Đối với những chiếc răng vĩnh viễn ở người trưởng thành, nếu răng lung lay sẽ là một vấn đề rất đáng lo ngại. Lúc này, bạn cần biết răng lung lay làm sao để chắc lại, giữ răng được bền lâu hơn, tránh tình trạng mất răng gây biến chứng răng miệng.
Nội dung bài viết
1. Tại sao răng bị lung lay ở người trưởng thành?
Nếu răng lung lay ở giai đoạn thay răng của trẻ từ 6-12 tuổi thì hoàn toàn không đáng lo ngại. Khi đó, các bậc phụ huynh chỉ cần lưu ý nhổ răng đúng cách, đúng thời điểm cho trẻ để thay răng được đều đẹp.
Tuy nhiên, nếu răng lung lay ở người trưởng thành thì cần đặc biệt cẩn trọng. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng răng lung lay bao gồm:
1.1 Bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu
Viêm nướu hay còn gọi là viêm lợi, là tình trạng tổn thương hay viêm nhiễm ở các tổ chức mô mềm quanh răng. Chúng xảy ra do vi khuẩn và mảng bám tích tụ lâu ngày ở chân răng không được làm sạch, vi khuẩn phát triển mạnh kích thích viêm chân răng.
Nếu tiến triển nặng hơn, viêm nhiễm sẽ lan rộng xuống toàn bộ tổ chức nha chu bao gồm xương ổ răng, dây chằng, xương hàm,… Bệnh nha chu chính là mức độ tổn thương nghiêm trọng nhất làm phá hủy các tổ chức quanh răng, từ đó răng không còn được vững chắc, dễ lung lay và gãy rụng.
1.2 Sâu răng khiến răng lung lay
Răng lung lay do bệnh lý sâu răng khá phổ biến, bệnh lý này có thể xảy ra ở cả trẻ em hoặc người trưởng thành. Ban đầu, vi khuẩn và acid trong khoang miệng ăn mòn men răng tạo thành các lỗ nhỏ màu nâu đen trên răng. Lúc này sẽ chưa có triệu chứng đau nhức, mức độ tổn thương trên răng cũng chưa rõ ràng.
Một thời gian sau đó, sâu răng sẽ ăn mòn vào ngà răng, tủy răng phá hủy nguồn sống của răng. Lúc này, răng dần trở nên yếu đi, không chỉ lung lay mà có thể bị ăn mòn gần hết chân răng nếu không được điều trị kịp thời.
1.3 Răng lung lay do chấn thương
Những tác động từ bên ngoài cũng sẽ làm răng bị chấn thương dẫn đến hiện tượng lung lay, chân răng lỏng lẻo. Cụ thể là những tai nạn va đập, trượt ngã, hay tật xấu nghiến răng khiến tổn thương răng lợi và dây chằng nha chu nghiêm trọng.
Ngoài 3 nguyên nhân phổ biến ở trên thì răng lung lay còn có thể bắt nguồn từ yếu tố tuổi tác, giai đoạn thai kỳ nhạy cảm hoặc do một số bệnh lý cơ thể như bệnh tiểu đường, loãng xương.
2. Răng lung lay có giữ lại được không?
Trước khi tìm hiểu răng lung lay làm sao để chắc lại thì chúng ta cần hiểu rõ trường hợp nào có thể giữ lại răng đã lung lay và trường hợp nào thì không. Thực tế, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp răng miệng của bệnh nhân mới có thể xác định được mức độ tổn thương cũng như khả năng khôi phục của răng.
Dù là răng lung lay do chấn thương hay do bệnh lý răng miệng, nếu tổn thương ở mức độ nhẹ thì có thể can thiệp để giữ răng cố định, vững chắc trở lại. Thậm chí có trường hợp không cần điều trị, chỉ cần thay đổi thói quen vệ sinh và chăm sóc răng miệng tại nhà.
Ngược lại, có không ít trường hợp can thiệp muộn khiến tình trạng viêm nhiễm, tổn thương lan rộng không thể phục hồi. Răng bị lung lay quá mức, mô nướu lỏng lẻo hoặc các trường hợp răng lung lay do lão hóa thì gần như không có cách nào để giúp răng chắc khỏe trở lại.
Lúc này, răng lung lay làm sao để chắc lại ở người lớn tuổi chỉ có biện pháp cải thiện chế độ chăm sóc răng miệng. Cần có chế độ ăn uống phù hợp, ăn thức ăn mềm ít ăn nhai và vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp răng giữ được lâu hơn.
Xem thêm: Bật mí cách phục hồi răng sứt mẻ hiệu quả nhất hiện nay
Răng bị mẻ có lành lại được không? Phải làm sao khắc phục răng bị mẻ?
3. Răng lung lay làm sao để chắc lại?
Để giữ lại và làm chắc răng đang răng lung lay hiệu quả nhất, tránh tình trạng “tiền mất tật mang” thì bạn cần tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám và có kế hoạch điều trị phù hợp. Bác sĩ có chuyên môn, giàu kinh nghiệm sẽ có chỉ định đúng đắn trong việc răng lung lay làm sao để chắc lại.
3.1 Cạo vôi răng, làm sạch chân răng
Căn nguyên của bệnh lý viêm nướu là do cao răng và mảng bám ở chân răng gây do. Do đó để điều trị tận gốc thì bác sĩ cần tiến hành cạo vôi răng, làm sạch toàn bộ vôi răng ở chân răng và dưới nướu, từ đó giảm thiểu vi khuẩn gây hại trong khoang miệng.
Với các trường hợp viêm nướu nhẹ giai đoạn đầu, sau lấy cao không cần can thiệp thêm bất kỳ biện pháp nha khoa nào khác. Một số trường hợp sử dụng thêm thuốc kháng viêm hỗ trợ mô nướu nhanh hồi phục và hồng hào trở lại, chân răng vững chắc.
3.2 Phẫu thuật răng, ghép mô mềm
Nếu viêm nướu nặng đã tiến triển thành viêm nha chu thì có thể cần tiến hành phẫu thuật răng, bóc tách nướu để loại bỏ phần mô nướu bị viêm và phần xương bị hỏng. Có thể cần tiến hành tiểu phẫu ghép mô mềm để điều trị các tình trạng tụt lợi.
3.3 Phẫu thuật ghép xương hàm
Trường hợp nghiêm trọng hơn nữa khi bị tiêu hơn 2/3 xương hoặc đa chấn thương sẽ phải thực hiện ghép xương. Lúc này, răng lung lay không thể giữ lại và buộc phải nhổ bỏ để đảm bảo sức khỏe cho toàn bộ hàm răng. Sau đó, để khôi phục răng mất tránh biến chứng thì nên trồng răng Implant, vừa đảm bảo thẩm mỹ và có chức năng ăn nhai tốt.
3.4 Điều trị tủy răng, phục hình răng sứ
Răng lung lay làm sao để chắc lại ở trường hợp răng sâu cần xem xét mức độ ăn mòn của răng. Nếu sâu răng đã vào đến tủy răng thì giải pháp lúc này là điều trị tủy, làm sạch tủy răng sau đó thực hiện trám răng hoặc bọc răng sứ phục hình.
Một số trường hợp khác, sâu răng đã mất gần hết chân răng thì nên nhổ bỏ và tiến hành trồng răng tức thì. Không nên để tình trạng mất răng kéo dài lâu ngày vì nó sẽ gây ra nhiều biến chứng như xô lệch hàm, sai khớp cắn, tiêu xương hàm, lão hóa sớm,…
4. Cách chăm sóc tốt cho răng miệng, phòng ngừa răng lung lay, gãy rụng
Ngoại trừ trường hợp răng lung lay do tuổi tác, do cơ thể lão hóa thì hầu hết đều có thể ngăn ngừa bằng cách chăm sóc răng miệng khoa học. Cụ thể bảo vệ răng miệng khỏe mạnh với chế độ vệ sinh, ăn uống hợp lý và thăm khám nha khoa định kỳ.
- Chải răng sạch sẽ tối thiểu 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi trước khi đi ngủ.
- Không đánh răng ngay sau khi ăn mà nên chờ ít nhất 30 phút để men răng cứng chắc hơn.
- Sử dụng bàn chải lông mềm và chải răng nhẹ nhàng để hạn chế tổn thương răng lợi.
- Sử dụng chỉ nha khoa thay thế tăm xỉa răng vì tăm nhọn dễ làm chảy máu chân răng, tăng nguy cơ viêm nướu, tụt lợi.
- Kết hợp sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý để giảm thiểu tối đa vi khuẩn trong khoang miệng.
- Bỏ thói quen hút thuốc lá, hạn chế rượu bia gây hại cho răng miệng.
- Hạn chế ăn đồ ngọt, tinh bột vì chúng làm tăng khả năng mắc bệnh lý sâu răng.
- Bổ sung đầy đủ vitamin, canxi và khoáng chất tốt cho răng lợi qua bữa ăn hàng ngày.
- Đeo máng nhai lúc ngủ để bảo vệ răng khỏi tật xấu nghiến răng, kết hợp với giải pháp điều trị của bác sĩ để loại bỏ được thói quen này.
- Thăm khám nha khoa 6 tháng/lần để kiểm tra, phát hiện kịp thời bệnh răng miệng và lấy cao răng định kỳ.
Xem thêm: Chân răng bị đen phải làm sao – Cách xử lý dứt điểm
Như vậy, bài viết trên đây của Nha khoa Trẻ đã chia sẻ chi tiết đến bạn đọc các giải pháp giúp răng lung lay làm sao để chắc lại, khỏe mạnh hơn. Nếu phát hiện ra bất kỳ một vấn đề răng miệng nào là nguy cơ khiến răng lung lay thì tốt nhất bạn nên đến nha khoa để được thăm khám và điều trị dứt điểm. Hoặc bạn có thể liên hệ với bác sĩ Nha khoa Trẻ để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.
NHA KHOA TRẺ HÀ NỘI
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi
Trang web: https://nhakhoatre.com/