Tủy răng bị thối: Nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và cách xử lý
Tủy răng bị thối là biểu hiện răng không còn khỏe mạnh, răng đã bị hư hại do các tác nhân bên ngoài gây ra, do các bệnh răng miệng, chấn thương, thói quen hàng ngày,...
Tủy răng bị thối là biểu hiện răng không còn khỏe mạnh, răng đã bị hư hại do các tác nhân bên ngoài gây ra. Khi đó, nếu không được xử lý kịp thời thì các biến chứng gặp phải là rất đáng lo ngại, nghiêm trọng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân.
1. Tủy răng bị thối là như nào?
Tủy răng được ví như trái tim của răng, có tác dụng duy trì sự sống và sức khỏe của răng. Tủy răng là một tổ chức đặc biệt, liên kết với rất nhiều dây thần kinh và mạch máu ở cả thân và chân răng (gọi là buồng tủy và ống tủy).
Nếu tủy răng bị thối sẽ là dấu hiệu cho thấy các bệnh lý về răng. Tủy răng đã bị viêm nhiễm nặng, răng ngả màu và trong khoang miệng xuất hiện mùi hôi thối cực kỳ khó chịu. Cùng với đó, các chức năng của răng cũng dần suy giảm, răng đau nhức khiến việc ăn nhai khó khăn.
Khi tủy răng bị chết thì sẽ không còn bất kỳ cảm nhận nào trên răng, không còn phản ứng nóng, lạnh của thức ăn và không cảm nhận mùi vị của thức ăn.
2. Nguyên nhân khiến tủy răng bị thối
Tủy răng bị thối hay chính là tình trạng hoại tử tủy răng xảy ra chủ yếu do các bệnh lý răng miệng. Ngoài ra, các tác động bên ngoài cũng có thể khiến răng bị hư hại và tổn thương đến tủy răng.
Sâu răng
Đây là bệnh lý phổ biến nhất dẫn đến hiện tượng tủy răng bị thối, hoại tử. Ban đầu sâu răng chỉ xuất hiện các chấm nhỏ trên bề mặt men răng nhưng sau đó vi khuẩn sẽ xâm nhập vào ngà răng, tủy răng qua các lỗ sâu.
Viêm lợi, viêm quanh răng
Việc vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng, không lấy cao răng định kỳ là nguy cơ gây ra bệnh lý viêm lợi. Quá trình viêm sẽ gây ảnh hưởng đến các tổ chức quanh răng bao gồm dây chằng, lợi, xương ổ răng và sẽ gây hư hỏng ở chân răng dẫn đến viêm tủy, tủy răng bị thối từ chân răng.
Răng bị bào mòn
Nếu bạn thường xuyên sử dụng các thực phẩm có tính axit mạnh như cam, chanh,… sẽ dễ làm mềm men răng, răng bị bào mòn. Bên cạnh đó, thói quen nghiến răng cũng là mối nguy hại khiến răng bị mòn và vi khuẩn xâm nhập vào cấu trúc răng khiến tủy răng bị thối.
Tủy răng bị thối do chấn thương
Với những trường hợp răng bị gãy vỡ do chấn thương, tai nạn sẽ làm lộ tủy răng ra ngoài. Đây sẽ là cơ hội để vi khuẩn có hại tấn công vào tủy răng và gây viêm nhiễm nghiêm trọng.
3. Dấu hiệu nhận biết tình trạng tủy răng bị thối, hoại tử
Với các vấn đề răng miệng ở trên thì mức độ tổn thương tủy răng sẽ khác nhau. Tình trạng tủy răng bị thối do viêm nhiễm có thể nhận biết qua những triệu chứng dưới đây.
- Răng nhạy cảm, ê buốt khi ăn nhai đặc biệt là khi ăn đồ nóng hoặc lạnh.
- Xuất hiện cơn đau nhức dữ dội, kéo dài về đêm hoặc sáng sớm.
- Sưng mặt tại vùng bị viêm tủy răng, sưng hạch bạch huyết, sốt cao.
- Có dấu hiệu áp xe, sưng mủ ở chân răng.
- Nghiêm trọng làm răng lung lay, gãy vỡ khi ăn nhai.
Xem thêm: Cần lấy tủy răng bao nhiêu lần? Lấy tủy răng lần 2 có đau hay không?
Triệu chứng sau lấy tủy răng bất thường cần cảnh giác
4. Tác hại, biến chứng khó lường khi bị thối tủy răng
Tủy răng bị thối cần được can thiệp kịp thời bằng các biện pháp nha khoa. Nếu không sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khác, không chỉ gây đau nhức, mệt mỏi mà biến chứng nặng có thể gây mất răng, nhiễm trùng lan rộng.
Ăn nhai khó khăn
Chức năng ăn nhai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi bị viêm tủy răng kéo dài. Những cơn đau nhức bao trùm toàn bộ trên răng sẽ làm mất cảm giác ngon miệng, cùng tâm lý sợ hãi chắc chắn sẽ khiến việc ăn uống khó khăn.
Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài còn khiến cơ thể không ăn uống đủ chất, người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.
Mất răng vĩnh viễn
Như đã nói ở trên thì mất răng là một tiến triển tất yếu khi tủy răng bị thối nhưng không được điều trị. Khi răng đã bị viêm nhiễm quá nặng thì giải pháp điều trị chính là nhổ bỏ răng đó nhằm ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng.
Tuy nhiên, sau khi mất răng người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ răng miệng khác. Cụ thể là hiện tượng xô lệch răng, sai lệch khớp cắn, tiêu xương hàm. Do đó, sau nhổ răng sẽ cần trồng răng giả để thay thế răng mất, từ đó phòng ngừa các biến chứng mất răng.
Áp xe xương ổ răng
Tủy răng bị thối sẽ làm vi khuẩn viêm nhiễm lan xuống vùng chân răng, tạo thành túi mủ và gây nhiễm trùng xương ổ răng. Đây chính là tình trạng áp xe xương ổ răng và sẽ dần làm hỏng phần xương hàm, niêm mạc sàn miệng có nguy cơ cao bị hoại tử.
Nhiễm trùng máu
Biến chứng nghiêm trọng nhất khi tủy răng bị thối chính là tình trạng nhiễm trùng xâm nhập vào các mạch máu ở chân răng. Từ đó gây nhiễm trùng đường huyết nguy hiểm đến tính mạng con người.
5. Cách xử lý dứt điểm bệnh lý viêm tủy răng
Ngay khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của viêm tủy răng thì bạn nên đến nha khoa để được thăm khám và điều trị. Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh chụp X-quang răng để đánh giá mức độ viêm tủy và tình trạng ổ thương ở mô nướu, xương hàm. Từ đó, bác sĩ đưa ra giải pháp điều trị phù hợp và tư vấn cho bạn kế hoạch can thiệp hiệu quả.
5.1 Điều trị tủy răng và hàn trám
Tủy răng bị thối khi ở giai đoạn đầu có thể điều trị dứt điểm bằng giải pháp lấy tủy răng, loại bỏ phần tủy viêm. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành trám bít phần răng viêm tủy nhằm cải thiện thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và phòng ngừa viêm tủy tái phát.
5.2 Bọc răng sứ sau chữa tủy
Sau khi điều trị tủy răng thì giải pháp tốt nhất mà bác sĩ hướng đến không phải là trám răng mà là bọc răng sứ. Nó có thể khắc phục được cả trường hợp răng sứt mẻ lớn, đồng thời có tính thẩm mỹ cao, lại có độ bền chắc tốt, chức năng ăn nhai tối ưu.
5.3 Nhổ răng viêm tủy
Với trường hợp tủy răng bị thối ở giai đoạn cuối thì không thể tiến hành lấy tủy răng. Khi đó, bác sĩ buộc phải chỉ định nhổ răng đó đi. Sau đó sẽ cần phải khôi phục răng mất bằng giải pháp trồng răng phục hình.
Như vậy, Nha khoa Trẻ đã chia sẻ những thông tin chi tiết về tình trạng tủy răng bị thối cũng như giải pháp điều trị hiệu quả. Lời khuyên dành cho bạn là tốt nhất nên khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để chủ động kiểm tra răng miệng, chăm sóc răng miệng toàn diện tránh những rủi ro không mong muốn.
Tham vấn: Bác sĩ Nha Khoa Trẻ