Răng mọc lẫy ở trẻ là trường hợp thường gặp khi răng vĩnh viễn không có đủ khoảng trống để mọc lên khiến răng mọc lệch vào trong hoặc ra ngoài. Tình trạng này gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt, nghiêm trọng hơn có thể gây ra nhiều bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm lợi, viêm tủy,… Vì vậy nhiều ba mẹ băn khoăn răng mọc lẫy ở trẻ khắc phục như thế nào? Vậy hãy theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp nhé!
Nội dung bài viết
1. Răng mọc lẫy là gì?
Đây là tình trạng răng vĩnh viễn tự động mọc lên trong khi răng sữa vẫn chưa thay hết khiến những chiếc răng chen chúc trên khung hàm. Răng mọc lẫy có thể tồn tại ở cả hàm trên và hàm dưới, trong một số ít trường hợp còn tồn tại trên cả hai hàm.
2. Dấu hiệu nhận biết khi trẻ mọc lẫy răng
Ba mẹ có thể xác định tình trạng răng mọc lẫy ở trẻ bằng những dấu hiệu dưới đây.
- Răng hàm trên bị chìa ra ngoài quá mức khiến hai khung hàm không khớp nhau.
- Vào thời điểm trẻ thay răng vĩnh viễn thì răng sữa vẫn không có dấu hiệu lung lay.
- Răng vĩnh viễn bị mọc hô, móm hoặc hướng ra xa.
- Trẻ bị đau nhức, khó chịu trong khuôn miệng do sai khớp cắn, rối loạn khớp thái dương hàm.
- Do kích thước của răng vĩnh viễn to hơn răng sữa khiến các răng khác không có đủ chỗ và dần dần lệch lạc.
3. Hình ảnh các kiểu răng mọc lẫy ở trẻ em
Có hai kiểu răng mọc lẫy phổ biến ở trẻ em là mọc ở hàm dưới và mọc ở hàm trên. Dưới đây là hình ảnh cụ thể giúp ba mẹ hình dung rõ hơn về tình trạng này.
3.1 Răng mọc lẫy hàm dưới
3.2 Răng mọc lẫy hàm trên
4. Nguyên nhân trẻ bị răng mọc lẫy vào trong
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng mọc lẫy, dưới đây bác sĩ sẽ liệt kê đầy đủ các nguyên nhân từ di truyền cho đến ảnh hưởng của tác nhân bên ngoài:
4.1 Do di truyền
Trong trường hợp ba mẹ hoặc ông bà của trẻ có gặp tình trạng mọc lẫy thì trẻ cũng có thể gặp vấn đề tương tự do gen di truyền. Đây là yếu tố bất khả kháng và không thể tác động để thay đổi bản chất của gen di truyền.
4.2 Cung hàm hẹp
Khi xương hàm của bệnh nhân quá hẹp, vị trí để các răng mọc lên sẽ không đủ. Lúc này, khi các răng vĩnh viễn mọc lên thay thế răng sữa sẽ bị chèn ép dẫn đến mọc lệch, mọc chen lấn hay còn gọi là răng mọc lẫy.
4.3 Nhổ răng sữa sớm
Có rất nhiều trường hợp răng trẻ mắc các bệnh lý nghiêm trọng cần phải nhổ răng sữa sớm. Lúc này, mô nướu bị khít sát lại, trở nên dày hơn và khiến răng vĩnh viễn phát triển chậm.
3.4 Thiếu vitamin và khoáng chất
Cơ thể bé nếu bị thiếu vitamin và khoáng chất cũng có thể khiến răng mọc sai vị trí hoặc răng vĩnh viễn mọc lên khi răng sữa vẫn chưa rụng.
3.5 Do va đập, chấn thương
Trẻ em là đối tượng thường gặp phải những tai nạn không mong muốn như chấn thương, va vấp. Những tác động ngoại lực này khiến cả răng và xương hàm của trẻ sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn. Cấu trúc hàm răng bị ảnh hưởng sẽ khiến trẻ gặp phải tình trạng mọc lẫy ở răng.
Tham khảo:
Răng sữa rụng bao lâu thì mọc?
Nguyên nhân trẻ chậm thay răng sữa
5. Hậu quả khi răng bị mọc lẫy
Tình trạng này sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng đến răng miệng và sức khỏe tổng thể nếu không điều trị sớm. Dưới đây là thông tin chi tiết về những hậu quả đó.
5.1 Ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ
Chắc chắn ai cũng sẽ thấy hàm răng mọc lẫy xấu và không ai mong muốn bản thân có hàm răng như vậy. Bên cạnh hàm răng bị bị lệch lạc lộ ra khi giao tiếp, khung hàm và gương mặt cũng chịu rất nhiều ảnh hưởng. Từ đó dẫn đến sự mất cân đối trên gương mặt khiến người bệnh tự ti trong cuộc sống hằng ngày.
Bên cạnh đó độ tuổi thay và mọc răng thường từ 6-12 tuổi, thời điểm trẻ cắp sách tới trường và được gặp bạn bè thầy cô. Những khuyết điểm trên hàm răng và gương mặt lúc này trở thành trở ngại to lớn trong quá trình học tập cũng như phát triển của trẻ.
5.2 Chức năng ăn nhai chịu nhiều tác động
Hàm răng bị lệch lạc, không chuẩn khớp cắn khi răng bị mọc lẫy sẽ tác động rất xấu đến khả năng ăn nhai của trẻ. Hoạt động nhai nghiền thức ăn sẽ gặp tương đối nhiều khó khăn. Lực tác động khi nhai nghiền không được đồng đều sẽ ngày càng khiến tình trạng răng miệng trở nên tồi tệ hơn.
5.3 Khó khăn trong quá trình vệ sinh răng miệng
Răng mọc lệch lạc không thẳng hàng sẽ khiến việc vệ sinh răng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Những khe hở giữa các kẽ răng sẽ rất khó vệ sinh triệt để do lông bàn chải không thể chạm tới được. Từ đó, vi khuẩn và mảng bám sẽ dần dần tích tụ lại trong khuôn hàm của bệnh nhân.
5.4 Ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng
Do việc vệ sinh răng miệng khó khăn và không triệt để nên dù răng mọc lẫy ở trẻ hay người lớn có khả năng bị mắc các bệnh lý về răng miệng. Một số tình trạng tiêu biểu có thể kể đến như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,… Những bệnh lý này có thể tiến triển ngày càng tệ hơn và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bệnh nhân.
6. Răng mọc lẫy có nhổ được không?
Răng mọc lẫy có thể nhổ được tùy vào tình trạng răng miệng từng bệnh nhân. Ở mức độ lệch lạc nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện nhổ răng sữa để răng vĩnh viễn có không gian mọc đều đặn lại trên cung hàm. Với trường hợp sai khớp cắn nặng do răng mọc lẫy quá nghiêm trọng thì niềng răng thẩm mỹ sẽ là giải pháp tối ưu.
7. Trẻ em bị răng mọc lẫy phải làm sao?
Nếu ba mẹ lo lắng không biết nên xử lý với tình trạng này như thế nào thì hãy tham khảo ngay hai phương pháp dưới đây đến từ Nha khoa Trẻ.
7.1 Dùng lưỡi đẩy răng mọc lẫy
Đây là một phương pháp có thể thực hiện rất đơn giản và dễ dàng. Phụ huynh hãy nhắc trẻ sử dụng phần đầu lưỡi đẩy vào phần thân của chiếc răng mọc lệch lạc. Nếu duy trì thực hiện thói quen này trong một thời gian sẽ giúp răng dần trở nên đều đặn và thẳng hàng hơn.
Phương pháp này cũng có thể sử dụng lực từ ngón tay để đẩy răng nhẹ nhàng về vị trí mong muốn. Tuy nhiên, việc thực hiện nên có chừng mực để phòng tránh tình trạng hô răng của trẻ.
7.2 Niềng răng chỉnh răng mọc lẫy
12 tuổi là thời điểm vàng để thực hiện niềng răng khi các răng sữa đã thay thế gần hết và răng vĩnh viễn đang dần phát triển hoàn thiện. Với sự can thiệp của các khí cụ chỉnh nha như hệ thống mắc cài, dây cung,… cùng trình độ chuyên môn của bác sĩ sẽ giúp trẻ điều chỉnh hàm răng mọc lẫy đều đặn trở lại.
Tùy vào mức chi phí có thể chi trả cũng như tình trạng của trẻ mà bác sĩ sẽ tư vấn những phương pháp chỉnh nha phù hợp. Ví dụ sẽ có trẻ phải thực hiện nhổ bớt răng, trẻ còn nhỏ tuổi sẽ ưu tiên đeo dụng cụ nong hàm, mức chi phí cao thì sẽ có phương pháp niềng có thẩm mỹ cao hơn,…
Xem thêm: Răng hàm có thay như răng sữa không?
Trên đây là những giải đáp về cách khắc phục răng mọc lẫy ở trẻ. Nếu còn băn khoăn gì hãy liên hệ với Nha Khoa Trẻ theo số hotline 0901 334 334 để được tư vấn cụ thể nhé!