NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Nhổ răng vĩnh viễn có mọc lại không? Giải pháp nào tốt?

Nhổ răng vĩnh viễn có mọc lại không? Giải pháp nào tốt?

Hàm răng vĩnh viễn mọc lên sau giai đoạn thay răng sữa, mỗi chiếc răng sẽ đảm bảo những chức năng quan trọng liên quan đến thẩm mỹ và ăn nhai. Bác sĩ chỉ định nhổ răng là trường hợp cuối cùng khi không thể bảo tồn răng. Vậy nhổ răng vĩnh viễn có mọc lại không? Giải pháp khắc phục lúc này là gì? Hãy cùng Nha khoa Trẻ theo dõi ngay nhé!

Nhổ răng vĩnh viễn có mọc lại không? Giải pháp nào tốt?

Nhổ răng vĩnh viễn có mọc lại không? Giải pháp nào tốt?

1. Răng vĩnh viễn là răng gì? Có bao nhiêu chiếc?

Ở mỗi người sẽ có 2 giai đoạn phát triển hàm răng, tương ứng là hàm răng sữa và hàm răng vĩnh viễn. Răng sữa mọc ở giai đoạn trẻ từ 4 – 24 tháng tuổi và sẽ được thay thế thành răng vĩnh viễn ở độ tuổi 6 – 12 tuổi.

Các răng vĩnh viễn mọc lên ở vị trí tương ứng với răng sữa trước đó là răng cửa, răng nanh hay răng hàm. Duy chỉ có chiếc răng số 6, số 7 là không trải qua quá trình thay răng và chúng mọc lên khá muộn ở giai đoạn hoàn tất hàm răng vĩnh viễn.

Một hàm răng vĩnh viễn sẽ có tổng là 32 chiếc răng, bao gồm 8 răng cửa, 4 răng nanh, 16 răng hàm (tính cả 4 chiếc răng khôn). Những chiếc răng trên cung hàm sẽ có sự liên kết mật thiết với nhau, đảm bảo hoạt động ăn nhai nhịp nhàng, thúc đẩy sự phát triển cân đối của xương hàm và khuôn mặt.

Chính vì vậy, nếu bị mất răng hay phải nhổ răng vĩnh viễn thì chắc hẳn nhiều người sẽ băn khoăn chiếc răng đó có mọc lại không và phải làm sao để duy trì sức khỏe tốt nhất.

Hàm răng vĩnh viễn gồm 32 chiếc răng

Hàm răng vĩnh viễn gồm 32 chiếc răng

2. Tại sao phải nhổ răng vĩnh viễn?

Các trường hợp răng sâu hỏng, sứt mẻ hay bị chấn thương thì bác sĩ đều hướng đến giải pháp bảo tồn trước tiên. Cố gắng giữ lại chiếc răng đó để duy trì chức năng và không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng.

Tuy nhiên, một số trường hợp răng vĩnh viễn hư hỏng quá nặng không thể can thiệp chữa trị thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng.

  • Răng bị sâu hoàn toàn, nứt vỡ phần lớn thân răng và đã xảy ra tình trạng chết tủy, viêm quanh cuống răng. Nhổ răng lúc này nhằm ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng ra các tổ chức quanh răng và phá hủy các răng kế cận.
  • Răng bị va đập, chấn thương đã gãy gần sát chân răng, không thể can thiệp các biện pháp phục hình như trám răng, bọc sứ nên thường phải nhổ bỏ.
  • Răng mọc ngầm, mọc lệch vị trí, răng mọc chếch trên cung răng,… gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.

Bác sĩ cần kiểm tra, chụp X-quang răng để đánh giá chính xác tình trạng tổn thương, nguy cơ biến chứng của răng. Từ đó sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp cho bạn là nên giữ lại hay nhổ bỏ răng hỏng. Lúc này, việc răng vĩnh viễn có mọc lại không cũng sẽ được bác sĩ giải đáp chi tiết, giúp bạn nắm rõ được tình trạng răng miệng của mình.

Nhổ răng sâu nặng ngăn ngừa viêm nhiễm

Nhổ răng sâu nặng ngăn ngừa viêm nhiễm

3. Nhổ răng vĩnh viễn có mọc lại không?

Thực tế, hàm răng vĩnh viễn là những chiếc răng mọc lên cuối cùng trên cung hàm và không thể thay thế. Răng vĩnh viễn không thể mọc lại sau khi nhổ bỏ, và khi đó bạn cần phục hình răng giả để đáp ứng chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và ngăn ngừa biến chứng.

Hiện nay, với công nghệ nha khoa hiện đại thì việc phục hình răng mất không còn khó khăn như trước. Các kỹ thuật trồng răng hiện nay đảm bảo đầy đủ các tiêu chí tái tạo chiếc răng hoàn chỉnh, giúp bạn cải thiện sức khỏe răng miệng và sở hữu nụ cười rạng rỡ như trước.

Việc trồng răng cần thực hiện càng sớm càng tốt, tránh tình trạng mất răng kéo dài gây ra biến chứng nguy hiểm. Một số vấn đề mất răng thường gặp mà bạn cần cảnh giác bao gồm:

  • Suy giảm khả năng ăn nhai, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và dạ dày.
  • Mất răng làm giảm thẩm mỹ khuôn mặt, mất răng làm hóp má, lão hóa sớm.
  • Răng đối diện trồi lên, hàm răng xô lệch, sai khớp cắn.
  • Sự mất cân đối khớp cắn sẽ gây đau khớp hàm, loạn năng khớp thái dương hàm.
  • Diễn biến tiêu xương hàm sau một thời gian mất răng.
Mất răng gây ra nhiều hậu quả đáng lo ngại

Mất răng gây ra nhiều hậu quả đáng lo ngại

Nếu bạn đã hiểu rõ răng vĩnh viễn không thể mọc lại cũng như những biến chứng mất răng phải đối mặt thì tốt nhất bạn nên đến nha khoa để thăm khám và điều trị. Tùy vào nhu cầu và khả năng tài chính mà bạn có thể cân nhắc làm cầu răng sứ hoặc cấy ghép Implant.

Xem thêm: [Cảnh giác] Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất răng lâu năm

                    CẢNH BÁO: Hậu quả mắc bệnh tiêu hóa do mất răng lâu ngày

4. Giải pháp phục hình khi mất răng vĩnh viễn

4.1 Làm cầu răng sứ

Cầu răng sứ có thể phục hình khi mất 1 răng hoặc nhiều răng liền kề. Bác sĩ sẽ sử dụng một dải cầu răng (tối thiểu 3 mão sứ) để lắp lên 2 trụ răng là răng kế cận đã được mài cùi. 2 chiếc răng này có nhiệm vụ nâng đỡ cầu răng bền vững và được gắn cố định với nhau thông qua một loại keo dán chuyên dụng.

Ưu điểm của cầu răng sứ:

  • Chi phí thấp hơn so với cấy ghép Implant
  • Tính thẩm mỹ tương đối cao, khả năng ăn nhai tốt
  • Thời gian phục hình nhanh chóng, chỉ mất từ 3-5 ngày là hoàn tất

Nhược điểm:

  • Phải mài 2 răng kế cận để làm cùi răng gây xâm lấn những chiếc răng đang khỏe mạnh.
  • Tuổi thọ cầu răng sứ chỉ khoảng 7 – 10 năm tùy vào chế độ chăm sóc của từng người.
  • Sau một thời gian sử dụng sẽ có hiện tượng tiêu xương hàm, tụt lợi và hở cầu răng sứ.
Cầu răng sứ phải mài răng kế cận

Cầu răng sứ phải mài răng kế cận

4.2 Trồng răng Implant cho răng mất

Cấy ghép Implant được khuyến khích sử dụng trong mọi trường hợp mất răng từ 1 chiếc đến toàn hàm. Đây là phương pháp phục hình toàn diện nhất hiện nay bởi nó tái tạo một chiếc răng có cấu trúc tương tự như răng thật. Trụ Implant đặt trong xương hàm thay thế chân răng đã mất, cùng với khớp nối Abutment và mão sứ được lắp cố định bên trên khôi phục thân răng.

Ưu điểm:

  • Tính thẩm mỹ cao, khả năng ăn nhai như răng thật và không phải kiêng bất cứ thực phẩm nào.
  • Thực hiện độc lập tại vị trí mất răng, không tác động đến các răng kế cận.
  • Bảo tồn xương hàm, phương pháp duy trì ngăn ngừa được biến chứng tiêu xương sau mất răng.
  • Tuổi thọ sử dụng cao, trung bình 25 năm và có thể sử dụng được trọn đời.

Nhược điểm:

  • Kỹ thuật phức tạp, yêu cầu bác sĩ tay nghề cao, thiết bị hiện đại.
  • Chi phí khá cao, nhưng gần như không phải thay thế.
Cấy ghép Implant phuc hình răng mất toàn diện từ chân răng

Cấy ghép Implant phuc hình răng mất toàn diện từ chân răng

Với những chia sẻ ở trên của Nha khoa Trẻ, hy vọng sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc của mình và có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất. Nếu bạn đang có nhu cầu thăm khám, tư vấn về các giải pháp phục hình thì bạn có thể liên hệ với Nha khoa Trẻ để được bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ nhanh chóng.

Chưa có bình luận nào
Đăng một bình luận
Họ tên
E-mail
Website