NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Tại sao sau khi bọc răng sứ bị ê buốt, đau nhức?

Sau bọc răng sứ bị ê buốt là hiện tượng bình thường, bạn có thể súc miệng nước muối, chườm đá giảm đau hoặc uống thuốc theo chỉ định bác sĩ.

Bọc răng sứ là phương pháp răng thẩm mỹ được rất nhiều người tin  dùng khi muốn khắc hàm răng khuyết điểm trở nên đều đẹp hơn. Sau khi bọc răng sứ, thường sẽ có hiện tượng đau nhức nhưng sẽ không kéo dài và chỉ ở mức độ nhẹ. Vậy tại sao khi bọc răng sứ bị ê buốt, đau nhức? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này nhé!

Tại sao sau khi bọc răng sứ bị ê buốt, đau nhức?

1. Nguyên nhân khiến bọc răng sứ bị ê buốt, đau nhức

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ê buốt sau khi thực hiện bọc răng sứ thẩm mỹ. Theo các bác sĩ từ Nha khoa Trẻ, dưới đây là 4 nguyên nhân chính gây ra tình trạng khó chịu này mà bạn cần quan tâm.

1.1 Nướu chưa thích nghi

Sau khi lắp răng sứ, các mô nướu xung quanh vị trí lắp có thể chưa kịp thích nghi với mão răng mới. Giải thích cho vấn đề này, các bác sĩ tại Nha khoa Trẻ cho biết mão sứ thường được chế tạo bởi vật liệu đặc biệt và cần mất thời gian để thích nghi.

Thời gian đầu, nướu và răng nhạy cảm khiến tình trạng ê buốt được cảm nhận rất rõ. Sau một khoảng thời gian nhất định, nướu đã thích nghi và bạn hoàn toàn có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường.

1.2 Chưa điều trị hết tủy viêm

Trong trường hợp phải điều trị tủy trước khi bọc răng sứ thì bác sĩ cần thực hiện loại bỏ hoàn toàn hết mô và tủy bị nhiễm trùng. Đây là điều kiện cơ bản để thực hiện bọc răng sứ cho răng sâu bởi nếu còn sót lại thành phần bị nhiễm khuẩn thì sẽ khiến bọc răng sứ bị ê buốt, đau nhức kéo dài.

1.3 Mài nhiều men răng gây ê buốt

Trước khi thực hiện cố định mão răng giả, các bác sĩ sẽ thực hiện mài răng theo một tỉ lệ thích hợp. Mặc dù là kỹ thuật phổ biến nhưng mài răng vẫn cần thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn cao. Bọc răng sứ bị ê buốt có thể do tay nghề bác sĩ hay sai sót trong tính toán, thao tác. 

Theo nguyên tắc, răng không được mài quá 2mm và nếu mài quá nhiều sẽ dẫn đến ngà răng bị lộ. Răng sẽ dần suy yếu và tạo ra cảm giác khó chịu khi ăn uống hay sinh hoạt. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trang răng nhạy cảm sau khi bọc răng sứ.

1.4 Lắp răng sứ bị sai lệch

Răng sứ bị cao hơn bình thường hoặc lệch so với răng đối diện khiến lực ăn nhai bị dồn lên thân răng sứ. Điều này làm tăng áp lực lên chân răng thật tạo cảm giác đau nhức. Với trường hợp này, bạn khó có thể tự xử lý mà cần đến địa chỉ nha khoa mình làm răng và yêu cầu điều chỉnh.

Nếu bác sĩ bọc răng sứ bị sai lệch thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn nữa

2. Làm răng sứ sau bao lâu thì hết ê buốt? 

Làm răng sứ thường sau 2 – 3 ngày thì sẽ hết tình trạng ê buốt. Con số này se. Có sự chênh lệch ở mỗi cá nhân do cơ địa hay khả năng thích ứng khác nhau. Một số trường hợp chỉ trong vài tiếng sau khi thực hiện đã không còn đau nhức. Lại cũng có nhiều ca đau âm ỉ kéo dài trong 5 – 7 tuần mới kết thúc.

Thực tế, đây là dấu hiệu bình thường do quá trình mài răng gây xâm lấn cũng như cơ thể chưa thích ứng với răng sứ. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn nên tìm đến bác sĩ của mình để đưa ra giải pháp phù hợp, đặc biệt nếu quá đau nhức và dai dẳng liên tục.

3. Bọc răng sứ bị ê buốt phải làm sao?

Với tình trạng bọc răng sứ bị ê buốt, bạn có thể làm dịu cơn đau bằng các phương pháp tại nhà dưới đây, nhưng lưu ý nếu tình trạng này kéo dài và không thuyên giảm thì bạn nhất định phải thăm khám nha sĩ để được điều trị sớm, tránh các biến chứng không mong muốn xảy ra.

3.1 Uống thuốc giảm đau

Các loại thuốc như Ibuprofen, acetaminophen, …sẽ giúp giảm đau sau bọc răng sứ bị ê buốt nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, bạn chỉ được sử dụng thuốc khi đã có sự đồng ý của bác sĩ điều trị và đúng liều lượng khuyên dùng.

Uống thuốc giảm đau đúng theo đơn của bác sĩ sau bọc răng sứ bị ê buốt

3.2 Súc miệng nước muối

Bạn có thể súc miệng bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn, làm sạch dịch bẩn quanh răng sứ. Pha nước muối khá đơn giản chỉ cần bỏ 2 thìa muối vào nước ấm và khuấy đều cho tan muối là có thể súc miệng được.

3.3 Chườm đá 

Đây là cách thức giảm đau tạm thời hiệu quả sau khi bọc răng sứ. Bạn hãy chườm đá vào khu vực gần răng sứ. Lưu ý tuyệt đối không chườm trực tiếp lên vị trí gắn răng sứ, bởi nó sẽ làm cảm giác đau trở nên nghiêm trọng hơn.

3.4 Dùng hàm bảo vệ răng

Nếu tình trạng bọc răng sứ bị ê buốt, đau nhức là do tật nghiến răng gây ra thì bạn nên sắm ngay cho mình một miếng bảo vệ răng để hạn chế các răng và chạm trực tiếp với răng sứ.

Xem thêm: 

Bọc răng sứ có bị đen lợi không?

Làm răng sứ bị viêm lợi phải làm sao?

Sử dụng hàm bảo vệ nếu có tật nghiến răng vào ban đêm

4. Cách chăm sóc răng miệng sau bọc sứ

Chăm sóc răng miệng sau khi bọc sứ giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ và duy trì vẻ đẹp của răng sứ. Sau khi kết thúc quá trình thăm khám và bọc răng, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách tự chăm sóc răng miệng tại nhà cùng các lưu ý cần thiết. Dưới đây là một số cách thức chăm sóc bạn có thể áp dụng.

  • Sử dụng bàn chải mềm và đánh răng ít nhất 2 lần một ngày. Bạn nên thực hiện chải nhẹ nhàng theo chiều dọc hoặc đường tròn để hạn chế tối đa tác động đến răng và nướu.
  • Kết hợp các sản phẩm được nha khoa tin dùng nhằm đem lại hiệu quả vệ sinh tốt nhất. Một số số gợi ý có thể kể đến như chỉ nha khoa, tăm nước, nước súc miệng,…
  • Sử dụng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý có bán tại các tiệm thuốc để súc miệng.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thực phẩm quá dai, quá nóng, quá cứng,… Trái cây, rau xanh hay thịt cá sẽ giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể và giúp phần răng thật được chắc khỏe.
  • Định kỳ thăm khám bác sĩ theo chỉ định để kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng cũng như xử lý các vấn đề về răng miệng.

Các thực phẩm nóng, lạnh, cứng cần phải tránh sau khi bọc răng sứ

Các thực phẩm nóng, lạnh, cứng cần phải tránh sau khi bọc răng sứ

Xem thêm: Bọc răng sứ có bị tụt lợi không?

Trên đây là giải đáp của các bác sĩ đến từ Nha khoa Trẻ về vấn đề bọc răng sứ bị ê buốt. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức và lưu ý quan trọng để xử lý tình trạng này. Nếu bạn đọc còn thắc mắc nào cần giải đáp hay có nhu cầu thực hiện bọc răng sứ, xin mời liên hệ qua hotline 0901.334.334 hoặc đến trực tiếp phòng khám Nha khoa Trẻ 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân để được khám răng và tư vấn miễn phí.

Tác giả:
Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.