Nội dung chính

Xương hàm mỏng trồng răng được không? Giải pháp nào tốt nhất?

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 16/05/2023, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Xương hàm mỏng có thể trồng răng được không cần đánh giá trực tiếp của bác sĩ, nếu xương hàm không đủ điều kiện để cấy Implant thì phải tiến hành ghép xương trước phục hình.

Xương hàm mỏng hay chính là tình trạng tiêu xương hàm phổ biến ở người mất răng lâu năm. Để khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ thì nhiều người mong muốn trồng răng phục hình. Nhưng liệu xương hàm mỏng có trồng răng được không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nha khoa Trẻ để được giải đáp chi tiết nhé!

1. Xương hàm mỏng là gì?

Xương hàm có cấu trúc bám chắc vào chân răng, là tổ chức nâng đỡ và duy trì sự ổn định của các răng trên cung hàm. Do đó, xương hàm đóng vai trò không nhỏ trong quá trình ăn nhai và nhờ lực nhai tác động ngược lại để kích thích xương hàm phát triển.

Trường hợp xương hàm mỏng đồng nghĩa với việc xương hàm bị tiêu biến, thiếu hụt về mật độ, số lượng, chiều cao và thể tích. Lúc này sẽ tạo một hõm sâu ở xương hàm, lâu dài thì xương hàm ở các vị trí kế cận cũng có xu hướng “chảy” về vị trí tiêu xương. Điều này khiến cho mật độ xương hàm ngày càng thưa và xốp hơn trước.

Xương hàm mỏng bị thiếu hụt thể tích, mật độ xương hàm

2. Nguyên nhân nào làm tiêu xương hàm?

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng tiêu xương hàm chính là do mất răng lâu năm không được phục hình. Dù chỉ mất một chiếc răng thì theo thời gian phần xương hàm cũng sẽ dần tiêu biến, xương hàm tự nhiên không thể phát triển do mất đi lực nhai kích thích bên trên.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác khiến xương hàm mỏng như tiêu xương do viêm nha chu, tiêu xương do mang hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ.

Mặc dù hai phương pháp trồng răng giả bằng cầu răng sứ và hàm tháo lắp vẫn được áp dụng phổ biến tại nha khoa nhưng nó không có khả năng ngăn ngừa biến chứng tiêu xương hàm. Vì vậy bạn hãy cân nhắc phương pháp tối ưu hơn là trồng răng Implant để phục hình từ chân răng, hạn chế biến chứng nguy hiểm. Đồng thời nếu bạn băn khoăn tiêu xương hàm có trồng răng được không thì cũng có thể cân nhắc phương pháp cấy ghép Implant. 

3. Xương hàm mỏng có trồng răng được không?

3.1 Xương hàm mỏng có thể trồng răng không?

Như đã nói thì phương pháp trồng răng được ưu tiên hơn cả tại nha khoa là cấy ghép Implant. Và trường hợp xương hàm mỏng có thể trồng răng được không cần có đánh giá trực tiếp của bác sĩ.

Khi xương hàm đã bị thiếu hụt nghiêm trọng thì sẽ không đủ điều kiện để cấy trụ Implant, xương hàm không đủ khỏe mạnh để nâng đỡ cấu trúc răng. Lúc đó buộc phải tiến hành ghép xương, nâng xoang hàm trước để đáp ứng điều kiện cấy ghép Implant.

Ghép xương hàm để đủ điều kiện cấy ghép Implant

Hiện nay có 2 hình thức ghép xương hàm có thể được thực hiện trong trường hợp bị tiêu xương hàm. Cụ thể là cấy xương tự thân và cấy ghép xương nhân tạo. Do xương tự thân được lấy từ một phần xương cằm, xương góc hàm hoặc xương chậu của người bệnh để cấy ghép nên khả năng tích hợp sẽ cao hơn và không bị đào thải.

3.2 Tiêu chuẩn đánh giá mức độ tiêu xương hàm

Để xác định mức độ tiêu xương hàm có thể cấy Implant được không thì cần đánh giá dựa trên số lượng và chất lượng xương hàm.

Số lượng xương hàm

Xương hàm phải chiều dài và chiều rộng lớn hơn hoặc bằng chiều dài và độ rộng của một trụ Implant tối thiểu mới có thể thực hiện trồng răng. Trụ Implant nhỏ nhất hiện nay có chiều dài khoảng 6.0mm và đường kính nhỏ nhất là 3.0mm.

Chỉ số này sẽ xác định thông qua phim chụp CT 3 chiều xương hàm và kết hợp với phần mềm phân tích trực tiếp mới cho kết quả chính xác.

Chất lượng xương hàm

Chất lượng xương hàm trong nha khoa sẽ được đánh giá dựa vào chỉ số HU (Hounsfield). Đây là chỉ số thể hiện độ cứng chắc của xương. Và theo chỉ số này thì xương hàm sẽ được chia thành 4 cấp độ, cấp độ có chỉ số HU khoảng từ 350 – 1250 HU sẽ đạt yêu cầu để cấy ghép Implant.

Với các trường hợp khác, chất lượng xương hàm kém hơn thì yêu cầu rất cao về tay nghề bác sĩ, phải bác sĩ thực sự có kinh nghiệm mới có thể đảm bảo điều trị an toàn.

Cấp độ

Chỉ số HU

Tình trạng xương

D1

>1250 HU

Xương rất đặc

D2

850 – 1250 HU

Xương tốt

D3

350 – 850 HU

Xương tốt

D4

150 – 350 HU

Xương loãng

Xem thêm: Người già có trồng răng Implant được không?

4. Trồng răng Implant – Giải pháp duy nhất khi xương hàm bị mỏng

Cấy ghép Implant có thể thực hiện trong hầu hết các trường hợp mất răng, từ 1 chiếc cho đến mất răng toàn hàm. Phương pháp này cũng mang đến nhiều lợi ích sau phục hình bao gồm tính thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và khả năng ngăn ngừa biến chứng tiêu xương. Với các trường hợp mất răng lâu năm làm xương hàm mỏng thì cũng có thể cấy ghép Implant an toàn theo kế hoạch của bác sĩ.

Để trồng răng Implant, bác sĩ sẽ cấy một trụ Titanium trực tiếp vào trong xương hàm để thay thế chân răng bị mất. Chờ khi trụ răng đã tích hợp và ổn định thì sẽ gắn mão răng sứ phục hình phần thân răng. Sau quá trình trồng răng Implant, dưới tác động của lực nhai hàng ngày thì sẽ cải thiện được tình trạng tiêu xương.

Đặc điểm của phương pháp cấy ghép Implant:

Trồng răng Implant – ngăn ngừa biến chứng tiêu xương hàm

Trồng răng Implant là kỹ thuật phức tạp, đặc biệt là những trường hợp xương hàm mỏng. Khi đó phải bác sĩ thực sự có kinh nghiệm mới có thể xử lý và kiểm soát tốt kỹ thuật cấy ghép Implant. Vì vậy, để trồng răng an toàn thì bạn cần chú trọng lựa chọn địa chỉ trồng răng Implant uy tín.

Danh mục cẩm nang