Răng thưa làm giảm thẩm mỹ trên khuôn mặt và khiến nhiều người ngại ngùng khi giao tiếp hàng ngày. Khi đó, niềng răng thưa chính là một giải pháp tối ưu giúp bạn sở hữu hàm răng thẳng đều và không còn khe hở.
Một trong những vấn đề mà nhiều người quan tâm lúc này là niềng răng thưa có đau không? Niềng răng cần lưu ý những gì để hạn chế đau nhức? Vậy thì hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của Nha khoa Trẻ để hiểu rõ về vấn đề này trước khi thực hiện niềng răng nhé!
1. Niềng răng thưa có đau không?
Răng thưa là tình trạng có khoảng cách lớn nhỏ giữa các răng, thường sẽ xuất hiện ở nhóm răng trước là răng cửa và răng nanh. Các khe hở trên răng khiến nụ cười trở nên kém duyên hơn, việc ăn nhai cũng dễ bị mắc kẹt thức ăn gây khó chịu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng.
Dù là răng thưa mức độ nặng hay nhẹ thì niềng răng vẫn luôn là giải pháp được các nha sĩ đánh giá cao trong việc điều chỉnh răng đều đẹp. Hơn nữa, với trường hợp răng thưa có biểu hiện sai khớp cắn thì đây là giải duy nhất giúp đưa khớp cắn về dạng chuẩn, giúp hàm trên và hàm dưới cân xứng nhau.
Trước khi tiến hành niềng răng thì cũng có rất nhiều bạn lo lắng niềng răng thưa có đau không, vậy thực tế thì như thế nào? Theo bác sĩ chuyên khoa cho biết, khi niềng răng bạn sẽ có cảm giác căng tức, khó chịu khoảng 1-2 tuần đầu, sau đó thì sẽ bình thường trở lại. Việc này được lý giải là do sự dịch chuyển của răng và nó hoàn toàn là dấu hiệu tích cực cho quá trình niềng răng của bạn.
Vậy nên niềng răng thưa có đau không sẽ đánh giá được hiệu quả của tiến trình chỉnh nha, nếu niềng răng không có cảm giác đau nhức thì nghĩa là răng không dịch chuyển, tức là niềng răng không hiệu quả.
2. Ứng dụng kỹ thuật niềng răng hiện đại để giảm đau nhức
Hiện nay, công nghệ chỉnh nha đang được ứng dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới chính là niềng răng trong suốt Invisalign. Với những máng nhựa được thiết kế bằng chất liệu nhựa đặc biệt sẽ giúp chỉnh răng về vị trí như mong muốn.
Cũng giống với các kỹ thuật niềng răng mắc cài thông thường thì niềng răng bằng máng cũng tác động lực lên răng để kéo đẩy các răng trên cung hàm. Do đó, niềng răng thưa có đau không đối với kỹ thuật niềng răng trong suốt Invisalign cũng sẽ ở một mức độ nhất định.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã công nhận rằng, khay niềng Invisalign sẽ ít gây đau nhức hơn so với niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ,… Bởi mỗi bộ chỉnh nha Invisalign sẽ có từ 25-45 khay niềng, tương ứng với các giai đoạn niềng răng theo như kế hoạch đã đề ra trước đó. Mỗi khay niềng sẽ chỉ dịch chuyển răng 1 phần tương đối nhỏ, sau đó sẽ được thay khay cho một giai đoạn mới. Vậy nên, niềng răng Invisalign được nhận định là dễ chịu hơn so với niềng răng mắc cài.
Xem thêm: Niềng răng xong có đẹp hơn không? Có làm thay đổi khuôn mặt không?
3. Lưu ý khi niềng răng để hạn chế cảm giác đau nhức răng lợi
Niềng răng thưa có đau không hay mức độ đau nhức như thế nào cũng sẽ phụ thuộc ngưỡng chịu đau của từng người. Trong quá trình đó, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau răng khi niềng tại nhà để cảm thấy dễ chịu hơn.
- Nếu bạn cảm thấy đau nhức răng trong tuần đầu niềng răng thì bạn có thể chườm đá lạnh ở má ngoài. Hơi lạnh sẽ làm khu vực tiếp xúc tạm thời mất cảm giác, từ đó sự đau nhức trên răng cũng không còn nữa.
- Trong những ngày này thì tốt nhất bạn nên hạn chế tối đa các món ăn cứng và dai vì chúng có thể làm gia tăng cảm giác đau buốt răng.
- Vệ sinh răng miệng cẩn thận, sử dụng các dụng cụ vệ sinh chuyên dụng như bàn chải kẽ, tăm nước để làm sạch răng niềng. Như vậy sẽ giảm thiểu vi khuẩn trong khoang miệng và bạn sẽ không bị đau nhức nhiều khi niềng.
- Súc miệng nước muối cũng là một cách để giảm đau răng khi niềng, đồng thời giúp kháng khuẩn hiệu quả hơn.
- Đối với các trường hợp đau nhức nặng khi niềng răng thưa thì bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau nhưng cần tham khảo ý kiến của nha sĩ.
Như vậy, niềng răng thưa có đau không đã được làm rõ ở trên và chúng tôi cũng đã chia sẻ đến bạn các lưu ý để giúp giảm đau nhức, giúp bạn cảm thấy thoải mái nhất khi niềng. Quá trình niềng răng của bạn sẽ diễn ra nhẹ nhàng và thoải mái khi bạn tuân thủ theo chỉ dẫn của nha sĩ về cách chăm sóc răng miệng. Đồng thời tìm kiếm cho mình địa chỉ niềng răng thưa ở đâu tốt, uy tín để đảm bảo chỉnh nha đúng kỹ thuật, giúp bạn chỉnh nha an toàn và nhẹ nhàng.