Cấy ghép Implant đang là phương pháp phục hình răng mất hiện đại nhất, được rất nhiều người lựa chọn hiện nay. Để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về phương pháp này, Nha Khoa Trẻ sẽ giải đáp 11 câu hỏi thường gặp về cấy ghép Implant trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
- 1. Cấy ghép Implant là gì? Khi nào cần trồng răng Implant?
- 2. Câu hỏi thường gặp về cấy ghép Implant: Cấy ghép Implant có đau không?
- 3. Trồng răng Implant mất bao lâu?
- 4. Trồng răng xong có thể ăn nhai thoải mái không?
- 5. Cấy ghép Implant có đắt không? – Câu hỏi thường gặp về cấy ghép Implant
- 6. Người mất răng toàn hàm có trồng Implant được không?
- 7. Có thể tháo lắp răng trên Implant không?
- 8. Những trường hợp không được trồng Implant?
- 9. Tỷ lệ thành công trong cấy ghép Implant như thế nào?
- 10. Rủi ro có thể gặp phải sau khi cấy ghép Implant?
- 11. Chế độ chăm sóc răng miệng sau cấy ghép Implant?
1. Cấy ghép Implant là gì? Khi nào cần trồng răng Implant?
Cấy ghép Implant được đánh giá là giải pháp trồng răng hiện đại nhất hiện nay, giúp mang lại hiệu quả phục hình hoàn hảo khi mất răng.
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ cấy một trụ Implant bằng chất liệu Titanium vào trong xương hàm để thay thế cho chân răng thật đã mất. Khi trụ Implant đã tích hợp hoàn toàn vào xương hàm, bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi và đánh giá mức độ lành thương ở lần tái khám tiếp theo. Nếu tốc độ lành thương diễn ra nhanh chóng, bác sĩ sẽ tiến hành gắn mão răng sứ lên trên thay thế cho thân răng thông qua khớp nối Abutment.
Răng Implant hoàn chỉnh có vai trò giống như răng thật, mang lại thẩm mỹ hoàn hảo, khả năng ăn nhai tốt hơn răng thật, đồng thời ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm một cách tối ưu. Dưới đây là những trường hợp cần cấy ghép Implant:
- Người mất một hay nhiều răng hay toàn bộ hàm.
- Răng bị sâu lâu ngày, mất mô răng nhiều, không thể chữa tủy.
- Người mắc bệnh lý viêm nha chu, bắt buộc phải nhổ để tránh tiêu xương và nhiễm trùng.
2. Câu hỏi thường gặp về cấy ghép Implant: Cấy ghép Implant có đau không?
Trồng Implant là kỹ thuật không xâm lấn, không tác động đến những răng bên cạnh. Tùy vào cơ địa, tình hình sức khỏe, mức độ chịu đựng của mỗi người cũng như độ phức tạp của ca phẫu thuật mà bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê hoặc gây mê phù hợp. Vì thế, bạn sẽ không cảm thấy đau nhức hay ê buốt quá nhiều trong quá trình thực hiện.
3. Trồng răng Implant mất bao lâu?
Trồng răng mất khoảng thời gian bao lâu là câu hỏi thường gặp về cấy ghép Implant. Đối với khách hàng có đủ điều kiện để cấy ghép Implant từ chất lượng cho đến số lượng xương hàm thì thời gian cắm trụ chỉ mất 1 ngày, còn thời gian đợi phục hình chính thức khoảng 3-6 tháng.
Còn đối với những khách hàng không đáp ứng đủ điều kiện về chất lượng, số lượng xương và cần điều trị một số bệnh lý răng miệng khác thì thời gian cấy ghép Implant có thể kéo dài từ 3-9 tháng.
Tuy nhiên, bạn đừng lo lắng, trong thời gian chờ phục hình, khách hàng đều được gắn răng sứ tạm để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như khả năng ăn nhai.
4. Trồng răng xong có thể ăn nhai thoải mái không?
Một câu hỏi thường gặp về cấy ghép Implant nữa đó là trồng răng xong có thể ăn nhai thoải mái không? Một câu hỏi thật thú vị. Thực tế, nếu phục hình thành công thì răng Implant sẽ có độ bền chắc tương đương răng thật và khả năng cảm nhận nhạy bén. Vì thế, sau khi trồng răng xong, bạn hoàn toàn có thể ăn nhai ngon miệng.
5. Cấy ghép Implant có đắt không? – Câu hỏi thường gặp về cấy ghép Implant
Chi phí để thực hiện cấy Implant chắc chắn sẽ cao hơn so với các phương pháp truyền thống như hàm tháo lắp hay cầu răng sứ. Tuy nhiên, khi xét về chất lượng, độ bền chắc cũng như tính thẩm mỹ thì răng Implant sẽ vượt trội hơn hẳn hai phương pháp kia.
Bỏ ra chi phí bằng 1/3 hay ½ phương pháp trồng Implant để làm cầu răng sứ hay hàm tháo lắp nhưng sau 7-10 năm bạn lại mất chi phí phục hình lại. Hơn nữa, hiện tượng tiêu xương hàm sẽ tiếp diễn nặng hơn, khi đó bạn phải mất thêm nhiều khoản chi phí khác như ghép xương hàm, nâng xoang,… mà còn tốn thời gian. Thay vào đó, nếu trồng Implant, bạn chỉ cần đầu tư tiền một lần và chăm sóc răng miệng tốt thì bạn đã sở hữu một hàm răng chắc khỏe trọn đời.
6. Người mất răng toàn hàm có trồng Implant được không?
Đây là một dạng câu hỏi thường gặp về cấy ghép Implant được rất nhiều khách hàng quan tâm. Đối với người mất nhiều răng hay thậm chí là mất toàn hoàn thì đều có thể thực hiện cấy ghép Implant bằng phương pháp All-on-4 và All-on-6. Trụ Implant sẽ được cắm nghiêng giúp khắc phục phần xương bị thiếu hụt. Vì thế, hầu hết các trường hợp đều có thể trồng răng Implant.
7. Có thể tháo lắp răng trên Implant không?
Có thể tháo lắp răng trên Implant hay không lại tiếp tục là một chủ đề câu hỏi thường gặp về cấy ghép Implant. Câu trả lời là bác sĩ nha khoa có thể thực hiện tháo lắp và bạn không được tự ý tháo lắp vì như vậy rất nguy hiểm và gây hỏng răng. Đối với răng phục hình trên Implant là hàm giả tháo lắp, bạn có thể tự tháo lắp để vệ sinh theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
8. Những trường hợp không được trồng Implant?
Rất nhiều trẻ nhỏ đã bị mất răng và bố mẹ đã thắc mắc liệu con mình có thể thực hiện cấy ghép Implant không? Phương pháp này có hạn chế đối tượng nào không? Dưới đây, Nha Khoa Trẻ sẽ giải đáp câu hỏi thường gặp về cấy ghép Implant này. Các bố mẹ hay tất cả mọi người đều phải lưu ý những trường hợp không được trồng Implant như sau:
- Người dưới 18 tuổi.
- Phụ nữ mang thai.
- Người mắc các bệnh lý huyết áp, tim mạch, tiểu đường,…
- Người mắc bệnh tâm thần.
- Ngoài ra, một số đối tượng chống chỉ định tương đối như người nghiện thuốc lá, rượu bia. Hay người bị viêm nha chu muốn cấy ghép thì trước tiên cần điều trị triệt để, tránh các biên chứng nguy hiểm khác trước khi cấy Implant.
9. Tỷ lệ thành công trong cấy ghép Implant như thế nào?
Mặc dù là phương pháp phục hình răng hiện đại được nhiều chuyên gia, bác sĩ khuyên dùng nhưng theo các số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ cấy ghép Implant thành công không phải tuyệt đối, chỉ khoảng 97-99% và vẫn có tỷ lệ thất bại. Nguyên nhân là do xương hàm không thể tích hợp với trụ thì bác sĩ sẽ phải tiến hành lấy trụ ra và cấy ghép lại.
Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều loại trụ Implant được sản xuất để phù hợp với tất cả nhu cầu và tình trạng sức khỏe răng miệng của từng khách hàng. Bên cạnh đó, nếu bạn lựa chọn nha khoa uy tín, bác sĩ có tay nghề cao và biết cách vệ sinh răng miệng sau trồng tốt thì khả năng thất bại hay xuất hiện các biến chứng là không có.
Xem thêm: 5 Điều kiện vô trùng trong cấy ghép Implant cực kỳ quan trọng
10. Rủi ro có thể gặp phải sau khi cấy ghép Implant?
Một câu hỏi thường gặp về cấy ghép Implant mà bạn phải đặc biệt lưu ý trước khi thực hiện trồng răng đó là rủi ro mà phương pháp này có thể đem lại. Rủi ro thường gặp nhất đó là hiện tượng trụ bị lỏng lẻo trong xương hàm, không tích hợp với xương và bị đào thải. Tỷ lệ này chiếm khoảng 5%. Nguyên nhân có thể do vị trí đặt trụ không thuận lợi, vùng đặt trụ bị nhiễm trùng hay do hệ thống miễn dịch của cơ thể không tương thích với trụ và tự động đào thải.
Ngoài ra, còn một số rủi ro khác chiếm tỷ lệ thấp hơn nhưng việc điều trị sẽ phức tạp hơn như:
- Implant lấn sâu vào xoang hàm: Do vùng xương hàm quá ít nên khi đặt trụ, Implant sẽ dễ bị lỏng lẻo và rơi vào hốc xoang hàm gây nhiễm trùng. Nếu gặp trường hợp đó, bạn cần đến ngay bệnh viện hoặc địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện phẫu thuật lấy “dị vật” ra khỏi cơ thể.
- Trụ Implant xâm lấn, ép dây thần kinh hàm dưới: Đường đi của dây thần kinh khá phức tạp nên khi thực hiện cấy ghép Implant, dây thần kinh có thể bị chèn ép. Khi đó sẽ xuất hiện triệu chứng tê bì, dị cảm môi, má và lưỡi.
Chính vì thế, khi trả lời câu hỏi thường gặp về cấy ghép Implant về tỷ lệ thành công hay rủi ro gặp phải thì còn phải phụ thuộc vào cấu trúc, số lượng và chất lượng xương ở vùng cần cấy ghép.
11. Chế độ chăm sóc răng miệng sau cấy ghép Implant?
Chế độ chăm sóc răng miệng sau trồng Implant như thế nào là câu hỏi thường gặp về cấy ghép Implant. Sau khi trồng răng, bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc răng miệng phù hợp.
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm hay bàn chải được thiết kế riêng cho răng Implant. Chải răng nhẹ nhàng, không va chạm mạnh vào vùng được cấy.
- Dùng chỉ nha khoa, máy tăm nước để làm sạch thức ăn thừa còn dính trong kẽ răng, ngăn ngừa tình trạng viêm Implant.
- Sử dụng nước súc miệng chuyên dùng trong nha khoa.
- Không dùng tay hay vật nhọn chạm vào vết thương.
Trên đây là 11 câu hỏi thường gặp về cấy ghép Implant đang được nhiều người tìm kiếm trong thời gian qua. Hy vọng với những lời giải đáp trên của Nha Khoa Trẻ, bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích về Implant. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến Implant hay các vấn đề răng miệng khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau:
NHA KHOA TRẺ HÀ NỘI
- Fanpage: nhakhoatrehanoi
- Hotline: 0901 334 334
- Địa chỉ: 38 Ngụy Như, Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội