NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Ngứa chân răng khi niềng răng: Nguyên nhân, Cách khắc phục

Ngứa chân răng khi niềng răng xuất phát từ nhiều nguyên nhân và có thể khắc phục, điều trị bằng những phương pháp cụ thể. 

Với những cá nhân đang thực hiện niềng răng, ngứa chân răng khi niềng răng không phải tình trạng quá hiếm gặp. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Nha khoa Trẻ tìm hiểu về nguyên nhân, cách khắc phục và điều trị tình trạng này. 

1. Nguyên nhân gây ngứa chân răng khi niềng răng

Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này mà Nha khoa Trẻ muốn chia sẻ tới bạn. 

1.1 Chưa quen với khí cụ niềng răng

Việc có thêm dây cung, mắc cài, khay niềng,… trong khoang miệng chắc chắn sẽ phần nào lạ lẫm với người niềng răng. Tình trạng ngứa chân răng khi niềng răng cũng có thể xảy ra gây khó chịu, bứt rứt. Tình trạng này đặc biệt xảy ra khi vừa lắp khí cụ, thực hiện siết dây, thay đổi khí cụ,…

Chưa quen với khí cụ có thể gây ngứa chân răng khi niềng răng

1.2 Nướu bị tổn thương, viêm loét

Trong xuyên suốt quá trình niềng răng, nướu trở nên rất nhạy cảm và dễ tổn thương. Nguyên nhân có thể do va chạm, tổn thương, cọ nướu vào khí cụ, vệ sinh sai cách,… Nếu không có biện pháp khắc phục hoặc điều trị, tình trạng viêm loét, ngứa ngáy dai dẳng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của người niềng răng. 

1.3 Tích tụ mảng bám, không vệ sinh đúng cách

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là điều không phải ai cũng có thể làm được, đặc biệt là người niềng răng. Mảng bám, thức ăn thừa,… dính trên mắc cài, dây cung khó có thể vệ sinh sạch sẽ nếu không biết cách. Về lâu dài, chúng sẽ tích tụ, gây ra ngứa chân răng khi niềng răng và dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng. 

1.4 Mọc răng khôn

Mọc răng khôn khi đang niềng răng không phải tình trạng quá hiếm gặp. Không chỉ đau nhức và khó chịu, người niềng cũng sẽ cảm thấy ngứa ngáy chân răng. Nếu không xử lý răng khôn sớm, tình trạng ngứa lợi có thể chuyển sang sưng tấy, đau đớn kéo dài.

Mọc răng khôn khi niềng răng là tình trạng không quá hiếm gặp

1.5 Dị ứng 

Tình trạng dị ứng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào khi niềng răng. Nguyên nhân gây dị ứng rất đa dạng, từ các thành phần của kem đánh răng, nước súc miệng đến chính chất liệu sử dụng làm khí cụ. Đặc biệt, tình trạng này thường xuyên xảy ra với những người có răng miệng nhạy cảm.

1.6 Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên, ngứa chân răng khi niềng răng còn có thể xuất phát từ một số lý do khác. Đó có thể là sự thay đổi hormone trong cơ thể, không uống nước thường xuyên, khí cụ điều chỉnh sai,…

2. Cách khắc phục ngứa chân răng trong quá trình niềng

Tình trạng này không quá nghiêm trọng và sẽ cải thiện sau một thời gian nhất định. Bên cạnh đó, bạn đọc có thể tham khảo một số cách dưới đây để giảm thiểu và cải thiện tình trạng trên.

  • Vệ sinh răng miệng với bàn chải lông mềm cùng các sản phẩm nha khoa được tin dùng như chỉ nha khoa, nước súc miệng,…
  • Xem xét các thành phần có trong kem đánh răng, nước súc miệng,… sao cho phù hợp nhất với cơ thể.
  • Tuân theo lộ trình niềng răng đã được tính toán và lên kế hoạch bởi bác sĩ nha khoa.
  • Ăn uống một cách khoa học, tránh các loại thực phẩm quá dai, quá cứng hay quá nóng, quá lạnh. 
  • Sử dụng một số phương pháp giảm ngứa chân răng khi niềng răng như dùng mật ong, túi trà, nước muối,…
  • Theo dõi tình trạng răng miệng và báo cáo cho bác sĩ nếu xảy ra những dấu hiệu bất thường.
  • Tái khám định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ. 
Bạn cần vệ sinh răng miệng với bàn chải lông mềm

3. Điều trị ngứa chân răng khi niềng như thế nào? 

Thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ sẽ là giải pháp tối ưu nhất nếu bạn không thể dứt điểm tình trạng ngứa chân răng khi niềng răng. Thông qua thăm khám và đánh giá sức khỏe răng miệng, bác sĩ sẽ đưa ra phương án phù hợp nhất cho mỗi cá nhân. Dưới đây là một số gợi ý Nha khoa Trẻ gửi tới bạn đọc.

  • Tư vấn và kiểm tra: Bác sĩ nha khoa có thể kiểm tra và xác định đúng phương pháp điều trị cho bạn.
  • Sử dụng thuốc: Thuốc kháng histamin có thể cải thiện tình trạng ngứa chân răng do dị ứng.
  • Lấy cao răng: Vôi răng bị loại bỏ có thể giảm thiểu ngứa chân răng, làm sạch mảng bám không xử lý được.
  • Điều trị: Nhổ răng khôn, điều trị lợi,… giúp giải quyết triệt để những nguyên nhân gây ngứa ngáy, khó chịu trong khoang miệng.
  • Điều chỉnh dây cung: Nếu nguyên nhân do lực siết dây cung không phù hợp, bác sĩ cần kiểm tra và điều chỉnh sao cho hợp lý.
Bác sĩ sẽ kiểm tra và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp cho bạn

Trên đây là những chia sẻ của Nha khoa Trẻ về tình trạng ngứa chân răng khi niềng răng. Hy vọng những thông tin đã cung cấp sẽ giúp bạn tự tin hơn nếu phải đối mặt với tình trạng này. Liên hệ với Nha khoa Trẻ qua hotline 0901.334.334 để được tư vấn và hỗ trợ ngay hôm nay. 

Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.
tiktokFacebookYoutube