Chân răng có màu đen làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe răng miệng. Vậy tại sao chân răng bị đen? Chân răng màu đen gây ảnh hưởng gì? Cách khắc phục tình trạng đen chân răng như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân khiến chân răng có màu đen
Hiện tượng chân răng sát viền nướu xuất hiện các vệt xanh đen có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Mảng bám sẫm màu: Các mảng bám hình thành sau khi ăn nếu không được làm sạch sẽ tích tụ lại ở chân răng, lâu dần khiến chân răng có màu đen.
- Cao vôi răng: Các mảng bám cứng xung quanh bề mặt của bám, ở cả vị trí chân răng và dưới nướu chính là cao răng. Cao răng có màu nâu đen và rất khó làm sạch bằng việc vệ sinh răng miệng thông thường.
- Bệnh lý sâu chân răng: Men răng và ngà răng bị tác động bởi các nhân tố trong môi trường khoang miệng là axit và vi khuẩn sẽ dần mòn đi, tạo thành lỗ sâu răng khiến chân răng có màu đen.
- Do chụp mão răng sứ bằng kim loại: Do thành phần là hỗn hợp kim loại nên sau một thời gian sẽ bị oxi hóa trong môi trường khoang miệng, kết hợp với mảng bám thức ăn bám tại bờ chụp răng gây ra viền đen ở sát nướu.
2. Chân răng bị đen có nguy hiểm không?
Tùy vào từng nguyên nhân khác nhau mà mức độ nguy hiểm của tình trạng chân răng bị đen là không giống nhau. Tuy nhiên, chúng đều gây ra những biến chứng răng miệng rất nguy hiểm. Cụ thể:
- Mảm bám ở chân răng sẽ dần hình thành nên cao răng dày và cứng. Nếu để lâu ngày không điều trị sẽ khiến vi khuẩn trong mảng bám tấn công vào nướu lợi gây viêm nướu, tụt lợi, nghiêm trọng có thể làm răng lung lay, mất răng.
- Chân răng có màu đen nếu là biểu hiện của bệnh lý sâu răng thì không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến răng nhạy cảm hơn trước. Sâu răng gây đau nhức dữ dội khi gây viêm nhiễm ở tủy răng, chóp răng.
- Vi khuẩn sâu răng gây viêm nhiễm vùng nướu nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các bệnh lý cơ thể như đái tháo đường, tim mạch, máu nhiễm trùng,… nguy hiểm đến tính mạng.
- Nếu chân răng có màu đen do sử dụng răng sứ kim loại lâu ngày thì sẽ khiến hơi thở có mùi khó chịu, có thể làm hỏng cùi răng bên trong nếu không thay thế mão răng sứ mới.
Xem thêm: Mách bạn 5 cách trị đau răng nhanh chóng ngay tại nhà
Đau răng không nên ăn gì? Và nên ăn gì?
3. Cách khắc phục tình trạng chân răng có màu đen
Chân răng bị đen phải làm sao để khắc phục sẽ phải dựa trên từng nguyên nhân cũng như mức độ nặng nhẹ của bệnh lý.
3.1 Lấy cao răng và mảng bám
Khi chân răng có màu đen do mảng bám cứng, cao răng bám chặt ở chân răng và dưới nướu cần thực hiện vệ sinh răng miệng, lấy cao răng để làm sạch mảng bám và vi khuẩn ở bề mặt của răng. Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng để tác động vào mảng bám khiến chúng tự bong ra mà không tác động vào răng nướu.
3.2 Điều trị răng sâu
Điều trị sâu răng sẽ thực hiện dựa trên các phương pháp khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý. Đối với các trường hợp nhẹ sẽ tiến hành trám răng sâu, bịt kín lỗ sâu để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, lây lan rộng hơn. Có thể bọc răng sứ để phục hình cho răng sâu thay vì trám răng, nó không chỉ đảm bảo thẩm mỹ cao mà còn giúp bảo vệ răng tối ưu hơn.
Đối với các trường hợp đen chân răng do sâu răng quá nặng không thể chữa trị được thì buộc phải tiến hành nhổ răng sâu và trồng răng mới. Thực hiện trồng răng ngay sau khi mất răng để đảm bảo duy trì khả năng ăn nhai và thẩm mỹ, đồng thời ngăn ngừa được nhiều biến chứng nguy hiểm như xô lệch răng, sai khớp cắn, tiêu xương hàm,…
3.3 Bọc răng sứ mới thay thế răng sứ kim loại
Biện pháp tốt nhất cho trường chân răng có màu đen do răng sứ kim loại là thay một mão răng sứ mới với chất liệu tốt hơn, nên là loại răng sứ toàn sứ. Loại răng sứ này không bị oxi hóa, không gây thâm đen viền nướu như răng sứ kim loại nên sẽ không gặp phải tình trạng tương tự sau khi phục hình.
Xem thêm: Đau răng không ngủ được phải làm sao để khắc phục?
Để ngăn ngừa đen chân răng do cao răng hay sâu răng thì ngay từ đầu bạn nên chú ý đến chế độ chăm sóc răng miệng của mình. Cần chải răng đều đặn mỗi ngày 2 lần, kết hợp thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng diệt khuẩn. Nên khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kiểm soát tốt các bệnh lý răng miệng, thực hiện điều trị bệnh lý ngay ở giai đoạn đầu để không gặp các biến chứng răng miệng nguy hiểm.