NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Nhổ răng khôn khi đang cho con bú có ảnh hưởng gì không?

Nhổ răng khôn khi đang cho con bú có ảnh hưởng gì không?

Răng khôn là chiếc răng gây phiền toái mà hầu hết người trưởng thành nào cũng gặp phải, nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Vậy nên nhổ răng khôn được khuyến cáo nên thực hiện càng sớm càng tốt để ngăn ngừa biến chứng.

Tuy nhiên, ở giai đoạn cho con bú thì cơ thể người mẹ khá nhạy cảm nên nhiều người lo ngại việc nhổ răng khôn khi đang cho con bú có an toàn không, có ảnh hưởng gì không? Cùng tìm hiểu chi tiết vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Nhổ răng khôn khi đang cho con bú có ảnh hưởng gì không?

Nhổ răng khôn khi đang cho con bú có ảnh hưởng gì không?

 

1. Phụ nữ đang cho con bú có nhổ răng khôn được không? 

Phụ nữ đang cho con bú hoàn toàn có thể nhổ răng khôn được nhưng thường được khuyến cáo không nên thực hiện quá sớm. Điều này sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé. Bên cạnh đó, sẽ có rất nhiều chỉ định và khuyến cáo tại thời điểm này nếu chị em tới thăm khám tại nha khoa.

2. Sau sinh bao lâu thì nhổ răng được? 

Sau khi sinh khoảng 1 tháng là chị em phụ nữ đã có thể tiến hành nhổ răng được. Tương ứng với đó, câu trả lời cho những câu hỏi như sau khi sinh 2 tháng, 3 tháng hay 4 tháng có nhổ răng được không thì đều là có. Sở dĩ có thể nhổ răng do phụ nữ chỉ cần kiêng nhổ răng trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.

Chính vì vậy, ngay trong thời kỳ sau sinh 1 tháng thì chị em cũng có thể nhổ răng được. Đặc biệt nếu tình trạng răng miệng nghiêm trọng ảnh hưởng đến ăn nhai thì bác sĩ có thể chỉ định nhổ càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu tình trạng không quá nặng thì chị em nên để ít nhất sau 6 tháng mới nên nhổ.

Xem thêm: 

Nhổ răng khôn có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Nhổ răng khôn có ảnh hưởng đến dây thần kinh?

Thông báo rõ với bác sĩ về tình trạng thực tế của mình

Thông báo rõ với bác sĩ về tình trạng thực tế của mình

3. Giải pháp xử lý răng khôn cho phụ nữ đang cho con bú

Tùy vào từng tình trạng của bệnh nhân mà tương ứng với đó sẽ có những cách xử lý và biện pháp khác nhau. Đặc biệt, chị em nên khai báo đầy đủ với bác sĩ về sức khỏe bản thân cũng như việc đang cho con bú. Dưới đây là 3 giải pháp cho chiếc răng khôn mà các chị em muốn nhổ bỏ. 

3.1 Sử dụng thuốc để giảm đau, giảm sưng 

Với những trường hợp chỉ đau nhức nhẹ và không quá phức tạp thì ưu tiên hàng đầu vẫn là sử dụng thuốc giảm đau, giảm sưng. Bác sĩ sẽ ưu tiên phương pháp này hơn và đưa ra đơn thuốc phù hợp với bệnh nhân. Chị em cần mua thuốc và sử dụng đúng liều lượng, đúng chỉ định từ bác sĩ. 

Trong xuyên suốt thời gian sử dụng thuốc, các mẹ cũng cần theo dõi các tác dụng phụ và báo cáo lại ngay với bác sĩ nếu có. Một số loại thuốc tiêu biểu được sử dụng có thể kể đến như:

  • Paracetamol
  • Aspirin
  • Ibuprofen
  • Diclofenac.

3.2 Trì hoãn việc nhổ răng khôn

Nếu tình trạng răng không quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể đưa ra chỉ định trì hoãn việc nhổ răng khôn. Điều này sẽ giúp bạn chờ đợi đến khoảng thời gian thích hợp hơn thay vì nhổ răng khi đang cho con bú khoảng 1, 2 hay 3, 4 tháng sau sinh. 

Bên cạnh đó, việc kết hợp với chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng hợp lý sẽ giảm tình trạng viêm nhiễm đáng kể. 

3.3 Nhổ răng khôn

Nếu răng khôn gây đau nhức quá nặng hay gây biến chứng thì việc nhổ răng khôn là bắt buộc. Khi đó, bạn sẽ được sử dụng thuốc tê để giảm đau trong quá trình nhổ răng. Loại thuốc tê được sử dụng sẽ phù hợp với phụ nữ đang cho con bú nên không ảnh hưởng gì đến con nhỏ.

Nhổ 3 răng khôn khó bằng máy Piezotome

4. Những việc cần lưu ý khi nhổ răng khôn sau sinh

4.1 Tiêm thuốc tê nhổ răng có cho con bú được không?

Vì phải sử dụng thuốc tê khi nhổ răng khôn nên có thể thuốc tê sẽ có trong sửa của bạn. Do đó, bạn nên cho bé bú trước khi gây tê, có thể vắt sữa để dành cho bé ăn vào những bữa tiếp theo.

4.2 Sử dụng thuốc kháng sinh

Các mẹ có thể phải sử dụng một số loại thuốc giảm đau, giảm sưng sau nhổ răng khôn khi đang cho con bú. Mặc dù không gây ảnh hưởng gì đến sữa mẹ nhưng tốt nhất thì mẹ vẫn nên cho bé bú trước khi uống thuốc.

4.3 Sắp xếp nghỉ ngơi sau nhổ răng khôn 

Chế độ nghỉ ngơi sau nhổ răng khôn là rất quan trọng nếu mẹ muốn nhanh chóng hồi phục như bình thường. Vậy nên hãy nghỉ ngơi đầy đủ để có sức khỏe tốt nhất nhé!

4.4 Chế độ ăn uống sau nhổ răng

Sau nhổ răng khôn bạn sẽ gặp khó khăn đôi chú trong việc ăn nhai, lúc này mẹ hãy lưu ý nên ăn đồ ăn mềm dễ nuốt nhưng vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng để duy trì chất lượng sữa cho bé. Gợi ý cho các mẹ một số món ăn bổ dưỡng có thể sử dụng sau nhổ răng là cháo thịt, cháo cá, súp, các loại sinh tố,… 

Xem thêm: Nhổ răng làm giảm trí nhớ

Nhổ răng số 8 giá bao nhiêu tiền?

Nên ăn thực phẩm mềm sau nhổ răng nhưng vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng

Nên ăn thực phẩm mềm sau nhổ răng nhưng vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng

Nhổ răng không khi đang cho con bú cần các mẹ lưu ý rất nhiều để không gây ảnh hưởng gì đến sữa mẹ cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình. Nếu cần tư vấn thêm về bất cứ vấn đề liên quan nào khác thì các mẹ có thể liên hệ với Nha khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334 hoặc nhắn tin qua cửa sổ chat bên phải nhé!

Tác giả:
Chưa có bình luận nào
Đăng một bình luận
Họ tên
E-mail
Website