Đau răng ngậm nước muối: Cách giảm đau hiệu quả đơn giản, tại nhà
Nước muối có khả năng diệt khuẩn, tiêu viêm, trị sưng, nếu đau răng ngậm nước muối bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều bởi cơn đau nhức sẽ thuyên giảm đáng kể.
Nước muối có khả năng diệt khuẩn, tiêu viêm, trị sưng, nếu đau răng ngậm nước muối bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều bởi cơn đau nhức sẽ thuyên giảm đáng kể. Cùng tìm hiểu chi tiết biện pháp giảm đau răng bằng cách ngậm nước muối trong bài viết dưới đây nhé!
1. Các nguyên nhân gây ra tình trạng đau răng, ê buốt răng
Đau răng là cảnh báo sức khỏe răng miệng đang suy yếu, là biểu hiện của các bệnh lý răng miệng như:
- Đau răng do sâu răng, viêm tủy: Đây là tình trạng phổ biến gây ra hiện tượng đau nhức răng ở người lớn và trẻ em. Do vi khuẩn tấn công làm mòn men răng, hình thành nhiều lỗ sâu trên răng và khi lỗ sâu vào đến ngà răng, tủy răng sẽ khiến răng trở nên nhạy cảm, đau nhức dai dẳng.
- Bệnh về nướu răng: Viêm nướu, viêm nha chu là các dạng tổn thương ở nướu răng do mảng bám và vi khuẩn ở chân răng gây ra. Tình trạng viêm nhiễm không chỉ gây đau nhức mà còn kéo theo nhiều biến chứng khác như mất xương, rụng răng,…
- Đau răng do áp xe răng: Đây là biến chứng do nhiễm trùng răng miệng, tích tụ vi khuẩn tạo thành ổ mủ ở chân răng. Khi mủ nhiều sẽ tạo áp lực lớn chèn ép vào dây thần kinh và gây ra những cơn đau răng dữ dội.
- Chấn thương gây đau nhức răng: Răng có thể bị nứt vỡ, suy yếu do bị chấn thương, va đập mạnh. Lúc này răng sẽ cực kỳ nhạy cảm khi ăn đồ nóng, lạnh và cả hiện tượng đau nhức kéo dài nếu không được điều trị kịp thời.
- Đau răng do răng khôn: Đa số các trường hợp mọc răng khôn đều không tránh được tình trạng đau nhức, mức độ nặng nhẹ sẽ khác nhau ở từng người do xu hướng mọc răng là khác nhau. Nếu răng khôn mọc lệch, mọc ngầm thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm: Đau lợi hàm trên là do đâu? Cách khắc phục như thế nào?
Đối với bất kỳ một bệnh lý răng miệng gây đau răng nào ở trên thì cách điều trị dứt điểm là can thiệp biện pháp nha khoa phù hợp. Bạn nên đến trực tiếp nha khoa thăm khám, chụp X-quang răng để bác sĩ có những chẩn đoán chính xác và có phương án điều trị phù hợp.
Tuy nhiên, nếu bạn chưa thể đến nha khoa để điều trị và đang tìm kiếm cách làm giảm đau tạm thời tại nhà thì bạn cũng có thể thực hiện biện pháp đau răng ngậm nước muối. Đây là một trong những cách giảm đau răng hiệu quả, đồng thời còn ngăn ngừa được tình trạng viêm nhiễm lan rộng.
2. Đau răng ngậm nước muối: Cách giảm đau răng hiệu quả ngay tại nhà
Đau răng ngậm nước muối được rất nhiều người áp dụng, nhờ vào khả năng sát khuẩn hiệu quả, tính khử trùng nên ngậm nước muối là biện pháp an toàn, lành tính.
2.1 Biện pháp đau răng ngậm nước muối được thực hiện như sau:
Chuẩn bị:Pha nước muối loãng theo đúng tỉ lệ nhất định, đảm bảo nồng độ là 0.9% NaCl. Hoặc bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý tại quầy thuốc cũng với tỉ lệ như trên.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đưa 1 lượng nước muối vừa đủ vào trong khoang miệng.
- Bước 2: Ngậm nước muối trong khoảng 30 giây, sau đó bạn súc miệng trong 30 giây tiếp theo. Mục đích là để nước muối tiếp cận được toàn bộ các ngóc ngách trong miệng, đặc biệt là tại vị trí bị đau răng.
- Bước 3: Nhổ nước muối ra và súc miệng nước muối lần thứ 2, lần này nên duy trì trong khoảng 60 giây.
- Bước 4: Sau 2 lần súc miệng thì bạn hãy súc miệng lại với nước lọc để tránh muối còn sót lại trong khoang miệng.
Đối với các trường hợp đau răng ngậm nước muối thì bạn cần lưu ý thực hiện vào buổi sáng khi thức dậy, buổi tối trước khi ngủ và sau mỗi bữa ăn. Thực hiện đều đặn hàng ngày thì chỉ sau khoảng 2 – 3 tuần cảm giác đau nhức trên răng sẽ thuyên giảm đáng kể.
2.2 Một số lợi ích khác của việc ngậm nước muối
Đau răng ngậm nước muối được đánh giá cao về tính hiệu quả trong việc giảm đau, giảm sưng. Ngoài ra, nó còn mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe răng miệng như:
- Ngăn ngừa vi khuẩn tấn công khiến các bệnh lý răng miệng trở nên nghiêm trọng hơn trước.
- Loại bỏ mùi hôi khó chịu trong khoang miệng, hạn chế chảy máu chân răng.
- Làm dịu vết thương, vết lở loét trong miệng, thúc đẩy quá trình lành thương nhanh hơn.
- Làm giảm cơn đau họng, làm dịu trình trạng ho có đờm, tan đờm.
Ngoài ra, việc ngậm nước muối hay súc miệng nước muối còn được coi là một biện pháp vệ sinh răng miệng không thể thiếu. Nó giúp làm giảm hình thành mảng bám ở chân răng, kẽ răng và dưới nướu, từ đó duy trì sức khỏe răng miệng lâu dài.
3. Gợi ý một số cách giảm đau nhanh chóng tại nhà
Bên cạnh việc đau răng ngậm nước muối thì bạn có thể áp dụng thêm một số mẹo khác để giảm đau tạm thời tại nhà. Tham khảo một số cách giảm đau răng dưới đây nhé.
- Chườm đá đúng cách để giảm đau răng, áp khăn lạnh lên má ngoài ở vị trí răng đau khoảng 20 phút, lặp lại trong vòng 4-6 giờ. Lưu ý không áp trực tiếp vào chỗ đâu.
- Túi bạc hà có đặc tính làm tê, kháng khuẩn, kháng viêm tốt nên có tác dụng giảm đau răng hiệu quả. Cách thực hiện: Đặt túi trà đã qua sử dụng vào ngăn đông cho đến khi lạnh, sau đó đặt túi trà lên vùng má ngoài chỗ đau răng, biện pháp này đặc biệt hiệu quả khi mọc răng khôn.
- Hành tây có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn nên ngăn ngừa được vi khuẩn trong khoang miệng, và cả vi khuẩn gây viêm. Bạn có thể nhai một lát hành lớn trong vùng kích ứng cho đến khi hết mùi nồng của hành và tiếp tục nhai lát hành khác cho đến khi đỡ đau.
- Sử dụng dầu đinh hương để giảm đau bởi nó có khả năng gây tê tự nhiên. Cách sử dụng là thấm 2 giọt dầu đinh hương vào miếng bông gòn và đặt vào vùng răng đau đến khi cơn đau giảm hẳn.
Xem thêm: Đau lợi sưng má có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?
Đau lợi nổi hạch là biểu hiện của bệnh gì, có nguy hiểm không?
4. Cách trị đau răng dứt điểm tại nha khoa
Mặc dù có nhiều giải pháp giảm đau răng hiệu quả bao gồm cả ngậm nước muối giảm đau răng nhưng tất cả chỉ là biện pháp tạm thời. Nếu muốn chấm dứt hoàn toàn cơn đau thì cần điều trị dứt điểm các bệnh lý gây đau nhức răng lợi:
4.1 Điều trị sâu răng
Nếu răng có lỗ sâu nông ở trên bề mặt răng thì bác sĩ chỉ cần loại bỏ bằng cách trám răng. Trường hợp nặng hơn khi sâu răng đã ăn vào tủy răng thì cần tiến hành điều trị tủy, sau đó sẽ bọc răng sứ để phục hình.
4.2 Chữa áp xe răng
Áp xe răng hay nhiễm trùng cần phải điều kịp thời bằng liệu pháp kháng sinh và một số quy trình bổ sung để giải quyết triệt để bệnh lý, ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng.
4.3 Khắc phục tình trạng nứt, gãy răng
Đau răng ngậm nước muối trong trường hợp này chỉ mang lại hiệu quả một khoảng thời gian nhất định. Đặc biệt trường hợp răng bị gãy vỡ vào tủy răng thì cần can thiệp ngay lập tức. Khi đó sẽ phải làm răng sứ phục hình để bảo vệ phần răng còn lại đã bị tổn thương.
4.4 Nhổ răng khôn
Đau nhức vùng răng khôn trong cùng thì giải pháp được ưu tiên là nhổ răng và không cần phải phục hình. Bởi đây là chiếc răng không có chức năng rõ ràng, nhổ răng khôn không ảnh hưởng đến ăn nhai hay thẩm mỹ.
Dù đau răng do bất kỳ nguyên nhân nào và cách chữa trị ra sao thì bạn cũng cần lưu ý lựa chọn cho mình nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn, hiệu quả tối ưu nhất.
Trên đây là những chia sẻ về biện pháp “đau răng ngậm nước muối”, như đã nói thì đây chỉ cách giảm đau răng tạm thời chứ không có tác dụng điều trị. Từ nguyên nhân gây đau răng mà phương pháp điều trị là khác nhau, để biết chính xác tình trạng răng miệng của mình thì tốt nhất bạn nên đến trực tiếp Nha khoa Trẻ để thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa