ổn định.
Tùy vào mức độ tiêu xương hàm mà khi cấy ghép Implant có thể phải ghép xương, nâng xoang để đảm bảo đủ điều kiện trồng răng an toàn, không biến chứng.
Như vậy, bài viết trên đây là giải đáp chi tiết vấn đề “tiêu xương hàm có niềng răng được không?” cũng như giải pháp điều trị tiêu xương hàm hiệu quả. Để được thăm khám và tư vấn trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa thì bạn có thể liên hệ với Nha khoa Trẻ, các bác sĩ giàu kinh nghiệm tại đây luôn sẵn sàng hỗ trợ nhanh chóng cho bạn.
NHA KHOA TRẺ
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi
Tham vấn: Bác sĩ Nha Khoa Trẻ
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa