NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Những tác hại của việc niềng răng bạn cần biết

Niềng răng mắc cài là phương pháp chỉnh nha truyền thống được rất nhiều khách hàng lựa chọn ngay cả khi nhiều phương pháp chỉnh nha tiến tiến hơn đã ra đời. Niềng răng mắc cài mang lại hiệu quả cực tốt trong việc khắc phục những khuyết điểm răng hô, răng móm, răng mọc thưa, mọc lệch,…

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà bạn có thể nhìn thấy ở vẻ đẹp bên ngoài của những người niềng răng mắc cài thì bạn đã biết những tác hại của việc niềng răng chưa? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trong nội dung bài viết này nhé!

Bạn đã biết những tác hại của việc niềng răng có thể gây ra?

1. Lợi ích khi niềng răng

Cải thiện thẩm mỹ

Niềng răng điều chỉnh khớp cắn hai hàm cân đối, từ đó giúp khuôn mặt hài hòa. Những trường hợp trước đó bị lệch hàm, lệch mặt do sai khớp cắn cũng sẽ được khắc phục đáng kể. 

Với hàm răng thẳng đều sau niềng, nụ cười của bạn sẽ rạng rỡ và tự tin hơn rất nhiều. Nhờ vậy, việc giao tiếp trong công việc và cuộc sống hàng ngày cũng thuận lợi hơn, làm tiền đề cho những thành công sau này. 

Cải thiện chức năng ăn nhai

Một hàm răng khỏe đẹp cùng khớp cắn hài hòa sẽ giúp hoạt động ăn nhai diễn ra nhịp nhàng, thức ăn được nghiền nhỏ một cách hiệu quả. Từ đó sẽ hạn chế được nhiều nguy cơ về các bệnh về đường tiêu hóa, dạ dày,…

Khắc phục vấn đề về phát âm

Những trường hợp răng sai lệch, đặc biệt là lệch khớp cắn (khớp cắn ngược, khớp cắn hở,…) gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát âm. Sau khi niềng răng, vấn đề này sẽ được khắc phục và bạn sẽ phát âm chuẩn hơn. 

Hỗ trợ chăm sóc và vệ sinh răng miệng

Các răng được sắp xếp ngay ngắn, thẳng hàng hạn chế bị giắt thức ăn và hình thành mảng bám trên răng. Đồng thời bạn cũng dễ dàng làm sạch được mảng bám dễ dàng hơn.

Ngăn ngừa các vấn đề răng miệng

Niềng răng không những giúp ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng nhờ vào việc vệ sinh răng miệng thuận lợi mà còn giảm nguy cơ đau khớp thái dương hàm. Ở trẻ em, nếu thực hiện niềng răng sẽ hạn chế được nguy cơ phải phẫu thuật hàm sau này. 

2. Những vấn đề thường gặp trong quá trình niềng răng

Niềng răng cần thời gian tương đối dài. Trong suốt quá trình đó, người niềng sẽ không tránh khỏi một số vấn đề khó chịu, đau nhức khi chỉnh nha. Nhưng bạn cũng không cần quá lo lắng vì bác sĩ sẽ chỉ dẫn bạn các giải pháp để khắc phục hiệu quả. 

  • Tổn thương niêm mạc: Với những ai niềng răng mắc cài, gắn cố định mắc cài và dây cung trên răng sẽ có hiện tượng cọ xát niêm mạc. Những kích thích ở niêm mạc sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu. Cách để giảm bớt khó chịu lúc này là dùng sáp nha khoa. 
  • Niềng răng gây đau nhẹ: Khi mới đeo mắc cài hay trong giai đoạn siết răng định kỳ thì người niềng sẽ cảm thấy căng tức và đau nhức trên răng. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy răng đang dịch chuyển. 
  • Hạn chế trong quá trình ăn nhai: Đây không phải là tác hại của việc niềng răng mà chỉ là khó khăn nhỏ chúng ta phải vượt qua khi niềng răng. Thời điểm này răng bị nhạy cảm và dễ bị đau, ê buốt khi ăn các thực phẩm dai, cứng, nóng hoặc lạnh. 
Những tác hại của việc niềng răng bạn cần biết

Niềng răng khiến bạn khó khăn trong việc ăn uống trong thời gian đầu

3. Niềng răng có tác hại gì không?

Niềng răng có ảnh hưởng gì không là điều mà hầu hết ai cũng lo lắng trước khi chỉnh nha. Thực tế, các chuyên gia cho biết đây là phương pháp nha khoa không xâm lấn hay gây hại gì cho răng miệng. 

Tuy nhiên, vì đây là kỹ thuật khá phức tạp, yêu cầu bác sĩ tay nghề cao nên nếu không đáp ứng điều kiện điều trị và dẫn đến sai sót thì niềng răng sẽ gây ra những hậu quả nguy hiểm.  

Dưới đây là 6 tác hại của niềng răng bạn cần lưu ý:

3.1 Mất canxi răng

Mất canxi răng là hậu quả của quá trình ăn nhiều món chứa đường hoặc có tính axit cao trong bữa ăn. Khi vi khuẩn ở mảng bám tấn công vào men răng sẽ làm mất khoáng chất trên răng, đặc biệt là canxi. 

3.2. Sâu răng khi niềng răng

Đây là tác hại của việc niềng răng mà rất nhiều bạn gặp phải do chưa biết cách vệ sinh răng miệng đúng cách. Khi niềng răng, những mảng bám dư thừa của đồ ăn sẽ dễ dàng bám vào các ngóc ngách trong kẽ răng và khay niềng, rất khó có thể vệ sinh sạch sẽ. Vì vậy, bên cạnh việc đánh răng sau mỗi bữa ăn bạn cần kết hợp với chỉ nha khoa, nước muối súc miệng để có thể vệ sinh răng sạch sẽ nhất có thể.

3.3. Tác hại dị ứng khi niềng răng

Khí cụ mắc cài hoặc dây thun cao su latex có thể là nguyên nhân khiến người niềng gặp phản ứng dị ứng. Nếu xảy ra tình trạng này thì bạn cần thông báo ngay với bác sĩ để có giải pháp khắc phục kịp thời. 

3.4. Tiêu chân răng

Tiêu chân răng là hậu quả cực kỳ nghiêm trọng nếu niềng răng sai kỹ thuật, xảy ra sai sót trong quá trình siết lực trên răng. Phân chân răng bị tiêu ngắn lại trong quá trình niềng.

Nếu chân răng chỉ bị tiêu phần nhỏ thì không đáng lo ngại. Nhưng trong một số trường hợp, niềng răng làm tiêu mất 50% chân răng, khi đó sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của hàm răng. 

3.5. Niềng răng hỏng gây cứng khớp

Triệu chứng cứng khớp rất hiếm gặp, xảy ra do chân răng tích hợp vào xương. Trường hợp này, răng đã niềng cũng không thể dịch chuyển và tất cả các răng quanh vị trí ấy cũng bắt đầu dịch chuyển xung quanh. Cuối cùng sẽ tạo thành các khe hở ở kẽ răng. Biến chứng này chỉ có thể được xác định thông qua chụp X-quang và kiểm tra lâm sàng. 

3.6. Răng về vị trí cũ

Đây là tác hại của việc niềng răng nghe có vẻ vô lý vì nó đối lập hẳn với mục đích quan trọng nhất của việc niềng răng. Nhưng thực tế đã có xảy ra tình trạng răng dịch chuyển về vị trí cũ do người niềng không đeo hàm duy trì sau khi tháo khay niềng.

Vì vậy, để không lãng phí thời gian, công sức và cả tiền bạc bạn hãy đeo hàm duy trì đều đặn để răng của mình giữ mãi được kết quả như khi mới tháo khay niềng.

4. Cách ngăn ngừa rủi ro khi niềng răng

4.1 Lựa chọn nha khoa uy tín

Nha khoa cùng đồng hành với bạn sẽ góp phần quyết định thành công của ca niềng răng lên đến 80%. Vậy nên, khi chọn cho mình một địa chỉ nha khoa niềng răng uy tín bạn cần xem xét về các yếu tố: sự uy tín, trình độ đội ngũ bác sĩ và cơ sở vật chất của nha khoa.

4.2 Chăm sóc răng miệng đúng cách

Để có thể đạt được kết quả niềng răng tốt nhất, bạn cần chủ động thực hiện nghiêm túc những chỉ định của bác sĩ về việc chăm sóc và vệ sinh răng niềng.

Nên thực hiện chải răng mỗi ngày tối thiểu 2 lần, chú ý vệ sinh các kẽ răng và vị trí mắc cài. Đồng thời kết hợp các dụng cụ vệ sinh chuyên dụng khác để làm sạch răng hiệu quả hơn. Cụ thể là chỉ nha khoa, bàn chải kẽ, tăm nước,…

4.3 Tái khám đúng lịch hẹn

Thông thường, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám định kỳ 2 tuần/lần khi khách hàng niềng răng. Mục đích là để theo dõi, kiểm tra khả năng dịch chuyển và siết lực phù hợp trên răng cho giai đoạn tiếp theo. Vì vậy, bạn nên đến nha khoa đúng lịch hẹn để quá trình niềng răng diễn ra liên tục, đúng lộ trình. 

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý đến các trường hợp nên và không nên niềng răng để tránh lựa chọn sai phương pháp điều trị và gây ra những tác hại không mong muốn. 

Xem thêm: Đàn ông có cần niềng răng không?

Hiểu lầm về niềng răng và những điều cần lưu ý tuyệt đối

Nha khoa uy tín sẽ giúp bạn giảm bớt nỗi lo sợ về những tác hại của niềng răng có thể xảy ra

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ với bạn về những tác hại của việc niềng răng có thể gây ra để giúp bạn có một cái nhìn tổng quan nhất về những ưu nhược điểm mà kỹ thuật niềng răng mắc cài mang lại. Chúc bạn sớm tìm được cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín và sớm sở hữu hàm răng khoẻ đẹp cùng nụ cười tự tin nhé!

Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì cần tư vấn thêm hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 0901.334.334. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và tư vấn giải pháp phù hợp nhất cho bạn!

Tác giả:
Chưa có bình luận nào
Đăng một bình luận
Họ tên
E-mail
Website