NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Cười hở lợi có niềng răng được không? Có hết hở lợi không?

Cười hở lợi có niềng răng được không? Niềng răng có hết hở lợi không?

Cười hở lợi không phải là vấn đề phức tạp trong nha khoa, thông thường để điều trị cười hở lợi bác sĩ sẽ thực hiện ca tiểu phẫu nhỏ. Tuy nhiên, trong các trường hợp cười hở lợi đồng thời răng hô, răng lệch khấp khểnh có thể thực hiện niềng răng để khắc phục. Vậy cười hở lợi có niềng răng được không? Và niềng răng có hết hở lợi không?

Cười hở lợi có niềng răng được không? Niềng răng có hết hở lợi không?

Cười hở lợi có niềng răng được không? Niềng răng có hết hở lợi không?

1. Các mức độ cười hở lợi

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị cười hở lợi tương ứng với mức độ hở lợi khác nhau. Vì vậy nếu muốn biết phương pháp niềng răng có phù hợp để chữa cười hở lợi hay không thì cần xem xét mức độ hở lợi nặng hay nhẹ và nguyên nhân do đâu. 

Cười hở lợi là khi cười làm lộ phần nướu ở hàm trên quá nhiều. Điều này khiến nụ cười kém duyên, mất thẩm mỹ và làm nhiều người cảm thấy tự ti, ngại ngùng. Khi cười hết cỡ, nếu lợi lộ ra trên 3mm thì được đánh giá là cười hở lợi. Và nướu lộ ra càng nhiều thì mức độ cười hở lợi càng nặng. Dưới đây là các mức độ cười hở lợi theo đánh giá của các chuyên gia thẩm mỹ nụ cười: 

Cười hở lợi có niềng răng được không? Niềng răng có hết hở lợi không?

4 mức độ cười hở lợi làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ

  • Cười hở lợi nhẹ có biểu hiện hở mô nướu 3mm khi cười và ít hơn 25% chiều dài thân răng.
  • Cười hở lợi trung bình khi cười làm lộ mô nướu nhiều hơn 25% và ít hơn 50% chiều dài thân răng.
  • Cười hở lợi nặng khi biểu hiện của răng làm mô nướu hở hơn 50% và ít hơn 100% chiều dài của thân răng khi cười.
  • Cười hở lợi rất nặng là mức độ nghiêm trọng nhất khi cười làm mô nướu lô nhiều hơn 100% chiều dài thân răng.

Cười hở lợi khi xét theo mức độ nặng nhẹ thì mức độ mô lợi bao phủ hơn 50% thân răng thì niềng răng không thể đạt hiệu quả tối ưu được mà buộc phải kết hợp phẫu thuật cắt lợi thừa.

2. Nguyên nhân gây cười hở lợi

Các nguyên nhân khiến nụ cười của bạn kém duyên, cười hở lợi cũng đáng lưu tâm khi xác định phương pháp điều trị phù hợp. 

  • Do bẩm sinh, xương hàm đã phát triển quá mức ngay từ nhỏ
  • Răng không mọc hết mà bị ẩn vào bên trong do lợi phì đại.
  • Xương ổ răng quá dài, quá dày cũng khiến cười hở lợi.
  • Cơ môi trên hoạt động mạnh mỗi khi cười.
  • Răng quá ngắn hoặc mọc chìa ra ngoài, dáng răng quá nhỏ.
Răng quá ngắn gây ra hiện tượng cười hở lợi

Răng quá ngắn gây ra hiện tượng cười hở lợi

Cười hở lợi có niềng răng được khi  nguyên nhân là trường hợp cười hở lợi do khớp cắn sâu. Tình trạng này do răng hàm trên trùm xuống răng hàm dưới khiến mô lợi bị kéo xuống thấp, nên khi cười lợi sẽ bị lộ ra ngoài khá nhiều.

3. Cười hở lợi có niềng răng được không? 

Niềng răng là một giải pháp nha khoa thẩm mỹ cực kỳ phổ biến hiện nay. Không chỉ mang đến hiệu quả trong việc điều trị các tình trạng răng hô, móm, khấp khểnh, sai khớp cắn mà niềng răng cũng được coi là một giải pháp điều trị cười hở lợi. 

Khi thăm khám, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân dẫn đến cười hở lợi để đưa ra chỉ định nên niềng răng hay can thiệp phương pháp điều trị khác. Bởi không phải cười hở lợi nào cũng có thể niềng răng một cách hiệu quả. 

Niềng răng chữa cười hở lợi được chỉ định khi các trường hợp hở lợi xuất phát từ răng, có thể là tình trạng răng hô vẩu, khớp cắn sâu. Khi đó, lực tác động trên khí cụ niềng răng sẽ nắn chỉnh các răng ngay ngắn, điều chỉnh tương quan hai hàm cân đối, kết hợp với kỹ thuật đánh lún khối răng cửa hàm trên để cải thiện tình trạng cười hở lợi. 

4. Niềng răng có hết hở lợi không?

Niềng răng trong trường hợp cười hở lợi vẫn có thể thực hiện được nhưng chủ yếu là giúp nắn chỉnh răng thẳng hàng, đều đẹp chứ có thể không hiệu quả đối với cười hở lợi. Một số trường hợp niềng răng hỗ trợ điều trị cười hở lợi như đã nói ở trên là khớp cắn sâu ở mức độ không quá 50% và một vài trường hợp khác theo chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên, không thể khẳng định niềng răng chữa cười hở lợi hoàn toàn vì khi dịch chuyển răng nó chỉ hỗ trợ làm thay đổi phần lợi, giảm một phần cười hở lợi. Tùy vào từng trường hợp mà khả năng điều trị cười hở lợi của phương pháp niềng răng là khác nhau. 

Nếu thực hiện niềng răng thì sau khi hoàn tất, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ cười hở lợi đã được cải thiện bao nhiêu phần trăm. Có cần thực hiện thủ thuật cắt lợi hay không? Đã có rất nhiều khách hàng tại Nha khoa Trẻ sau niềng răng không còn e ngại về nụ cười kém duyên (cười hở lợi) vì sự thay đổi đáng kinh ngạc trên khuôn mặt.  

Niềng răng thay đổi nụ cười tại Nha khoa Trẻ

Niềng răng thay đổi nụ cười tại Nha khoa Trẻ

5. Các phương pháp chữa cười hở lợi hiệu quả

Cùng với kỹ thuật niềng răng, bác sĩ có thể chỉ định một trong các phương pháp điều trị khác như sau: 

5.1 Đánh lún răng khi niềng răng

Nếu vấn đề nằm ở xương ổ răng quá dài thì niềng răng có thể chữa cười hở lợi nhưng phải kết hợp với kỹ thuật đánh lún răng và xương.

5.2 Phẫu thuật xương hàm

Cười hở lợi xuất phát từ xương hàm thì niềng răng sẽ không cải thiện nhiều mà bác sĩ sẽ phải tiến hành phẫu thuật cắt gọn phần xương hàm bị dư.

5.3 Phẫu thuật nâng cơ môi

Cười hở lợi do cơ môi ngắn cần phẫu thuật nâng cơ môi hoặc làm dài môi, điều chỉnh cơ môi để giảm lực kéo khi cười. Khi đó, bác sĩ cũng có thể tạo hình làm kích thước môi dài hơn để làm hết hở lợi khi cười. 

5.4 Tiểu phẫu cắt lợi

Tiểu phẫu cắt lợi trong trường hợp nướu phát triển vượt mức bình thường. Đây là phương pháp chữa cười hở lợi nhẹ nhàng và bạn không cảm thấy đau nhức khi thực hiện. 

Xem thêm: 

Tiêu xương hàm có niềng răng được không?

Mất răng có niềng răng được không?

[Giải đáp chi tiết] Mất răng số 6 có niềng răng được không?

6. Hình ảnh niềng răng chữa cười hở lợi tại Nha Khoa Trẻ

Tại Nha khoa Trẻ, các bác sĩ đã thực hiện rất nhiều ca điều trị cười hở lợi kết hợp với niềng răng mắc cài, niềng răng khay trong suốt và đạt hiệu quả cao. Dưới đây là một số hình ảnh niềng răng chữa hở lợi để bạn tham khảo:

Cười hở lợi có niềng răng được không? Niềng răng có hết hở lợi không?

Khách hàng điều trị răng khấp khểnh và cười hở lợi

Cười hở lợi có niềng răng được không? Niềng răng có hết hở lợi không?

Điều trị cười hở lợi mức độ trung bình và răng khấp khểnh nhẹ

Cười hở lợi có niềng răng được không? Niềng răng có hết hở lợi không?

Niềng răng khớp cắn ngược khắc phục cười hở lợi

Cười hở lợi có niềng răng được không đã được Nha khoa Trẻ giải đáp ở trên, với các trường hợp hở lợi cụ thể mà bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp hỗ trợ khác nhau, phương pháp ít xâm lấn nhất. Vì vậy, bạn nên đến trực tiếp Nha khoa Trẻ để thăm khám và được tư vấn trực tiếp bởi bác sĩ để sớm giúp nụ cười tự tin, rạng rỡ nhất.

Tác giả:
Chưa có bình luận nào
Đăng một bình luận
Họ tên
E-mail
Website