Viêm chân răng ở trẻ em – Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm
Viêm chân răng ở trẻ hay còn gọi là viêm nướu, viêm nha chu có hiện tượng chảy máu ở phần chân răng, nếu để lâu bênh lý diễn biến nặng thành viêm chân răng cấp tính khá nguy hiểm.
Viêm chân răng ở trẻ khá thường gặp và gây ra những cơn đau nhức, làm khó khăn trong ăn nhai thức ăn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng và toàn thân của trẻ. Vậy viêm chân răng ở trẻ em do đâu và cách điều trị dứt điểm như thế nào?
1. Nguyên nhan gây viêm chân răng ở trẻ
Viêm chân răng hay còn gọi là viêm nướu, viêm nha chu là tình trạng các nha chu quanh chân răng bị tổn thương, viêm nhiễm. Biểu hiện của bệnh lý này là những hiện tượng chảy máu chân răng và những cơn đau nhức nhẹ. Nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến những tiến triển nặng hơn do vi khuẩn hoạt động mạnh và tấn công gây ra viêm nướu cấp tính, làm răng lung lay dẫn đến mất răng.
Viêm chân răng không chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ mà cả người lớn cũng có thể mắc phải bệnh lý này, nguyên nhân được xác định là do:
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Nếu việc vệ sinh răng miệng làm chưa tốt khiến cho vi khuẩn tấn công và làm suy yếu nướu. Lúc này, nướu trở nên nhạy cảm hơn và dễ chảy máu chân răng, đặc biệt là khi đánh răng.
- Thói quen ăn uống: Nếu ăn nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán, nước ngọt,…đồng thời việc vệ sinh răng miệng không được đảm bảo sau mỗi bữa ăn sẽ dẫn tới tình trạng sâu răng, mòn răng và cả viêm chân răng.
- Nguyên nhân khác: Bên cạnh 2 nguyên nhân trên, viêm chân răng có thể xuất phát từ một số yếu tố khác như thiếu dinh dưỡng (canxi, magie, vitamin PP, vitamin C,…),sử dụng thuốc không đúng cách,…
2. Cách điều trị dứt điểm viêm chân răng ở trẻ
Khi bố mẹ phát hiện trẻ bị viêm chân răng thì cần đưa trẻ đến nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ sử dụng một trong hai phương pháp dưới đây, hoặc kết hợp cả hai tùy vào mức độ nặng nhẹ của trẻ.
- Sử dụng dung dịch sát khuẩn: Đây là phương pháp điều trị tại chỗ bằng cách dùng dung dịch sát khuẩn, hoặc kết hợp với thuốc kháng sinh, vitamin PP và vitamin C.
- Lấy cao răng: Thực hiện lấy cao răng tại nha khoa để làm sạch, loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng.
Bên cạnh đó, việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ là rất cần thiết, sau khi điều trị viêm chân răng bác sĩ sẽ hướng dẫn trẻ cách chải răng và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám kẽ răng. Đồng thời, bố mẹ nên chú ý đến chế độ ăn uống, cho bé ăn những thực phẩm mềm, bổ sung dinh dưỡng và uống nước đầy đủ.
3. Cách phòng ngừa viêm nướu, viêm chân răng ở trẻ
3.1 Vệ sinh răng miệng cho trẻ
Đối với trẻ dưới 2 tuổi, bố mẹ nên vệ sinh răng miệng cho con bằng cách sử dụng gạc, quấn vào ngón trỏ rồi nhúng vào nước ấm chà vào răng và nướu của trẻ. Bố mẹ cần lưu ý vệ sinh nhẹ nhàng để không làm tổn thương đến viêm mạc của trẻ nhỏ.
Với những trẻ lớn hơn, bố mẹ cần hình thành cho con thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách. Hướng dẫn trẻ chải răng đều đặn mỗi ngày cho đến khi trẻ có thể tự chải răng sạch sẽ. Kết hợp vệ sinh răng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trong khoang miệng,
Lưu ý: Nên lựa chọn cho bé loại bàn chải lông mềm, để việc vệ sinh không làm tổn thương đến lợi của trẻ. Đồng thời thay bàn chải đánh răng mới sau 3 – 4 tháng sử dụng.
3.2 Chế độ ăn uống
Tăng cường vitamin và khoáng chất cho trẻ bằng việc xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh cho trẻ. Hạn chế các món ăn nhiều đường như bánh kẹo, socola,…và các loại đồ ăn vặt.
3.3 Khám răng định kỳ cho trẻ
Đây là việc làm cần thiết để ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng và điều trị bệnh lý răng miệng (nếu có).
Xem thêm:
Cách trị viêm lợi ở trẻ em 1 tuổi cha mẹ không nên bỏ qua
Điều trị viêm nha chu ở trẻ em
Dấu hiệu ăn mòn chân răng ở trẻ nhỏ
Viêm chân răng là bệnh lý không thể xem nhẹ, vì vậy đừng nên để tình trạng này kéo dài ở trẻ nhỏ. Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị viêm chân răng ở trẻ, hãy liên hệ Nha khoa Trẻ theo hotline 0963 333 844 để được bác sĩ tư vấn chi tiết.