Chắc hẳn khi thực hiện niềng răng ai cũng mong muốn bản thân sớm sở hữu hàm răng thẳng hàng và khỏe đẹp. Tuy nhiên, vẫn có không ít vấn đề khiến người niềng răng lo lắng về kết quả niềng răng và cụ thể là niềng răng có làm hỏng men răng không? Vậy thì hãy cùng Nha khoa Trẻ theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết vấn đề này nhé!
1. Bản chất của kỹ thuật niềng răng chỉnh nha
Niềng răng là giải pháp khắc phục các trường hợp răng hô, móm, lệch lạc, thưa,… Bằng cách đeo các khí cụ chuyên dụng trên răng sẽ dịch chuyển các răng dần về vị trí đều đẹp và khớp cắn được đưa về dạng chuẩn xác.
Thông thường quá trình niềng răng của một người sẽ kéo dài từ 18 – 24 tháng, thậm chí lâu hơn nữa trong các trường hợp sai khớp cắn nặng. Tùy vào cơ địa và tình trạng của từng người mà bác sĩ sẽ lên phương án điều trị với kế hoạch chỉnh nha đạt hiệu quả cao nhất.
Sau niềng răng bạn sẽ nhận thấy những thay đổi đáng kể không chỉ ở hàm răng mà cả khuôn mặt. Các răng thẳng đều, hàm trên và hàm dưới cân xứng với nhau, từ đó cấu trúc khuôn mặt cũng trở nên hài hòa và đạt tính thẩm mỹ cao.
2. Niềng răng có làm hỏng men răng không?
Như vậy, thường thì một ca niềng răng sẽ mang đến những tác động tích cực trên răng, khớp cắn và khuôn mặt. Nhưng liệu có trường hợp nào niềng răng khiến răng yếu đi hay niềng răng có làm hỏng men răng không?
Thực tế, niềng răng không làm hỏng răng của bạn nhưng việc vệ sinh răng miệng kém trong khi đeo niềng có thể là nguyên nhân khiến niềng răng có thể làm hỏng men răng của bạn. Hơn thế nữa, khi niềng răng mắc cài nếu bạn ăn các thực phẩm dễ bám dính sẽ khiến vi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển gây ra nhiều bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu,…
Do đó, chế độ chăm sóc răng miệng khi niềng răng là rất quan trọng và đây cũng là yếu tố mà hầu hết các bác sĩ nha khoa đều lưu ý cho bệnh nhân khi điều trị. Nếu bạn niềng răng mắc cài thì răng dễ bị sâu hơn khi niềng răng bằng máng tháo lắp vì nó gây ra sự bất tiện trong quá trình vệ sinh răng miệng và ăn uống hàng ngày.
Do đó, bạn nên đến nha khoa định kỳ để bác sĩ làm sạch răng và mắc cài cho bạn bằng các dụng cụ chuyên dụng. Và từ đó, bạn sẽ không cần lo lắng niềng răng có làm hỏng men răng không?
Xem thêm:
Niềng răng có ảnh hưởng đến phát âm không?
[Tư vấn] Nhổ răng trước hay sau khi niềng răng?
3. Lưu ý để niềng răng an toàn với hàm răng luôn khỏe mạnh
Để nhằm hạn chế những tổn thương trên răng cũng như các bệnh lý răng miệng thì bạn cần lưu ý đánh răng sau mỗi bữa ăn. Khi mà niềng răng mắc cài vướng víu thì bạn không chỉ cần đánh răng bằng bàn chải như thông thường.
Lúc này, bạn cần sử dụng thêm một số dụng cụ chuyên dụng bao gồm bàn chải kẽ, tăm chỉ nha khoa, tăm nước,… Mục đích là không chỉ làm sạch răng nướu và còn sạch sâu các vị trí từng mắc cài, dây cung. Như vậy sẽ làm sạch được các mảng bám thức ăn trên răng, các mảnh vụn bám vào mắc cài.
Khi vệ sinh răng miệng, bạn cần tuân thủ nguyên tắc đánh răng kỹ lưỡng 3 ngày/lần, chải răng nhẹ nhàng để hạn chế tác động mạnh gây bung tuột mắc cài. Đồng thời giữ vệ sinh khoang miệng luôn sạch sẽ để ngăn ngừa vấn đề niềng răng hỏng men răng.
Trong quá trình niềng răng, nếu bạn nhận thấy men răng xuất hiện tình trạng đốm trắng có màu hơi đục thì đây sẽ là dấu hiệu cảnh báo răng đang không khỏe mạnh. Khi đó, bạn hãy đến thăm khám nha sĩ để bác sĩ tư vấn và đưa ra giải pháp khắc phục sớm, tránh răng hư hỏng nghiêm trọng hơn nữa. Đặc biệt lựa chọn địa chỉ niềng răng tốt để điều trị đạt hiệu quả cao, hạn chế nguy cơ biến chứng không mong muốn.
Niềng răng chỉnh nha là một quá trình dài đòi hỏi sự kiên trì rất nhiều của người niềng, cách bạn chăm sóc răng miệng như thế nào sẽ quyết định đến kết quả niềng răng của bạn. Vậy nên, trong thời gian đó hãy tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ, chăm sóc răng miệng một cách tốt nhất để đạt được hiệu quả chỉnh nha như mong muốn.